Tag

Phát triển Thủ đô hài hòa, bền vững, đi đầu về mọi mặt

Tin tức 01/09/2024 08:00
aa
TTTĐ - Với vị trí địa chính trị quan trọng, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, từ thời đại Hồ Chí Minh đến ngày nay, TP Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của Đảng, Nhà nước. Những chỉ đạo quan trọng của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chính là định hướng lớn, “kim chỉ nam” để TP hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, phát triển Thủ đô toàn diện.
Khơi dậy khát vọng cống hiến, tiên phong của thanh niên Thủ đô Hơn 70.000 phụ nữ Thủ đô sẽ đồng diễn dân vũ Đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Thủ đô 2024 Đổi mới cách thức tuyên truyền 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Lựa chọn Hà Nội là địa phương đầu tiên thăm và làm việc trên cương vị công tác mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi gắm nhiều niềm tin, kỳ vọng đối với Thủ đô; trong đó có những định hướng phát triển TP hài hòa, bền vững, theo đúng tinh thần “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Phát triển Thủ đô hài hòa, bền vững, đi đầu về mọi mặt
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã lựa chọn Hà Nội là địa phương đầu tiên thăm và làm việc trên cương vị công tác mới

Cơ hội mới, giá trị mới

Đến thời điểm này, Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được trình Thủ tướng phê duyệt.

Với hai bản quy hoạch này, Hà Nội kỳ vọng sẽ tạo ra “cơ hội mới, giá trị mới” trong phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” cả trước mắt và lâu dài.

Trải qua quá trình xây dựng tỉ mỉ, công phu, các đồ án đã mang tới một khối lượng thông tin phong phú, đa dạng và cơ bản bám sát theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị.

Ngay trong giai đoạn đầu lập nhiệm vụ quy hoạch, TP đã đặt ra yêu cầu hai quy hoạch cần phải được nghiên cứu song hành, có sự tương trợ để bảo đảm nhất quán về nội dung. Đặc biệt, hai đơn vị tổ chức lập các quy hoạch là Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn, đơn vị tư vấn, chuyên gia rà soát đồng bộ về số liệu đầu vào, số liệu dự báo cho các thời kỳ quy hoạch theo các giai đoạn cụ thể.

Nhờ đó, hai đồ án có sự tương đồng khá chặt chẽ, đồng bộ các số liệu tính toán, giải pháp quy hoạch cho từng thời kỳ quy hoạch, từ đó thống nhất các giải pháp thực hiện triển khai giữa 2 lớp quy hoạch.

Trong đó, Quy hoạch Thủ đô là quy hoạch tích hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm nhiều nội dung, quan điểm, phương án phát triển rộng. Trong khi đó, quy hoạch chung sẽ chỉ giải quyết những vấn đề về không gian, xây dựng, kết cấu hạ tầng. Đây chính là 2 lớp quy hoạch hỗ trợ nhau, phân vị vai trò của mỗi loại hình đồ án để từ đó triển khai bước tiếp theo rõ ràng hơn về không gian cũng như hạ tầng phát triển cho Thủ đô Hà Nội.

Ngoài ra, các đồ án cũng đã xác định cụ thể vị trí, vai trò, các mối liên kết quốc tế, liên kết quốc gia, liên kết vùng và liên kết các tỉnh, đô thị xung quanh Hà Nội; đồng thời, chú trọng xây dựng thể chế đồng bộ, quản trị hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Cụ thể, tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị đã xác định, Hà Nội tiếp tục thực hiện mô hình chùm đô thị, các đô thị vệ tinh, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD) và bổ sung 2 mô hình TP trong Thủ đô. Tại đồ án Quy hoạch Thủ đô cũng như Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, TP cùng hướng tới hoàn chỉnh các mô hình đô thị vệ tinh ở mức độ cao hơn, điều chỉnh lại theo định hướng mới, trong đó có xác định lại ranh giới và dân số…

Phát triển Thủ đô hài hòa, bền vững, đi đầu về mọi mặt
Một góc Hà Nội nhìn từ trên cao

Đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định mục tiêu tổng quát năm 2030, Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước và thế giới; trung tâm đi đầu đối với nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ mới; trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc;

Đồng thời, thành phố là trung tâm kinh tế tài chính lớn, cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của đất nước; có tầm ảnh hưởng trong khu vực, dựa trên mô hình phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ; thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu, hàng đầu cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, ngang tầm khu vực và quốc tế...

Quy hoạch xác định cấu trúc không gian phát triển của Thủ đô Hà Nội gồm: 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế, 5 trục động lực, 5 vùng kinh tế - xã hội, 5 vùng đô thị.

Cùng với TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò là cực tăng trưởng của đất nước, có vị trí trọng yếu trong tam giác động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và tứ giác phát triển khu vực miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa).

Tại quy hoạch này, TP đã đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá. Trong đó, nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa - lịch sử Thủ đô; xử lý ô nhiễm môi trường các sông Nhuệ, Đáy, Lừ, Sét... để bảo đảm nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp, tạo không gian xanh cho phát triển đô thị.

Cùng với đó, TP tập trung cải tạo những khu chung cư cũ; xóa bỏ tình trạng nhà tự xây không theo quy hoạch, không đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn; bảo tồn, chỉnh trang, cải tạo khu phố cổ, khu có kiến trúc kiểu Pháp nhằm khai thác, phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Khai thác không gian ngầm trong phát triển giao thông và dịch vụ đô thị.

Đặc biệt, quy hoạch xác định 5 vùng kinh tế - xã hội là: Vùng trung tâm, vùng phía Bắc sông Hồng, vùng phía Nam Thủ đô, vùng phía Tây Nam Thủ đô, vùng phía Tây Bắc Thủ đô; 5 vùng đô thịgồm: Đô thị trung tâm, TP phía Tây, vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì, TP phía Bắc, đô thị phía Nam…

Phát triển Hà Nội dựa trên 5 trụ cột

Thăm và làm việc với Hà Nội mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã khẳng định, Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, là điểm tựa quan trọng trong việc ổn định chính trị, bảo vệ an ninh đất nước và xây dựng mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.

Vì thế, Hà Nội phải nhận thức thật đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc hơn nữa tiềm năng, lợi thế vượt trội, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của thủ đô trong sự nghiệp đổi mới; cùng với đó, nâng cao tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tiếp tục đổi mới tư duy, nếp nghĩ, cách làm để đưa Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn nữa, toàn diện hơn nữa, trở thành thành phố tiêu biểu của cả nước về các mặt.

Phát triển Thủ đô hài hòa, bền vững, đi đầu về mọi mặt
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi gắm nhiều niềm tin, kỳ vọng đối với Thủ đô

Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu Hà Nội phải phát triển nhanh, bền vững, kết hợp hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, an toàn và hạnh phúc của Nhân dân; với triết lý phát triển của Thủ đô dựa trên 5 trụ cột: Văn hóa và con người; 3 chuyển đổi (chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn); hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao; kinh tế số, đô thị thông minh; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Hà Nội là Thủ đô, đô thị đặc biệt nên cần có hệ thống các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô (sửa đổi), nâng cao năng lực tài chính - ngân sách, huy động nguồn lực cho phát triển trong thời gian tới.

Theo đó, TP cần nghiên cứu để có định hướng rõ nét về phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông của Thủ đô. Mục tiêu là chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với phát huy giá trị khu vực nội đô lịch sử theo hướng bảo tồn không gian lịch sử văn hóa, truyền thống.

Đồng thời, Hà Nội tập trung đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tổng thể, đồng bộ, hiện đại và hiệu quả. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là giảm ùn tắc giao thông; đồng thời có các giải pháp căn cơ hơn nữa để xử lý các vấn đề về ứng phó với biến đổi khí hậu; cấp, thoát nước, chống úng ngập; xử lý chất thải, hạ tầng năng lượng...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng lưu ý phải tạo sự gắn kết, phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn, thúc đẩy liên kết vùng.

