Quảng Nam: Lắp đặt 150 khối rạn san hô nhân tạo dưới biển Cù Lao Chàm
![]() |
Vùng biển Cù Lao Chàm, TP Hội An (Ảnh: Phan Nguyên)
![]() |
Trong những năm gần đây, lượng khách ra Cù Lao Chàm ngày càng tăng cao (Ảnh: Minh Hải) |
Trong chuỗi các hoạt động phục hồi nguồn lợi thủy hải sản tại vùng biển Cù Lao Chàm, TP Hội An (Quảng Nam) được triển khai trong năm 2020, Quảng Nam sẽ được hỗ trợ việc đào tạo nâng cao năng lực về quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản; Hỗ trợ các thiết bị nghiên cứu, khảo sát biển thông qua Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
Theo đó, địa phương này đã cử 5 cán bộ được tham gia tập huấn tại Hàn Quốc, đồng thời các chuyên gia Hàn Quốc cũng sẽ được cử đến hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp tại Cù Lao Chàm để tiếp tục lắp đặt khoảng 100 - 150 khối rạn san hô nhân tạo dưới đáy biển, tạo môi trường sống cho các loài thủy sinh.
![]() |
Cù Lao Chàm cũng là nơi nuôi cấy, khôi phục rạn san hô đạt hiệu quả của Việt Nam hiện nay (Ảnh: Minh Hải) |
Theo các chuyên gia bảo tồn biển, việc lắp đặt các khối rạn san hô nhân tạo rất phức tạp, quá trình thực hiện không được làm cản trở đường di cư tự nhiên của loài thủy sản; Không ảnh hưởng đến các công trình quốc phòng và các công trình khác như: Cáp điện ngầm, cáp điện thoại, cáp internet, không làm ảnh hưởng đến luồng, tuyến giao thông đường thủy…
Số lượng các rạn san hô nhân tạo được lắp đặt phải phù hợp với diện tích, mật độ phạm vi khu vực xác định có thể thực hiện được, tương ứng với nguồn kinh phí tài trợ và thời gian thực hiện hoạt động này.
![]() |
Quảng Nam sẽ lắp đặt 150 khối rạn san hô nhân tạo dưới biển Cù Lao Chàm (Ảnh: Minh Hải) |
Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu tổ chức rà soát, đánh giá đầy đủ chi tiết các hoạt động sẽ thực hiện, làm cơ sở cho việc xác định khoa học, thận trọng trong việc lắp đặt vị trí các rạn san hô nhân tạo ngầm dưới biển đảm bảo khối rạn san hô sinh trưởng và phát triển; Tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến các rạn san hô hiện hữu, cũng như môi trường sống cho một số loài thủy hải sản nhạy cảm với môi trường trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Đồng thời, Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm cân nhắc tính khoa học và hiệu quả của hoạt động mua và thả giống một số loài hải sản bản địa có giá trị sinh học và kinh tế để tái tạo nguồn lợi thủy hải sản tại Cù Lao Chàm.
![]() |
“Khu dự trữ sinh quyển thế giới” Cù Lao Chàm đã trở thành nơi bảo tồn nhiều loài sinh vật biển quý hiếm (Ảnh Phan Nguyên) |
Được biết, đây là một trong những hoạt động của dự án “Thiết lập mô hình quản lý và phát triển nguồn lợi thủy hải sản ven bờ ở Việt Nam”, do Tổ chức FIRA tài trợ vừa được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt.
Sau 10 năm được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”, Cù Lao Chàm đã trở thành nơi bảo tồn được nhiều loài sinh vật biển quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng.
Cù Lao Chàm cũng là nơi nuôi cấy, khôi phục rạn san hô đạt hiệu quả của Việt Nam hiện nay.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tăng cường quản lý Nhà nước về quảng cáo sữa, thực phẩm trên báo chí

Phụ nữ Thủ đô đồng thuận chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 99% người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính

75 năm lan tỏa sứ mệnh người làm báo cách mạng

Diễn biến thời tiết các điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước

TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu
