Tag
Huyện Gia Lâm

Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật

Văn hóa 07/11/2024 10:20
aa
10 năm qua, huyện Gia Lâm đã phát huy tốt vai trò của các câu lạc bộ, đội, nhóm văn hóa nghệ thuật quần chúng trong tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bồi dưỡng giá trị chân – thiện - mỹ cho Nhân dân.
Thanh niên Thủ đô xung kích lan toả và phát triển văn hoá Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô trên lĩnh vực văn hóa, sáng tạo Khơi dậy niềm tự hào, phát huy chiều sâu văn hóa ngàn năm

Số lượng các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật tăng nhanh chóng

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước", đời sống văn hóa của các tầng lớp Nhân dân ngày càng phong phú, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được kế thừa và phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Có được điều này, huyện Gia Lâm đã chú trọng phát huy vai trò của các CLB, đội, nhóm văn hóa nghệ thuật quần chúng ở cơ sở.

Theo báo cáo của huyện, năm 2014, trên địa bàn huyện Gia Lâm có 170 CLB, đội, nhóm văn hóa nghệ thuật quần chúng, đến năm 2024, con số này tăng lên 207 CLB, đội, nhóm. Mỗi câu lạc bộ có từ 20 - 80 thành viên tham gia; 18 CLB thơ câu đối tết được duy trì hoạt động tại các xã, thôn với hàng trăm thành viên tham gia, chủ yếu là các thành viên cao tuổi.

Huyện Gia Lâm: Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật quần chúng
Các CLB văn hóa, văn nghệ của huyện Gia Lâm tăng nhanh về số lượng

Các CLB thơ điển hình của huyện Gia Lâm đã có nhiều tác phẩm hay như CLB thơ Cao Bá Quát (Phú Thị), CLB thơ Kiêu Kỵ, CLB thơ Yên Thường, CLB thơ Bát Tràng, CLB thơ Dương Xá… Hội thi sáng tác thơ, câu đối Tết được huyện Gia Lâm tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần.

Bên cạnh đó, các CLB ca hát duy trì bảo tồn các loại hình văn hóa dân gian như cải lương ở xã Đa Tốn, xã Kim Lan, xã Bát Tràng; hát chèo ở xã Dương Quang, xã Dương Hà; hát quan họ ở xã Ninh Hiệp, xã Kim Sơn, hát Văn ở xã Đình Xuyên…

Từ những niềm say mê nghệ thuật, nỗ lực, trách nhiệm của các thành viên CLB, đội, nhóm văn hóa nghệ thuật đã giúp cho công tác bảo tồn các loại hình văn hóa dân gian trên địa bàn huyện Gia Lâm luôn được duy trì và phát triển.

Nhiều liên hoan, hội thi được tổ chức

Để hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ ngày càng phát triển, huyện Gia Lâm đã quan tâm tổ chức rất nhiều các hội thi, liên hoan, hội diễn, thu hút đông đảo cán bộ, Nhân dân trong và ngoài địa phương đến thưởng thức và cổ vũ; đáp ứng nhu cầu giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, hưởng thụ, sáng tạo văn hóa và giải trí lành mạnh của Nhân dân.

Kết thúc mỗi hội thi, liên hoan văn nghệ quần chúng, huyện tổ chức xét tặng giấy khen, giấy chứng nhận, cờ lưu niệm và các hình thức khen thưởng khác cho các đơn vị tham gia. Thông qua đó, huyện phát hiện và bồi dưỡng tài năng, khuyến khích các tầng lớp Nhân dân cùng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống.

Ông Hoàng Việt Cường, Trưởng phòng VH-TT huyện chia sẻ, hoạt động tích cực, sôi nổi của các CLB, đội, nhóm trên địa bàn huyện đã góp phần định hướng nhu cầu hưởng thụ văn hóa lành mạnh cho Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ; phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh thần đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ, ứng xử nhân văn trong cộng đồng, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh.

Quan tâm đầu tư các thiết chế văn hóa

Xác định cơ sở vật chất, thiết chế văn hoá là yếu tố quan trọng để cho các CLB, đội, nhóm văn hóa, văn nghệ quần chúng hoạt động và phát triển, huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Gia Lâm luôn có những chủ trương, chính sách về xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở.

Từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn huyện thực hiện chỉnh trang, cải tạo nhà văn hoá, nhà thi đấu thuộc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện, đầu tư xây dựng mới 9 Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp xã; xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang 162 nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng...

