Tag

Quán cà phê Lâm – góc của ký ức Hà Nội

Văn hóa 12/11/2019 00:11
aa
TTTĐ- Đã từ lâu, quán cà phê Lâm ở số 60 phố Nguyễn Hữu Huân là một địa chỉ được nhiều người nhắc tới bởi nó gắn với những kỷ niệm văn nghệ của một thời, gắn với những cái tên như Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng…

Quán cà phê Lâm – góc của ký ức Hà Nội

Quán cà phê Lâm đã chiếm trọn một góc trong ký ức của nhiều người ưa hoài niệm

Bài liên quan

Hà Nội xử lý điểm tụ tập, uống cà phê trong lòng đường sắt trước ngày 12/10

Khu cà phê đường tàu vắng vẻ trong ngày bị đóng cửa

Hà Nội hoàn thành "xoá sổ" các quán cà phê trong lòng đường sắt

Quán cà phê của cô gái “Tam ca 3A”

Tình người với nghệ sĩ

Ông chủ Lâm họ Nguyễn, tên đệm là Văn – Nguyễn Văn Lâm. Tên ấy không đẹp nhưng cũng chẳng xấu chút nào vậy mà bạn bè lại ít người gọi. Vì lẽ mắt ông kém, lại hay rèm rử nên họ gọi thân mật một cách bỗ bã là “Lâm toét”, hay “Lâm khói”.

Ông nghe gọi, muốn phản bác nhưng lại tự hỏi “để làm gì một cái tên”. Thế là thôi im. Thế là thành quen. Ông bắt đầu bán cà phê bằng xe đẩy ở vườn hoa Chí Linh, Hà Nội từ khoảng những năm 50, 60 của thế kỷ 20. Ở cái vườn hoa ấy khách của ông thường là công chức từ các nhiệm sở quanh đó.

Mà thời điểm này công chức có nhiều thời gian rảnh nên thường ra nhấm nháp cà phê nhưng đã là công chức thì hay ngại ngồi nơi lang chỗ chạ nên điều đó đã khiến ông cố tìm một chỗ ngồi ổn định. Thế là vào khoảng giữa những năm 50, Lâm mở một quán cà phê ở Hàng Vôi, vẫn ở trung tâm phố cổ.

Có quán ngồi uống, lập tức nơi đây trở thành nơi hội tụ giao lưu của giới trí thức, học sinh, sinh viên quanh vùng. Nhiều người ngay lập tức trở thành khách hàng trung thành của Lâm.

Ông Lâm bên quán cà phê Lâm (Ảnh tư liệu)
Ông Lâm bên quán cà phê Lâm (Ảnh tư liệu)

Làm ăn ngày càng có uy tín, “Lâm khói” nhặt nhạnh tiền và mua căn nhà ở phố Nguyễn Hữu Huân. Tại mảnh đất này Lâm tiếp tục cái nghiệp bán cà phê của mình để duy trì cuộc sống. Qua cái hương vị nồng đắng của cà phê, Lâm đã quen biết được một số hoạ sĩ trẻ.

Giai đoạn này cũng chính là những năm sôi động trước và sau chiến tranh, vì thế người dân Việt Nam nói chung và giới hoạ sĩ trẻ Việt Nam nói riêng cũng phải vật lộn để kiếm sống và vẽ tranh. Với giới hoạ sĩ trẻ bấy giờ khát vọng sáng tác thì nhiều nhưng những điều kiện vật chất lại không cho phép.

Lúc đó không hẳn là người giàu nhưng tình người đã khiến Lâm cho những khách hàng quen vay tiền mà mua vật liệu, thuốc vẽ. Chính vì thế, trong những thập niên 60, 70 quán cà phê của “Lâm khói” đã thực sự là một mái ấm, một chốn qua lại gặp gỡ của nhiều văn nghệ sĩ lớn như cụ Nguyễn Tuân, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Văn Cao, Nguyên Hồng, Dương Bích Liên, Hoàng Lập Ngôn...