Trong chiến lược phát triển, Hà Nội cần chú trọng phát triển không gian đô thị theo mô hình đô thị trung tâm và các TP trong Thủ đô, các đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái; phát triển không gian nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh, gìn giữ, phát huy các giá trị của một số khu vực “làng trong phố”, không gian làng truyền thống Bắc Bộ, không gian văn hóa làng nghề… theo từng địa bàn cụ thể.

Cùng với đó, thành phố tập trung xây dựng Nông thôn mới, đầu tư phát triển nền nông nghiệp sinh thái xanh sạch, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững…

Như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh: Xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại là trách nhiệm của cả nước, mà trước hết là vinh dự và trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP. Thời gian tới, Hà Nội đã nỗ lực rồi sẽ vẫn cần nỗ lực cao hơn nữa, chung sức, đoàn kết một lòng để hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển, đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân…

Đọc thêm

257 đảng viên huyện Gia Lâm nhận Huy hiệu Đảng đợt 2/9 Tin tức

257 đảng viên huyện Gia Lâm nhận Huy hiệu Đảng đợt 2/9

TTTĐ - Ngày 30/8, Huyện ủy Gia Lâm tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên trên địa bàn huyện. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương dự và trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành.
Đổi mới cách thức tuyên truyền 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Tin tức

Đổi mới cách thức tuyên truyền 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Các cơ quan báo chí Thủ đô cần chủ động đổi mới cách thức tuyên truyền, tổ chức gặp mặt giao lưu toạ đàm nhân chứng lịch sử, triển lãm… về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Sáng 30/8, nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Công trình thể hiện khát vọng, tự tin, bản lĩnh, giá trị con người Việt Nam Tin tức

Công trình thể hiện khát vọng, tự tin, bản lĩnh, giá trị con người Việt Nam

TTTĐ - Ngày 29/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) - dự án trọng điểm quốc gia, lập nhiều kỷ lục, chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Bảo đảm tiến độ, chất lượng diễn tập khu vực phòng thủ năm 2024 Tin tức

Bảo đảm tiến độ, chất lượng diễn tập khu vực phòng thủ năm 2024

TTTĐ - Chiều 29/8, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị Sở Chỉ huy diễn tập khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội năm 2024.
Trao Huy hiệu Đảng tặng đảng viên lão thành quận Ba Đình Tin tức

Trao Huy hiệu Đảng tặng đảng viên lão thành quận Ba Đình

TTTĐ - Đợt 2/9, Đảng bộ quận Ba Đình vinh dự có 14 đảng viên lão thành được trao Huy hiệu 70 tuổi Đảng trở lên.
Hà Nội sẽ triển khai cơ chế thu nhập tăng thêm cho cán bộ Tin tức

Hà Nội sẽ triển khai cơ chế thu nhập tăng thêm cho cán bộ

TTTĐ - Hà Nội sẽ có cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm; triển khai cơ chế thu nhập tăng thêm để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, công chức.
Nhìn thẳng vào điểm nghẽn CCHC, có cơ chế bảo vệ cán bộ Tin tức

Nhìn thẳng vào điểm nghẽn CCHC, có cơ chế bảo vệ cán bộ

TTTĐ - Hà Nội cần nhìn nhận rõ điểm nghẽn và có chính sách giải quyết vướng mắc trong cải cách hành chính, nhất là khi sắp tới thành phố (TP) sẽ thí điểm Trung tâm hành chính công…
Cần thêm quyết tâm và vai trò "nhạc trưởng" của người đứng đầu Tin tức

Cần thêm quyết tâm và vai trò "nhạc trưởng" của người đứng đầu

TTTĐ - Với yêu cầu nhiệm vụ mới, công tác cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường kinh doanh của TP Hà Nội cần tiếp tục được tập trung tăng cường hơn nữa và đòi hỏi sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò của người đứng đầu ở các bộ phận, đơn vị.
Đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Thủ đô 2024 Tin tức

Đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Thủ đô 2024

TTTĐ - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Đào Xuân Dũng yêu cầu, tập trung tuyên truyền các nội dung Luật Thủ đô như: Sự cần thiết xây dựng Luật Thủ đô; quan điểm, định hướng, nội dung cơ bản, các chính sách trong Luật Thủ đô …
Xem thêm