Tag

Petrovietnam - Khát vọng mới trên hành trình phát triển điện hạt nhân

Doanh nghiệp 21/02/2025 15:03
aa
TTTĐ - Ngay sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, chiều 19/2, Petrovietnam đã tổ chức Hội thảo “Điện Hạt nhân - Khát vọng mới Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam”.
Dấu ấn quản trị trong sự phục hồi vượt bậc của Petrovietnam Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp năng lượng quốc gia vươn mình trong kỷ nguyên mới Petrovietnam quyết tâm hoàn thành Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 trước năm 2027
Hội thảo thu hút các các bộ, kỹ sư, kỹ thuật của Petrovietnam có niềm đam mê với nguồn năng lượng mới
Hội thảo thu hút các các bộ, kỹ sư, kỹ thuật của Petrovietnam có niềm đam mê với nguồn năng lượng mới

Hội thảo có sự tham gia của TS. Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam; TS. Lê Văn Hồng, nguyên Phó Viện trưởng, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam; TS. Hoàng Anh Tuấn, nguyên Cục trưởng, Cục Năng lượng Nguyên tử (Bộ Khoa học và Công nghệ); PGS.TS. Nguyễn Văn Thái, Phó Viện trưởng, Viện Vật lý kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội; cùng các chuyên gia hàng đầu của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam.

Hội thảo Điện Hạt nhân – Khát vọng mới Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Hội thảo "Điện Hạt nhân - Khát vọng mới Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam"

Về phía Petrovietnam có Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng; Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn; Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Petrovietnam Trần Quang Dũng; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc; cùng đại diện lãnh đạo các Ban chuyên môn và các đơn vị trong Tập đoàn.

Điện hạt nhân - chìa khóa hướng tới mục tiêu Net Zero

Tại Hội thảo, các chuyên gia đều đồng tình rằng điện hạt nhân là giải pháp tối ưu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng năng lượng. Năng lượng này sẽ trở nên quan trọng và tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, có vai trò lớn trong đảm bảo an ninh năng lượng. Điện hạt nhân hiện có phát thải ít nhất trong các loại hình năng lượng tái tạo, tạo ra nguồn điện công suất lớn, ổn định, phù hợp với bối cảnh hiện nay, nhất là hướng tới mục tiêu Net Zero.

Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đề xuất sửa Luật Năng lượng nguyên tử để hoàn thiện hệ thống pháp quy hạt nhân
Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đề xuất sửa Luật Năng lượng nguyên tử để hoàn thiện hệ thống pháp quy hạt nhân

Từ kinh nghiệm các nước, TS. Trần Chí Thành nhấn mạnh ba trụ cột của điện hạt nhân, gồm: Nhà máy điện; pháp quy hạt nhân và an toàn hạt nhân, cùng với công tác nghiên cứu phát triển. Ở Việt Nam, từ tháng 7/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm nhà máy điện nguyên tử Obninsk (Liên Xô), mở đường cho quá trình nghiên cứu về điện hạt nhân của nước ta. Sau đó, Việt Nam đã có Chương trình phát triển điện hạt nhân nhiều thập niên trước và đã triển khai tích cực từ 1996 - 2016, với các kết quả vẫn còn giá trị.

“Hiện Việt Nam đang nỗ lực triển khai các dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận, đã quy hoạch được địa điểm, xây dựng hệ thống pháp quy, đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân. Chúng ta cần khẩn trương tiếp tục những kết quả đã chuẩn bị từ trước năm 2016 bởi phát triển điện hạt nhân cần thời gian dài. Trong đó, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để thành công và công tác hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt hệ thống pháp quy hạt nhân thông qua sửa Luật Năng lượng nguyên tử là nhiệm vụ cần thiết”, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam khuyến nghị.

TS. Lê Văn Hồng, Nguyên Phó Viện trưởng, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam
TS. Lê Văn Hồng, Nguyên Phó Viện trưởng, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam

Làm rõ hơn về các thế hệ công nghệ điện hạt nhân hiện nay, TS. Lê Văn Hồng cho biết, công nghệ điện hạt nhân hiện nay đang phát triển ở thế hệ cao nhất. So sánh sơ đồ nguyên lý của nhà máy điện hạt nhân, TS. Lê Văn Hồng nhận định có một vài điểm giống với các nhà máy nhiệt điện mà Petrovietnam đã xây dựng. Đây là thuận lợi của Tập đoàn nếu được giao làm chủ đầu tư dự án.