Đối với các danh sĩ Bắc Hà thời kỳ này, nơi đây cũng hao hao như quán “La Rotonde” của những Picasso, Apollinaire, Natisse... thuở hàn vi ở Paris.

Có người nghĩ rằng “Lâm toét” lấy tranh của các hoạ sĩ để trừ vào tiền cà phê. Thực tế là không phải, với các hoạ sĩ trẻ có nét tài hoa, Lâm là người khá rộng rãi. Trước sau ông vẫn trọng cái tình hơn. Điều này khiến cho số tranh trong bộ sưu tập của Lâm thêm hấp dẫn. Ta hãy cùng xem lại hai trong số nhiều hoạ sĩ đã để lại thư tích trong bộ sưu tập của ông Lâm:

- Hoạ sĩ Nguyễn Sáng:

“Thân gửi a. Lâm,

Tôi cần gặp anh và nói nhỏ với anh là tôi đang cần 10đ để chiều này tiễn đưa một người bạn đi làm việc. Anh cứ giao cho a. Dậu mang về. Tôi đang sáng tác nên không gặp anh được… Anh rỗi đến tôi chơi...

Thân.

20/9/73

TB: Nếu có hơn số đã định càng tốt, không sao cả!!”

Còn hoạ sĩ Văn Cao ngày 25/6/1974 có viết về Lâm: “Nếu như người ta yêu nhau thì nhìn đôi mắt, anh Lâm lại là người kém mắt. Người kém mắt lại yêu hội hoạ. Tôi yêu người kém mắt mà vẽ tặng”.

Quán cà phê Lâm – góc của ký ức Hà Nội
"Họa sĩ Nguyễn Sáng và Bùi Xuân Phái ở quán cà phê Lâm"- tranh của họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái

Không chỉ với Nguyễn Sáng. Không chỉ với Văn Cao. Mà là với cả Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Phùng Quán, Dương Bích Liên... Bất cứ ai khi túng thiếu mà đến gặp ông Lâm đều mở tủ lấy tiền cho mượn. Là những người nghệ sĩ chân chính, họ lại trả nợ bằng một thứ tiền mà họ có, đó chính là những tác phẩm.

Vì lẽ ấy mà sau này bộ sưu tập của ông Lâm rất lớn. Ngoài hơn 1.000 bức tranh của các hoạ sĩ tên tuổi còn có gần một vạn cuốn sách và các vật kỷ niệm liên quan đến giới văn nghệ sĩ.

Nhà phê bình nghệ thuật Thái Bá Vân nhận xét: “Ông Lâm đã góp phần bảo tồn một bộ phận quan trọng của văn hoá Việt Nam, đã thu thập được một khối lượng tác phẩm xuất sắc của nghệ thuật. Nhưng điều làm cho bộ sưu tập của ông độc đáo chính là mối quan hệ ấm áp tình người của ông đối với nghệ sĩ”.

Góc của hoài niệm

Ngày nay, trong giới nghệ sĩ không ít người mở quán cà phê để mưu sinh sau những ánh hào quang của sân khấu và điện ảnh, âm nhạc nhưng tuồng như không ai làm cái việc bán cà phê như ông Lâm đã làm ngày trước để rồi các hoạ sĩ đến thưởng ngoạn hương sắc nâu nồng mà lịm đi, mà ký thác lại những bức tranh, mà thành người tri kỷ với chủ quán cà phê.

Sau này người ta sưu tập tranh kiểu khác. Cà phê của ông Lâm cũng không còn là thứ xa xỉ để khiến các hoạ sĩ gán tranh. Nghe mọi người kể lại rằng, ông Lâm khi ấy, mỗi khi nghe tin có hoạ sĩ người Việt hoặc người Tây đến uống cà phê ở quán, ông đều xuống và trân trọng mời hoạ sĩ đó vẽ tặng một bức để làm kỷ niệm.

Trước lời đề nghị lịch thiệp và trân trọng các hoạ sĩ hiếm người từ chối. Khi ông đang ấp ủ dự định thành lập một Bảo tàng mỹ thuật tại chính mảnh đất của mình thì ông Lâm ngã bệnh và mất.

Giờ đây, các họa sĩ, các văn nhân của một thời cũng không mấy người còn sống nhưng quán cà phê Lâm vẫn còn ở đúng địa chỉ quen thuộc đó. Trong khi đó, cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu của người tiêu dùng, rất nhiều quán cà phê với các thương hiệu mới mọc lên khắp Hà Nội.

Quán cà phê Lâm, góc của người ưa hoài niệm
Quán cà phê Lâm, góc của người ưa hoài niệm

Thức uống trong các quán không còn độc vị cà phê như xưa. Người ta rủ nhau đi cà phê nhưng thực chất là đi uống sinh tố, sữa chua hay rất nhiều các thứ sành điệu du nhập từ các nước trên thế giới. Phong cách trang trí các quán cà phê cũng thay đổi nhiều cho phù hợp với sở thích của từng tầng lớp khách hàng.

Vậy mà, quán cà phê Lâm vẫn là một trong những địa chỉ lâu đời và nổi tiếng nhất Hà Nội, khiến người ta tìm đến hoặc ai đi qua cũng phải ngoái nhìn cho tâm hồn mình dịu lại đôi chút giữa dòng người xe hối hả, tấp nập.

Chính bởi vậy, thời gian trôi qua, tấm bảng hiệu hiệu đã nhiều lần được làm mới và nghe nói còn có thêm các quán cà phê khác do các con ông Lâm đứng ra quản lí, cung cách phục vụ đã có nhiều đổi khác nhưng quán cà phê Lâm ở địa chỉ 60 Nguyễn Hữu Huân vẫn là góc kí ức của những người ưa hoài niệm.

Theo họa sĩ Bùi Thanh Phương – con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái: "Ông Lâm yêu hội họa bằng tình yêu bản năng, và trở thành một nhà sưu tập bất đắc dĩ. (Đương nhiên giờ đây ông được coi là nhà sưu tập cự phách và là bậc tiền bối, sư phụ của giới sưu tập tranh hiện nay ở Việt Nam).

Bằng sự nhạy cảm bản năng, ông Lâm biết phân biệt tranh đẹp với tranh rẻ tiền, tranh sáng tạo với tranh đường mòn. Ông có con mắt tinh đời trong sự cảm nhận cái đẹp, hơn hoặc chí ít cũng chẳng thua kém gì những giáo sư, những nhà phê bình mỹ thuật thời đó.

Ông Lâm toét đặc biệt yêu mến văn nghệ sĩ, nhất là các họa sĩ. Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, Trọng Kiệm, Lưu Công Nhân,Văn Cao, Nguyễn Sĩ Ngọc... hết thảy đều là khách quen của Lâm toét và cũng là con nợ chung thân của quán.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã nói vui rằng: "Hữu ngạn sông Saine có bảo tàng Louvre, tả ngạn sông Hồng có cà phê Lâm".

Đọc thêm

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ" Thời trang - Làm đẹp

Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ"

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Trần Phương Hoa đã ra mắt bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ". Nét độc đáo và mang lại điểm nhấn thú vị của bộ sưu tập (BST) là bởi được trình diễn bởi những người mẫu đặc biệt là các Đại sứ và phu nhân/phu quân các nước tại Việt Nam.
Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông Nghệ thuật

Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông

TTTĐ - Ngày 28/4, tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và giao lưu với các lão thành tham gia kháng chiến.
Vũ Thảo Giang đưa di sản văn hóa vào từng thiết kế áo dài Văn hóa

Vũ Thảo Giang đưa di sản văn hóa vào từng thiết kế áo dài

TTTĐ - Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang đã mang đến một đêm trình diễn thời trang đầy cảm xúc với 6 bộ sưu tập đặc biệt trong chương trình “Sông Cầu - Mạch nguồn di sản” có sân khấu nổi giữa lòng sông Cầu, đường catwalk dài hơn 58m.
Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất” Nghệ thuật

Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Con đường thống nhất” tại di tích Cách mạng Nhà và Hầm D67.
Xem thêm