Phải có đường dây nóng như 113 để người dân phản ánh thực phẩm bẩn
![]() |
Vấn đề thực phẩm bẩn đã làm "nóng" nghị trường Quốc hội, mở đầu phần thảo luận, đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (tỉnh Tiền Giang) cho rằng, vấn đề thực phẩm không phải là vấn đề mới phát sinh. Thời gian qua tuy đã có những chuyển biến, song tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề rất lớn, gây bức xúc dư luận.
Đại biểu Mai cho biết, theo kết quả điều tra dư luận xã hội về an toàn thực phẩm do Văn phòng Quốc hội tiến hành, chỉ có 10% yên tâm với thực phẩm sử dụng hàng ngày, trong khi có tới 59% chưa yên tâm và 27,5% hoàn toàn không yên tâm....
![]() |
Còn nhiều lo ngại về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đại biểu Mai nhấn mạnh trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân trong những tồn tại, hạn chế về quản lý an toàn thực phẩm.
Trên cơ sở đó, đại biểu Mai đề nghị cần có cơ quan chuyên trách về quản lý an toàn thực phẩm; đầu tư kinh phí, nhân lực, trang thiết bị cần thiết cho công tác này; đặc biệt cần tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo các cấp trong quản lý an toàn thực phẩm... thiết lập đường dây nóng với những số dễ nhớ về an toàn thực phẩm; nghiêm túc xem xét tiêu chí an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trong công nhận nông thôn mới; đưa tiêu chí an toàn thực phẩm vào hương ước để nhân dân tự giác thực hiện và giám sát lẫn nhau, qua đó loại bỏ tình trang "mỗi gia đình có 2 luống rau, 2 chuồng trại"...
Theo đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông), những số liệu nêu trên chỉ là “phần nổi tảng băng ngộ độc thực phẩm”. Thực tế, hàng triệu gia đình bị ảnh hưởng, mắc các bệnh nhẹ từ thực phẩm bẩn, mà mỗi gia đình phải “tự xử”, không được các cơ sở y tế ghi nhận trường hợp bị ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó còn hàng loạt các bệnh tật khác phát sinh từ việc tích tụ chất bẩn, chất độc thông qua thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn.Một thực tế khá chua chát đại biểu Giang nêu ra, không ít gia đình “đành phải phó mặc may rủi, số phận với thực phẩm bẩn”.
Theo đại biểu này, để tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, “trách nhiệm chính thuộc về cơ quan quản lý nhà nước; rồi đến trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình kinh doanh thực phẩm”. Trong quản lý chuỗi thực phẩm từ “nơi sản xuất đến bàn ăn” còn nghiều gấp khúc, tạo nhiều khoảng trống. Còn người dân thì chịu hậu quả.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm, đại biểu này kiến nghị thiết lập đường dây nóng như 113, 115, để người dân dễ nhớ, phản ánh vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm; kiểm soát chặt cơ sở xả thải, đặc biệt là các khu sản xuất tập trung, khu công nghiệp làm ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, các thôn, làng, bản đều có hương ước, đây là cơ chế tự quản để xử lý các vấn đề cộng đồng, cụ thể như vấn đề an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, đại biểu Giang kiến nghị cần có cơ chết tốt hơn phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị; đặc biệt là Hội LHPN. Hội viên là những người có vai trò rất quan trọng trong sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ tại cộng đồng; cũng như vai trò của mỗi phụ nữ trong việc chăm lo bữa ăn cho chính gia đình mình.
Đồng tình với ý kiến này, Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) đề nghị cần tăng cường vai trò của người dân vào công tác đảm bảo ATTP vì thực phẩm bẩn giờ đi tràn lan khắp nơi, len lỏi vào mọi ngõ ngách cuộc sống, không một cơ quan nào đủ người trải ra quản lý, kiểm tra hết được.
Cho rằng dù cơ quan quản lý có bao nhiêu nhân lực cũng không đủ đông để phát hiện được hết các vấn đề về mất ATTP, đồng thời việc đảm bảo ATTP phụ thuộc rất nhiều vào người dân vì nó gắn liền với họ trong từng bữa ăn hàng ngày, ĐB Nguyễn Mạnh Cường kiến nghị: Cần quan tâm, tạo điều kiện phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh, phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm quy định về ATTP.
![]() |
"ATTP liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, ảnh hưởng đến mâm cơm của từng gia đình, sức khỏe của người dân. Vì vậy cơ quan nhà nước cần phải tạo điều kiện dễ dàng cho người dân phản ánh, giám sát các vi phạm về ATTP. Hiện người dân có phát hiện các vụ vi phạm cũng không biết báo ở đâu, thủ tục khai báo rườm rà, phức tạp rất phiền phức. Vì vậy, tôi tán thành ý kiến nên có đường dây nóng, tạo điều kiện cho người dân phản ánh, giám sát cùng cơ quan nhà nước trong vấn đề đảm bảo ATTP” - Ông Cường nói.
Từ đó, Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường kiến nghị các bộ, ngành, địa phương cần thiết lập đường dây nóng, có cơ chế phù hợp, thuận tiện để kịp thời tiếp nhận, xử lý nghiêm các phản ánh của người dân, báo chí về mất ATTP, đồng thời có hình thức tôn vinh, khen thưởng với cá nhân phát hiện, cung cấp thông tin.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phẫu thuật thành công cho sản phụ bị rau cài răng lược nguy hiểm

Ca mổ 180 phút giành lại sự sống cho bệnh nhân "vô danh"

Phân cấp khám chữa bệnh khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Chăm sóc sức khỏe người bệnh, nhân viên y tế khi nắng nóng

Tăng cường hoạt động hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy

Ghi nhận 11 ca mắc mới sốt xuất huyết

Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe chủ động

Diana Unicharm phát động lễ ra quân hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết 2025

Đẩy mạnh truyền thông dân số hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7