Một nội dung quan trọng khác về phát triển điện hạt nhân được Hội thảo tập trung làm rõ là cơ sở hạ tầng và khung pháp lý xây dựng các nhà máy. Theo ThS Nguyễn An Trung, Quyền Trưởng ban, Ban Hợp tác Quốc tế, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần tuân thủ theo Hiệp định liên Chính phủ, Công ước và Điều ước quốc tế; Luật, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng; Thông tư; Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia.

Trong 5 thách thức lớn của năng lượng hạt nhân (an toàn, tính kinh tế, nhiên liệu đã qua sử dụng, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, sự chấp nhận của công chúng), thì yếu tố an toàn chính là thách thức lớn nhất, bao gồm kiểm soát phản ứng chuỗi, tải nhiệt phân rã và lưu giữ phóng xạ. Làm rõ nội dung này, PGS.TS. Nguyễn Văn Thái đã giới thiệu về tiêu chuẩn an toàn hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khi “đạt được điều kiện vận hành phù hợp, có khả năng phòng ngừa tai nạn và giảm thiểu hậu quả tai nạn, giúp bảo vệ người lao động, công chúng và môi trường khỏi các nguy cơ tác động quá mức về bức xạ”.

TS. Hoàng Anh Tuấn, Nguyên Cục trưởng, Cục Năng lượng Nguyên tử
TS. Hoàng Anh Tuấn, Nguyên Cục trưởng, Cục Năng lượng Nguyên tử

Trong những vấn đề lớn của xây dựng điện hạt nhân không thể không nhắc đến tính kinh tế. Từ nghiên cứu thời gian trung bình xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên thế giới, TS. Hoàng Anh Tuấn cho rằng Việt Nam có thể tìm cách tiết kiệm thời gian xây dựng để tiết kiệm chi phí. Theo ông Tuấn, năng lượng hạt nhân có chi phí cạnh tranh với các hình thức phát điện khác, trừ những nơi có thể tiếp cận trực tiếp với nhiên liệu hóa thạch chi phí thấp. Chi phí nhiên liệu cho các nhà máy hạt nhân chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí phát điện, mặc dù chi phí vốn lớn hơn so với các nhà máy đốt than và lớn hơn nhiều so với các nhà máy đốt khí. Đáng chú ý, chi phí hệ thống cho năng lượng hạt nhân thấp hơn rất nhiều so với năng lượng tái tạo phát điện không liên tục.

“Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân là điển hình của các dự án cơ sở hạ tầng lớn trên thế giới, với chi phí và những thách thức lớn. Do đó, cần xem xét cung cấp chính sách ưu đãi vốn lớn trong dài hạn để đảm bảo một hệ thống cung cấp điện đa dạng và đáng tin cậy”, TS. Hoàng Anh Tuấn khuyến nghị.

Các chuyên gia đầu ngành năng lượng nguyên tử tại Hội thảo
Các chuyên gia đầu ngành năng lượng nguyên tử tại hội thảo

Chủ động chuẩn bị, nỗ lực cao nhất sẵn sàng cho nhiệm vụ lớn

Tại hội thảo, các ý kiến được đưa ra thảo luận đều được các chuyên gia đầu ngành về năng lượng nguyên tử, điện hạt nhân giải đáp và trao đổi kỹ lưỡng.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng: “Toàn Tập đoàn chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, để có sự chuẩn bị trước khi chính thức được Nhà nước giao thực hiện dự án”.
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng: “Toàn Tập đoàn chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, để có sự chuẩn bị trước khi chính thức được Nhà nước giao thực hiện dự án”.

Phát biểu tổng kết hội thảo, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhắc lại slogan của Tập đoàn là “Năng lượng cho phát triển”. Năng lượng không chỉ ở dầu khí, mà còn là các nguồn năng lượng khác của nền công nghiệp quốc gia. Với nhu cầu thực tiễn về năng lượng cho kịch bản đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước thu nhập trung bình cao và năm 2045, trở thành nước có thu nhập cao thì vấn đề phát triển năng lượng, đặc biệt là các nguồn điện nền là đặc biệt quan trọng. Cho nên mục tiêu đặt ra là chúng ta sớm nhất có thể phải có nhà máy điện hạt nhân và theo Thủ tướng chỉ đạo năm 2030 và muộn nhất là 2031 phải đưa nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành thương mại.

