Phương án chỉnh sửa sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều
Cử tri bức xúc về sách giáo khoa lớp 1, nâng khống giá thiết bị y tế Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ phản ánh về sách giáo khoa lớp 1 Nhọc nhằn “đánh vật” với sách giáo khoa lớp 1 mới |
![]() |
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều sẽ được chỉnh sửa bỏ các từ ngữ địa phương, các đoạn bài đa nghĩa |
Trước phản ánh về việc sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều (do GS Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, Nhà xuất bản Đại học sư phạm TPHCM) có một số nội dung không phù hợp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định và rà soát.
Ngay sau đó, Hội đồng thẩm định đã tổ chức rà soát, làm việc với tác giả sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều và đưa ra những giải pháp cụ thể.
Về những từ ngữ địa phương như "nhá", "nom", "chén", "cuỗm"..., hội đồng thẩm định tiếp tục đề nghị nhóm tác giả tìm từ ngữ khác cho phù hợp.
Về những đoạn bài như "Hai con ngựa", "Cua, cò và đàn cá",... hội đồng thẩm định đề nghị tác giả thay thế văn bản khác cho phù hợp. Đặc biệt, đề nghị tác giả không sử dụng truyện ngụ ngôn và các đoạn bài đa nghĩa.
Đặc biệt, Bộ sẽ chỉ đạo các địa phương chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý, không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở; giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh.
Thời khóa biểu cần bảo đảm tỉ lệ hợp lý giữa các môn học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1. Các nhà trường tăng cường trao đổi thông tin để cha mẹ học sinh nắm được yêu cầu đổi mới của chương trình; tăng cường dự giờ, thăm lớp, hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.
Để xử lý kịp thời, hiệu quả các khó khăn khi sử dụng sách giáo khoa trong giảng dạy và có phương án khắc phục khi phát hiện lỗi trong SGK, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các nhà xuất bản, các tác giả viết sách giáo khoa thực hiện các giải pháp linh hoạt, đa dạng để kịp thời hỗ trợ địa phương và giáo viên khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.
Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT tăng cường nắm bắt thông tin phản ánh từ các nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh để trao đổi, cung cấp thông tin, giải đáp kịp thời và tổng hợp các ý kiến phản ánh về Bộ GD&ĐT theo quy định.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Dự kiến tăng phụ cấp lên 80% cho giáo viên mầm non vùng khó

Hà Nội: Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập đã hạ nhiệt

Hà Nội: Công bố chi tiết số học sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026

Ngành học của thời đại số và hội nhập kinh tế

Giáo dục quyền con người: Nền tảng hình thành công dân thời đại mới

Tại sao Bộ GD&ĐT đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS?

4 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev

Trường THCS Nguyễn Du khen thưởng cán bộ, giáo viên, học sinh tiêu biểu

Cao đẳng iSPACE mở rộng ngành, hợp tác nâng tầm chiến lược đào tạo