Huyện Gia Lâm: Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật quần chúng
Nhà văn hóa TDP Thành Trung ( Thị trấn Trâu Quỳ - huyện Gia Lâm)

Nhà văn hoá huyện, các trung tâm văn hoá - thể thao cấp xã, các nhà văn hoá là địa điểm các câu lạc bộ, đội nhóm hoạt động, là nơi tổ chức các hội thi, liên hoan văn nghệ quần chúng phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Những thiết chế văn hoá đó đã góp phần đắc lực cho sự phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ từ huyện đến cơ sở, từ đó hình thành lối sống đoàn kết, ứng xử thanh lịch và văn minh.

Đọc thêm

Bảo tàng Đà Nẵng di dời tới địa điểm mới Nghệ thuật

Bảo tàng Đà Nẵng di dời tới địa điểm mới

TTTĐ - Theo Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng, dự kiến đầu năm 2025, Bảo tàng Đà Nẵng cơ sở mới tại địa chỉ 42 - 44 Bạch Đằng sẽ đi vào hoạt động, phục vụ Nhân dân và du khách tham quan.
Đặc sắc chương trình chính luận nghệ thuật “Ánh sao người lính” năm 2024 Nghệ thuật

Đặc sắc chương trình chính luận nghệ thuật “Ánh sao người lính” năm 2024

TTTĐ - Vào 20h00 ngày 1/12 tại Trường quay S1, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Số 165 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội), Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đồng chủ trì tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Ánh sao người lính” năm 2024 (năm thứ I).
Tôn vinh những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu Văn học

Tôn vinh những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu

TTTĐ - Phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: "Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII được thực hiện với nhiều đổi mới, sáng tạo, nhằm mục tiêu cao nhất là thể hiện tình yêu sách, sự trân trọng, tôn vinh và tri ân những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu".
Trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV, năm 2024 Văn học

Trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV, năm 2024

TTTĐ - Ngày 29/11, nhân dịp kỷ niệm 139 năm ngày mất của danh nhân Phạm Thận Duật, nhà sử học, nhà văn hóa, nghĩa sĩ yêu nước, người góp phần khởi động Phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược vào cuối thế kỷ XIX, tại Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật phối hợp cùng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm và trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV.
Hoài niệm thu Hà Nội với những dấu ấn thời gian Văn học

Hoài niệm thu Hà Nội với những dấu ấn thời gian

TTTĐ - "Ngày tôi về Hà Nội" của nhà thơ Hoàng Hạnh là tác phẩm đậm chất thi ca về mùa thu Hà Nội, với những hình ảnh tinh tế, xúc cảm sâu sắc.
"Chuyện cây thông non" đặc biệt mùa Giáng sinh Văn học

"Chuyện cây thông non" đặc biệt mùa Giáng sinh

TTTĐ - “Chuyện cây thông non” - một trong những ngụ ngôn ý nghĩa nhất của văn hào Hans Christian Andersen về Giáng sinh đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt.
Bảo tồn giá trị di sản văn hóa khu phố cổ Hà Nội Văn hóa

Bảo tồn giá trị di sản văn hóa khu phố cổ Hà Nội

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ vào 19h30 ngày 30/11, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, số 22 phố Hàng Buồm.
Bí thư Tỉnh ủy Long An dự triển lãm “Long An quê hương tôi” Nghệ thuật

Bí thư Tỉnh ủy Long An dự triển lãm “Long An quê hương tôi”

TTTĐ - Chiều 28/11, đồng chí Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đến tham quan triển lãm ảnh với chủ đề “Long An quê hương tôi” tại Khu Trung tâm chính trị - hành chính tỉnh TP Tân An.
“Đêm trắng” - kiệt tác kịch chính luận tái ngộ khán giả Thủ đô Nghệ thuật

“Đêm trắng” - kiệt tác kịch chính luận tái ngộ khán giả Thủ đô

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 72 năm thành lập Nhà hát Kịch Việt Nam (12/1952 - 12/2024), vở chính kịch kinh điển “Đêm trắng” được tái dựng và công diễn, mang đến cho khán giả Thủ đô cơ hội sống lại những khoảnh khắc lịch sử qua một tác phẩm đầy sức nặng nghệ thuật. Được dẫn dắt bởi NSND Xuân Bắc, đây không chỉ là sự kiện sân khấu đặc biệt mà còn là lời tri ân sâu sắc tới hành trình phát triển đầy tự hào của nền kịch nói Việt Nam.
Nghệ thuật bài chòi Quảng Nam được trình diễn tại Festival "Về miền ví, giặm" Nghệ thuật

Nghệ thuật bài chòi Quảng Nam được trình diễn tại Festival "Về miền ví, giặm"

TTTĐ - Từ ngày 27 đến 30/11 sẽ diễn ra Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” tại TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh). Đây là sự kiện văn hóa lớn, đánh dấu 10 năm Dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận (2014 - 2024).
Xem thêm