Đây là mục tiêu rất áp lực và đã áp lực thì phải có giải pháp đặc biệt. Vậy nên Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh những cơ chế đặc biệt này thì các cơ chế, chính sách hành lang khác cũng cần tiếp tục được hoàn thiện song song, nhất là các cơ chế cụ thể cho chủ đầu tư.

Theo Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng, trên cơ sở Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị về một số định hướng phát triển của Petrovietnam, trong đó có mục tiêu phát triển Petrovietnam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia. Về mặt chiến lược, Petrovietnam đang từng bước trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia, mở ra những lĩnh vực về năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

Trước yêu cầu phát triển năng lượng của quốc gia, Chủ tịch HĐTV yêu cầu trong thời gian tới, lãnh đạo tập đoàn cùng các kỹ sư và người lao động toàn tập đoàn cần tập trung vào năm nhóm vấn đề chính: Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế và tối ưu chi phí vốn. Thứ hai, phối hợp với các chuyên gia để tự đánh giá, lựa chọn công nghệ điện hạt nhân trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Thứ ba, tập trung đánh giá, lựa chọn công nghệ gắn với tiêu chí an toàn. Thứ tư, chuẩn bị nguồn nhân lực bài bản, tham khảo ý kiến chuyên gia và xây dựng cơ cấu nhân sự phù hợp trong các nhà máy điện hạt nhân. Thứ năm, tìm kiếm các giải pháp huy động vốn, bao gồm các hiệp định vay như tín dụng xuất khẩu, đồng thời xây dựng cơ chế tài chính hợp lý và chuẩn bị nguồn lực để đảm bảo chiến lược phát triển đã đề ra. Bên cạnh đó, cần xây dựng ma trận quản trị rủi ro cho việc phát triển dự án điện hạt nhân, bao gồm cả rủi ro chiến lược.

“Tôi kêu gọi các đồng chí lãnh đạo Tập đoàn, người lao động trong tập đoàn, đặc biệt là các chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật với mục tiêu Petrovietnam trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia, cần cố gắng cao ở mức cao nhất, chủ động miệt mài học tập, với tinh thần cầu thị cao, quản trị tốt rủi ro để thực hiện bằng được nhiệm vụ chính trị khi được Chính phủ giao, đảm bảo thành công, an toàn cho dự án”, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Hội thảo thu hút các các bộ, kỹ sư, kỹ thuật của Petrovietnam có niềm đam mê với nguồn năng lượng mới
Hội thảo thu hút các các bộ, kỹ sư, kỹ thuật của Petrovietnam có niềm đam mê với nguồn năng lượng mới

Việc Petrovietnam tổ chức Hội thảo ngay sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Petrovietnam đã tổ chức Hội thảo “Điện Hạt nhân - Khát vọng mới Tập đoàn Công nghiệp đã thể hiện rõ sự chủ động, trách nhiệm chính trị cao của tập thể lãnh đạo, người lao động Dầu khí trước nhiệm vụ đầy khó khăn, thách thức mà Đảng và Nhà nước giao.

Sự chủ động, quyết liệt của Petrovietnam không chỉ thể hiện qua việc nhanh chóng tổ chức hội thảo mà còn ở cách tiếp cận bài bản, khoa học và có tầm nhìn chiến lược. Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng, việc triển khai thành công dự án điện hạt nhân sẽ đánh dấu một bước tiến quan trọng, đưa đất nước tiến gần hơn đến mục tiêu phát triển bền vững và hiện đại hóa ngành năng lượng.

Sáng 19/2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với sự tán thành cao. Nghị quyết này đặt ra nhiều nội dung trọng yếu, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong việc triển khai dự án trọng điểm quốc gia, trong đó xác định đối tượng áp dụng gồm: Cơ quan nhà nước, tỉnh Ninh Thuận; chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Đáng chú ý, về cơ chế, chính sách, Nghị quyết nêu rõ: Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt như triển khai đồng thời việc đàm phán với đối tác đã ký kết điều ước quốc tế hoặc với các đối tác khác để ký kết điều ước quốc tế về hợp tác xây dựng, cấp tín dụng cho thực hiện dự án, song song với quá trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư.

Về lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu, Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư thực hiện các dự án; áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn đối với gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong điều ước quốc tế. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu theo quy trình rút gọn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Về phương án tài chính và thu xếp vốn, Nghị quyết nêu: Đàm phán với Chính phủ các đối tác thực hiện để thu xếp vốn cho dự án theo nhu cầu vốn của dự án và theo cam kết của nhà tài trợ nước ngoài; được phép áp dụng theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng khác với quy định của nhà tài trợ nước ngoài; chủ đầu tư được vay và đủ điều kiện vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, không phải thực hiện thủ tục lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài...

