Ổn định tổ chức bộ máy làm công tác dân số tại địa phương
Nhà nước có chế độ, khuyến khích cộng tác viên dân số để động viên hoàn thành nhiệm vụ
Bài liên quan
Bảo vệ dân số già trước tác động của dịch bệnh Covid-19
Thụy Điển: Tỷ lệ dân số hình thành kháng thể chống Covid-19 thấp hơn dự kiến
Một tỷ người sẽ sống dưới nắng nóng khắc nghiệt trong vòng 50 năm tới
Theo đó, để đảm bảo thống nhất và ổn định hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác dân số ở địa phương, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh thành phố quan tâm chỉ đạo các sở, ngành có liên quan một số vấn đề về tổ chức bộ máy làm công tác dân số.
Tại tuyến tỉnh, giữ nguyên tổ chức Chi cục DS-KHHGĐ thuộc Sở Y tế theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Nội vụ tại Công văn số 5954/BNV-TCBC ngày 5/12/2018 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TƯ; Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm dừng việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện cho đến khi có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lại.
UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền tuyển dụng đủ số lượng công chức đã được giao để làm việc tại Chi cục DS-KHHGĐ theo Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế và đề án vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời phải đảm bảo tinh giản biên chế theo quy định.
Bên cạnh đó, UBND các tỉnh thành chỉ đạo Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố bảo đảm việc tổ chức, triển khai các hoạt động; Vận hành, chuyển nhận dữ liệu, khai thác kho dữ liệu điện tử DS-KHHGĐ cấp tỉnh, cấp huyện an toàn và bảo mật, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Tại tuyến huyện, đối với những tỉnh đã sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ với Trung tâm Y tế: Thành lập khoa, phòng dân số thuộc Trung tâm Y tế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm DS-KHHGĐ; Nhiệm vụ của khoa, phòng dân số thực hiện theo Công văn số 4480/BYT-TCDS ngày 3/8/2018 của Bộ Y tế.
Trung tâm Y tế thực hiện nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ để triển khai thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ, truyền thông giáo dục về công tác dân số trên địa bàn huyện; Tiếp nhận cơ sở vật chất, trang thiết bị và cơ sơ sở dữ liệu theo quy định để bảo đảm việc vận hành, khai thác kho dữ liệu điện tử DS-KHHGĐ cấp huyện an toàn và bảo mật.
Cùng với đó, UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền khi sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ vào Trung tâm Y tế cần bố trí đủ (6) định biên theo Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế và đề án vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời phải đảm bảo tinh giản biên chế theo quy định.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Dân số, ngày 31/3/2020 Tổng cục nhận được công văn số 83/CCDS-TCHC ngày 23/3/2020 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bình Thuận báo cáo về việc Dự thảo Đề án giải thể Chi cục DS-KHHGĐ của tỉnh. Theo đó, tỉnh Bình Thuận dự kiến chuyển chức năng quản lý Nhà nước về Sở Y tế để thành lập Phòng DS-KHHGĐ thuộc Sở Y tế kể từ ngày 1/6/2020.
Bên cạnh đó, Sơn La và Kiên Giang là 2 tỉnh mà Chi cục DS-KHHGĐ có con dấu nhưng không có tài khoản để hoạt động. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động cũng như các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
Tại tuyến huyện, hiện có 55 tỉnh đã sáp nhập Trung tâm Dân số vào Trung tâm Y tế; 6 tỉnh đã và đang xây dựng đề án cũng như quyết định sáp nhập các Trung tâm Dân số vào Trung tâm Y tế (dự kiến năm 2020 sẽ triển khai sáp nhập). TPHCM và Phú Thọ là 2 tỉnh chưa có chủ trương sáp nhập.
Tại tuyến xã, công văn nêu rõ, đối với viên chức, chuyên trách dân số xã, giao cho Trạm Y tế thực hiện nhiệm vụ về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn xã. Những tỉnh, thành phố đã tuyển dụng viên chức, chuyên trách dân số xã, giao cho Trạm Y tế quản lý.
Những tỉnh, thành phố chưa tuyển dụng được viên chức, chuyên trách dân số xã thì chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tuyển dụng hoặc bố trí cán bộ không chuyên trách xã thực hiện nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn xã. Nhiệm vụ của viên chức, chuyên trách dân số xã thực hiện theo Công văn số 4480/BYT-TCDS ngày 3/8/2018 của Bộ Y tế.
Đối với cộng tác viên dân số thôn, bản, tổ dân phố, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục bố trí chức danh cộng tác viên dân số ở thôn, bản, tổ dân phố phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; Đồng thời ban hành các chính sách mới về công tác dân số, trong đó có chế độ khuyến khích (thù lao) đối với cộng tác viên dân số để động viên họ hoàn thành nhiệm vụ.
"Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm chỉ đạo và củng cố, kiện toàn, ổn định bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ở địa phương để hoàn thành tốt các mục tiêu mà Nghị quyết 21-NQ/TƯ và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đã đề ra", đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh.