Phẫu thuật khối u “khủng” 10kg cho cụ ông 84 tuổi
![]() |
Cụ ông 84 tuổi ở Nam Định mang đã lớn khổng lồ, khiến bệnh nhân không thể ăn, uống, sinh hoạt rất khó khăn… Bệnh nhân Nguyễn Văn Y cho biết, chỉ trong vòng 3 tháng, khối u trong bụng ông đã tiến triển, thồi phồng lên như “bà chửa”, sờ cứng như đá. Khối u khiến ông đau đớn, không thể ngồi, nằm hay làm bất cứ việc gì thậm chí cả ăn uống, thở. Tuy đau đớn như vậy, nhưng chỉ đến khi không thể chịu được nữa, bệnh nhân Y mới đến viện, với khát khao duy nhất là được mổ.
![]() |
Theo TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, bệnh nhân mắc bệnh ung thư tổ chức mô (là tổ chức liên kết mô mỡ thuộc khối u khổng lồ sau phúc mạc). Đối với ung thư này, phẫu thuật là số 1 và là phương pháp cơ bản nhất, quan trọng nhất. Nếu không được mổ kịp thời, bệnh nhân sẽ chết do u chèn ép tất cả các tạng, khiến bệnh nhân không thể thở được.
Đối mặt với một bệnh nhân mang trọng bệnh như vậy, buộc phải mổ, nhưng TS Bình cho biết, ca mổ như “đi trên dây” bởi những rủi ro nó có thể mang lại.
“Bệnh nhân đã 84 tuổi, các cơ quan trong cơ thể cũng già theo năm tháng. Chức năng tim, phổi cũng già đi, không còn khỏe mạnh nữa. Hiện khối u đó đã chèn ép tất cả các tạng, tổn thương có liên quan về mặt giải phẫu tới các cơ quan khác, là phẫu thuật lớn đòi hỏi gây mê hồi sức. Nhưng liệu trong quá trình gây mê, bệnh nhân có “tải” nổi không? Gây mê rồi bệnh nhân liệu có tỉnh lại sau mổ không? Các chức năng tạng khác có ảnh hưởng không bởi nền bệnh của cụ ông quá nặng? Đó là sức ép lớn đầu tiên cho các y bác sĩ, kỹ thuật viên trong cuộc mổ” – TS Bình chia sẻ.
![]() |
Kích cỡ của khối u khổng lồ
Một sức ép khác đối với kíp mổ, theo TS Bình, ca mổ còn đặt ra vấn đề xã hội. Bởi cụ đã già nhưng không có nghĩa là không còn khát vọng sống. Lỡ đâu xảy ra sự cố đối với bệnh nhân ngay hoặc sau mổ thì sao?...
“Chúng tôi đã giải thích rất kỹ càng với người nhà bệnh nhân. May mắn gia đình rất chia sẻ với bác sĩ về ca bệnh này. Cùng với hội chẩn đa khoa (gồm hô hấp, tim mạch, gây mê, hồi sức…) đánh giá toàn bộ điều kiện mổ, ngày 13/12, bệnh nhân đã bước vào cuộc mổ” – TS Bình nói.
Nhớ lại cuộc mổ này, TS Bình chia sẻ, cuộc mổ kéo dài khoảng 5 tiếng, các kỹ thuật viên đã tập trung tối đa bởi nguy cơ trong cuộc mổ rất cao. Khối u ôm lấy cả động mạch chủ bụng, chiếm toàn bộ ổ bụng, niệu quản, thận trái và các mạch máu cột sống.
Khi mổ, các bác sĩ phải phẫu tích rất tỉ mỉ bằng các phương pháp cầm máu tốt, tôn trọng giải phẫu, dự trù các khả năng chảy máu ồ ạt có thể xảy ra xâm lấn vào các động mạch chủ.
Sau 5 tiếng theo đúng chiến lược, các bác sĩ đã bảo tồn được thận và niệu quản bên trái, tất cả các mạch máu xâm lấn đều được kiểm soát tốt.
Tuy nhiên vì khối u quá lớn, 45 cm đường kính, 10 kg, trên cuộc mổ đòi hỏi phải truyền tới 12 đơn vị máu (khoảng 3,6l - bằng đúng lượng máu cơ thể người nói chung).
Sau mổ bệnh nhân Y được chuyển hậu phẫu. Sau 2 ngày, bệnh nhân đã hồi tỉnh hoàn toàn, diễn biến hồi phục ổn định, thuận lợi. Với mức độ tiến triển như hiện nay, bệnh nhân sắp được ra viện.
Hiện bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe rất tốt và bày tỏ sự cảm ơn đối với các bác sĩ trong Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, đã “cắt đi sự đau đớn” của ông một cách gọn gàng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cấp cứu vì cánh quạt drone chém vào người khi phun thuốc trừ sâu

Biến chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân đái tháo đường

Phương Đông trên hành trình hiện thực hóa tổ hợp y tế toàn diện

Triển khai hoạt động nâng cao năng lực y tế đặc khu Côn Đảo

Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh có 124 đơn vị sự nghiệp

Bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Sở Y tế TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập

Thanh Xuan Valley và những điểm chạm chăm sóc sức khỏe giữa triệu tán thông 50 năm

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông triển khai bệnh án điện tử

16 bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày
