Tag

Phát triển công nghiệp văn hóa từ di sản văn hóa Thủ đô

Tôi yêu Hà Nội 06/09/2024 10:01
aa
TTTĐ - “Phát triển công nghiệp văn hóa trên nền tảng phát huy giá trị di sản văn hóa Thủ đô hiện nay” là giải pháp được 4 thành viên đội “Hà Nội văn hiến” mang đến chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô với mong muốn góp phần xây dựng thành phố văn minh, giàu mạnh.
Kết nối các chuỗi giá trị để phát triển công nghiệp văn hóa

Theo các thành viên đội "Hà Nội văn hiến", với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sức mạnh văn hóa đã và đang trở thành “nguồn lực mềm” quan trọng trong quá trình phát triển, tạo nên sức cạnh tranh có tính toàn cầu của mỗi quốc gia. Với vị thế là trung tâm đầu não về chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục và giao dịch quốc tế của cả nước, Hà Nội có trọng trách to lớn trong xây dựng, phát huy “sức mạnh mềm” văn hóa quốc gia trong tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước.

Phát triển công nghiệp văn hóa từ di sản văn hóa Thủ đô
Các thành viên đội "Hà Nội văn hiến" thuyết trình tại chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh Lê Trang

Đặc biệt, sau khi Quốc hội khóa 12 ban hành Nghị quyết số 15 về việc mở rộng địa giới hành chính đã mở ra vận hội mới cho Thủ đô. Trong đó, Thủ đô mở rộng đã ôm trọn trong mình thế mạnh của cả hai vùng đất “địa linh nhân kiệt” từ ngàn đời, hai vùng văn hóa lớn là Thăng Long và xứ Đoài cùng một số vùng phụ cận.

Quyết định lịch sử này cũng đưa Thủ đô Hà Nội trở thành địa phương giàu có nhất cả nước về di sản văn hóa, gồm 5.922 di tích, 1 di sản văn hóa thế giới (Hoàng thành Thăng Long), 1.793 di sản văn hóa phi vật thể. Các di sản ấy là tổng hoà các yếu tố để tạo nên bản sắc Thăng Long - Hà Nội, một vùng đất “hội thuỷ, hội nhân và hội tụ văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng”.

Phát triển công nghiệp văn hóa từ di sản văn hóa Thủ đô
Các thành viên đội "Hà Nội văn hiến"

Để phát triển công nghiệp văn hóa trên nền tảng phát huy giá trị di sản văn hóa Thủ đô hiện nay, các thành viên đội "Hà Nội văn hiến" đề xuất, thành phố quan tâm hơn đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, như: Tập trung đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, giải phóng mặt bằng di chuyển hộ dân, cơ quan, trường học ra khỏi các di tích, trả lại cảnh quan, không gian văn hóa tâm linh cho các di tích. Bên cạnh đó, thành phố chú trọng đến việc khôi phục, quản lý và phát huy tốt các giá trị di sản như: Tái hiện các lễ hội truyền thống, phục dựng lễ hội truyền thống và tinh hoa văn hóa các làng nghề…

Trên nền tảng là các không gian đi bộ, phố đi bộ kết hợp với các điểm di sản lân cận, thành phố tổ chức không gian văn hóa sáng tạo gắn với biểu diễn các loại hình nghệ thuật dân gian, không gian sinh hoạt cộng với quy mô trung bình và lớn. Thành phố cũng cần tập trung phát triển du lịch văn hóa, coi du lịch văn hóa, di sản văn hóa là trọng tâm, du lịch ẩm thực là động lực; xây dựng và triển khai các đề án như: “Nâng cao chất lượng tuyến phố văn hóa ẩm thực”, “Thí điểm phát triển kinh tế ban đêm gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của các không gian đi bộ, không gian sáng tạo trên địa bàn”; đẩy mạnh đa dạng hình thức tổ chức các tour du lịch kết nối giữa phố nghề, phố chuyên doanh, điểm di tích lịch sử - văn hóa, các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân gian của quận với các tour, tuyến du lịch của thành phố.

Phát triển công nghiệp văn hóa từ di sản văn hóa Thủ đô

Thành phố khai thác các tour du lịch gắn với trải nghiệm ẩm thực (quận Hoàn Kiếm với tour ẩm thực Đồng Xuân, phố Tống Duy Tân – ngõ Hàng Bông (Cấm Chỉ); huyện Thường Tín với bánh dày Thượng Đình; huyện Ứng Hòa với vịt cỏ Vân Đình; Huyện Quốc Oai với sản phẩm OCOP miến làng So…)

Ngoài ra, thành phố cần tăng cường liên kết vùng và hợp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp văn hóa, trong đó, đẩy mạnh xây dựng các chương trình liên kết văn hóa – sản phẩm - dịch vụ theo vùng: Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng Đồng bằng Bắc bộ, “Hà Nội - Huế - Sài Gòn”; Tuyến du lịch làng nghề từ trung tâm Hà Nội; tuyến du lịch sông Hồng; tuyến du lịch tâm linh kết nối liên vùng: Hà Nội - Chùa Hương - Tam Chúc - Bái Đính....

Phát triển công nghiệp văn hóa từ di sản văn hóa Thủ đô

Đối với hợp tác quốc tế, các thành viên đội "Hà Nội văn hiến" cho rằng cần tích cực, nhanh nhạy nắm bắt và phối hợp với các tổ chức quốc tế để triển khai nhiều dự án văn hóa nhằm tạo ra các không gian sáng tạo, qua đó phát triển du lịch, thu hút khách tham quan. Hà Nội học hỏi, xây dựng những ý tưởng hay, mô hình mới của các địa phương, nước bạn để áp dụng vào thực tiễn phát triển công nghiệp văn hóa.