Trong quá trình thực hiện dự án, Thủ tướng Chính phủ được quyết định sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác cho dự án trong trường hợp đàm phán hiệp định vay không thành công hoặc quy mô khoản vay không đủ.

Chủ đầu tư được phép thu xếp vốn đối ứng từ nguồn vốn vay, vốn trái phiếu doanh nghiệp, vốn vay lại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình do Chính phủ phát hành, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh với các điều kiện vay lại theo điều kiện vay của khoản phát hành trái phiếu, khả năng trả nợ của dự án và Luật Quản lý nợ công...

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tăng vốn điều lệ của chủ đầu tư từ nguồn đánh giá lại tài sản đã hết khấu hao của các nhà máy điện BOT đã nhận bàn giao và các nhà máy thủy điện đa mục tiêu để thực hiện dự án với mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia.

Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan được ủy quyền cho vay lại không phải thực hiện thủ tục thẩm định điều kiện được vay lại của chủ đầu tư khi cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Quản lý nợ công…

Trước đó, ngày 4/2, tại Phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ công thương báo cáo cấp thẩm quyền để giao 2 tập đoàn năng lượng lớn của quốc gia, EVN và Petrovietnam làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.

Đọc thêm

TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè Doanh nghiệp

TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè

TTTĐ - Để đồng hành cùng các thương hiệu trên hành trình chinh phục mùa hè sôi động, TikTok chính thức khởi động chiến dịch "Hè hay đấy 2025" – chuỗi hoạt động và giải pháp toàn diện được thiết kế để giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, tối ưu hóa chiến dịch marketing và bứt phá doanh số.
Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển Doanh nghiệp

Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo các chuyên gia, Nghị quyết đã đưa ra các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao, khuyến khích chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số Doanh nghiệp

Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số

TTTĐ - Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025 - 2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI Doanh nghiệp

Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI

TTTĐ - Hệ thống điện ngày càng hiện đại, ổn định và liên tục không chỉ là yêu cầu kỹ thuật, mà còn là cam kết chất lượng với hàng triệu khách hàng. Tại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), đội sửa chữa điện nóng - Hotline - chính là lực lượng đặc biệt đang âm thầm góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giữ cho nhịp sống Thủ đô không gián đoạn.
Hơn 450 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia VIETNAM MEDI-PHARM 2025 Doanh nghiệp

Hơn 450 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia VIETNAM MEDI-PHARM 2025

TTTĐ - Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần thứ 32 - VIETNAM MEDI-PHARM 2025 diễn ra từ ngày 8 - 11/5 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, thu hút hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp tham dự với 450 gian hàng. Sự kiện cũng đánh dấu sự góp mặt của các doanh nghiệp, thương hiệu đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp: Lùi thời gian để cập nhật tình hình mới Doanh nghiệp

Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp: Lùi thời gian để cập nhật tình hình mới

Sáng 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp giải trình, tiếp thu ý kiến đối với Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp.
Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là Bản tuyên ngôn soi đường, dẫn lối cho kinh tế tư nhân khẳng định mình và phát triển thịnh vượng trong thời đại mới...
Nghị quyết đặc biệt Doanh nghiệp

Nghị quyết đặc biệt

TTTĐ - Sau quá trình dày công nghiên cứu, ấp ủ, một nghị quyết đặc biệt đã ra đời, đó là Nghị quyết 68-NQ/TW. Điểm đặc biệt ở đây chính là sự khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, tăng bảo vệ cho doanh nghiệp và đặc biệt nữa là cho phép doanh nghiệp được chủ động sửa sai...
VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon Doanh nghiệp

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

TTTĐ - Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các vùng nguyên liệu trái cây trải dài các tỉnh thành, 6 nhà máy với công suất 8,000,000 lít/ngày, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, VINUT đã nỗ lực mở rộng đầu ra cho nông sản Việt, trở thành thương hiệu nước giải khát “made-in-Vietnam” được yêu thích tại thị trường Mỹ trên Amazon.
Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá Kinh tế

Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá

TTTĐ - Từ một cơ sở giặt là nội bộ, bằng tư duy chiến lược, đổi mới toàn diện, Xí nghiệp Giặt là SAPY đã bứt phá, trở thành đối tác quan trọng của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp tại Hà Nội.
Xem thêm