Nguyễn Dũng

Đọc thêm

Tự soi, tự sửa - hành động thiết thực học tập Bác Tôi yêu Hà Nội

Tự soi, tự sửa - hành động thiết thực học tập Bác

TTTĐ - Việc mỗi cán bộ Đoàn chủ động “tự soi, tự sửa” không còn là lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết để giữ vững hình ảnh tiên phong, gương mẫu, cũng là cách học Bác một cách thiết thực và cụ thể nhất.
Lan tỏa mô hình Dân vận khéo xây dựng Đảng vững mạnh Tôi yêu Hà Nội

Lan tỏa mô hình Dân vận khéo xây dựng Đảng vững mạnh

TTTĐ - Tại Đại hội Đảng bộ Cơ quan Thành đoàn Hà Nội lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng chí Nguyễn Thị Mai Hương, Bí thư Chi bộ Trường Lê Duẩn, đã chia sẻ về kết quả thực hiện phong trào Dân vận khéo tại chi bộ.
Đại hội của niềm tin về sự ổn định, phát triển toàn diện Tôi yêu Hà Nội

Đại hội của niềm tin về sự ổn định, phát triển toàn diện

TTTĐ - Với tinh thần “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm, đột phá, phát triển vững mạnh”, Đại hội Đảng bộ cơ quan Thành đoàn Hà Nội lần thứ 22, nhiệm kỳ 2025 - 2030 là Đại hội của niềm tin về sự ổn định và phát triển toàn diện của Đảng bộ trên các mặt công tác.
Dấu ấn của sự đoàn kết, đổi mới và lan tỏa Tôi yêu Hà Nội

Dấu ấn của sự đoàn kết, đổi mới và lan tỏa

TTTĐ - Nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ cơ quan Thành đoàn Hà Nội đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với những thành quả nổi bật trong cả công tác chuyên môn và xây dựng Đảng, góp phần vào sự phát triển chung của Thủ đô. Dưới sự lãnh đạo sát sao của Trung ương Đoàn, Thành ủy Hà Nội và Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố, Đảng bộ cơ quan Thành đoàn đã quyết liệt trong chỉ đạo và trách nhiệm trong tổ chức thực hiện, tạo nên sức lan tỏa tích cực trong xã hội
"Cuộc gọi 0 đồng" thiết thực hỗ trợ sĩ tử mùa thi Tôi yêu Hà Nội

"Cuộc gọi 0 đồng" thiết thực hỗ trợ sĩ tử mùa thi

TTTĐ - Nhận thấy những bất cập trong các mùa thi trước khi nhiều thí sinh phải mòn mỏi chờ đợi phụ huynh đến đón do không thể liên lạc. Năm nay, Quận đoàn Đống Đa (Hà Nội) đã triển khai mô hình "Cuộc gọi 0 đồng" tại các điểm thi trên địa bàn.
70 năm bền bỉ góp sức giáo dục, bồi dưỡng tài năng trẻ Tôi yêu Hà Nội

70 năm bền bỉ góp sức giáo dục, bồi dưỡng tài năng trẻ

TTTĐ - Sáng 1/6, Cung Thiếu nhi Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập (1/6/1955 – 1/6/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu chặng đường 70 năm hình thành, phát triển và đóng góp bền bỉ của Cung Thiếu nhi Hà Nội trong sự nghiệp chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng tài năng và nuôi dưỡng tâm hồn cho thế hệ trẻ, thiếu nhi Thủ đô.
Những dấu ấn “vàng” của Cung Thiếu nhi Hà Nội Tôi yêu Hà Nội

Những dấu ấn “vàng” của Cung Thiếu nhi Hà Nội

TTTĐ - Trong dòng chảy phát triển không ngừng của Thủ đô ngàn năm văn hiến, Cung Thiếu nhi Hà Nội không chỉ là địa chỉ quen thuộc của bao thế hệ măng nonmà còn là một biểu tượng tiêu biểu cho sự nghiệp giáo dục ngoài nhà trường của Thủ đô Hà Nội và cả nước. Trải qua các thời kỳ đổi mới, Cung đã để lại những dấu ấn “vàng”, góp phần nuôi dưỡng những tài năng, khơi dậy ước mơ và bồi đắp nhân cách cho hàng triệu thiếu nhi
Triển vọng mới của Cung Thiếu nhi Hà Nội trong thời đại số Tôi yêu Hà Nội

Triển vọng mới của Cung Thiếu nhi Hà Nội trong thời đại số

TTTĐ - Cung Thiếu nhi Hà Nội, với bề dày lịch sử và vai trò quan trọng trong việc giáo dục và phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ, đã và đang trải qua quá trình chuyển mình mạnh mẽ để thích ứng với thời đại số. Việc áp dụng các giải pháp số hóa, nâng cấp mô hình đào tạo và quản trị không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cơ hội để Cung Thiếu nhi Hà Nội khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực giáo dục ngoài nhà trường.
Mô hình không gian trải nghiệm hiện đại tại Cung Thiếu nhi Hà Nội cơ sở 2 Tôi yêu Hà Nội

Mô hình không gian trải nghiệm hiện đại tại Cung Thiếu nhi Hà Nội cơ sở 2

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Cung Thiếu nhi Hà Nội (1/6/1955 - 1/6/2025), mô hình tổ hợp trải nghiệm thiếu nhi Sweet House - một dự án mới thuộc thương hiệu Nina De Printa - chính thức được giới thiệu như một điểm đến hiện đại, đầy cảm hứng dành cho thiếu nhi và các gia đình Thủ đô.
Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động Tôi yêu Hà Nội

Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động

TTTĐ - Ngày 28/5, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2025. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà kêu gọi mọi người dân Thủ đô: Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim, hãy bảo vệ trẻ em bằng hành động.
Xem thêm