Tag

Quảng Ninh hoàn thiện bức tranh tăng trưởng rực rỡ

Đô thị 08/02/2024 08:31
aa
TTTĐ - Trải qua nhiều bước chạy đà trong công cuộc phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, Quảng Ninh đã vươn lên trở thành cực tăng trưởng kinh tế toàn diện khu vực phía Bắc với nhiều dấu ấn nổi bật. Bức tranh kinh tế của tỉnh cũng dần trở nên rực sáng nhờ giữ vững đà đổi mới, sáng tạo…
Kết nối hàng không giữa Quảng Ninh và Trung Quốc trong tương lai Quảng Ninh: Hơn 1.000 ấn phẩm tại hội sách, báo xuân Giáp Thìn 2024 Trải nghiệm độc đáo tại khu du lịch Quảng Ninh Gate
Quảng Ninh dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng về tăng trưởng kinh tế
Quảng Ninh dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng về tăng trưởng kinh tế

GDP đứng đầu khu vực đồng bằng sông Hồng

Quảng Ninh bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2023 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, áp lực lớn hơn, nhất là những khó khăn của ngành than, công nghiệp chế biến, chế tạo...

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành linh hoạt, sáng tạo, đổi mới của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, đơn vị, địa phương và sự đoàn kết, vươn lên mạnh mẽ của người dân, doanh nghiệp, Quảng Ninh đã đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực.

Trong năm 2023, kinh tế liên tục tăng trưởng cao và ổn định; tốc độ tăng trưởng ước tăng 11,03%. Đây là lần đầu tiên Quảng Ninh đứng thứ nhất vùng đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 3 cả nước; là năm thứ 9 liên tiếp (từ năm 2015 đến nay) đạt mức tăng trưởng kinh tế hai con số. GRDP bình quân đầu người ước đạt 9.500 USD, tăng 14% so cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 104.217 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ 2022.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 55.632 tỷ đồng, tăng 5% dự toán Trung ương giao, tăng 3% dự toán tỉnh, tăng 4% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu xuất nhập khẩu ước đạt 16.000 tỷ đồng, tăng 39% dự toán Trung ương giao, tăng 33% dự toán tỉnh giao, bằng 98% cùng kỳ; thu nội địa ước đạt 39.632 tỷ đồng, bằng 95% dự toán Trung ương giao, bằng 94% dự toán tỉnh, tăng 7% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 29.543 tỷ đồng, bằng 100% dự toán tỉnh, tăng 18% so với cùng kỳ.

Quảng Ninh hoàn thiện bức tranh tăng trưởng rực rỡ

Tổng vốn thu hút đầu tư trong và ngoài nước ước đạt 5,0 tỷ USD. Trong đó: Thu hút vốn đầu tư trong nước đạt 1,9 tỷ USD, vượt 17,3% kế hoạch; thu hút vốn FDI đạt 3,1 tỷ USD, gấp 3,1 lần kế hoạch năm, hiện tại dẫn đầu cả nước. Đến nay, toàn tỉnh có 174 dự án FDI đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Về công tác xây dựng Nông thôn mới, tính tới thời điểm hiện tại, tỉnh có 56/98 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao (tăng thêm 5 xã); 28/98 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu (tăng thêm 5 xã) và 4/13 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao (tăng thêm 2 huyện là Vân Đồn và Hải Hà).

Những chỉ số trên cho thấy, Quảng Ninh đã “vượt bão” khó khăn, thách thức và là minh chứng rõ nét cho cách làm, hướng đi, sự sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính là nền tảng vững chắc, tạo thêm đà cho hành trình phát triển bứt phá, bền vững của Quảng Ninh không chỉ trong năm 2023 mà cho cả giai đoạn tiếp theo.

Đồng chí Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
Đồng chí Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: “Quảng Ninh đã tận dụng tốt cơ hội, chủ động vượt qua khó khăn, thách thức, đoàn kết, giữ vững sự ổn định, đổi mới và phát triển ngày càng bền vững, hiệu quả hơn; tiếp tục giữ vững vị trí là một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Mục tiêu đến năm 2025 xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực phía Bắc, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt hơn 10.000 USD”.

Phát triển bền vững

Từ một tỉnh có xuất phát điểm thấp, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương, đến nay Quảng Ninh đã vươn lên mạnh mẽ trở thành một trong những địa phương năng động, sáng tạo, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực; một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Quảng Ninh cũng là một trong số ít tỉnh tự cân đối ngân sách và chủ động đổi mới trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; đột phá trong cải cách hành chính, phương thức đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng đô thị; giữ vững quốc phòng - an ninh. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách và thu nhập đầu người duy trì ở mức cao.

Để có thể duy trì được phong độ cũng như phát triển đà tăng trưởng kinh tế, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 20 về phương hướng nhiệm vụ năm 2024, với chủ đề công tác là “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”.

Trong năm qua, Quảng Ninh đã đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại chủ yếu bằng nguồn lực xã hội hóa dựa trên nguyên tắc “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”; nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xanh hóa, lấy du lịch, dịch vụ làm mũi nhọn gắn với phát triển kinh tế biển, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu…

Cầu Cửa Lục 3 khánh thành ngày 1/1/2024 kết nối giao thông trọng điểm khu vực thành phố Hạ Long
Cầu Cửa Lục 3 khánh thành ngày 1/1/2024 kết nối giao thông trọng điểm khu vực thành phố Hạ Long

Tỉnh xác định đổi mới toàn diện và hướng vào chất lượng phát triển thúc đẩy hình thành một cơ cấu xã hội tiến bộ theo hướng giảm nhanh người nghèo, gia tăng tầng lớp trung lưu, phát triển cân đối, hài hòa giữa nông thôn và đô thị gắn với xây dựng Nông thôn mới; thúc đẩy đô thị hóa và phát triển đô thị thông minh, văn minh, hiện đại; không ngừng mở rộng phạm vi bao phủ và nâng cao chất lượng bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; phát huy văn hóa, xã hội, môi trường là nguồn lực, động lực cho phát triển bền vững.

Cầu Cửa lục 3 mang tên Bình Minh
Cầu Cửa lục 3 mang tên Bình Minh

Ngoài ra, Quảng Ninh cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP đạt trên 10%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 55.600 tỷ đồng, trong đó thu xuất nhập khẩu đạt trên 13.000 tỷ đồng và thu nội địa phấn đấu đạt số thu cao nhất. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%, trọng điểm là thu hút vốn FDI ít nhất 3,0 tỷ USD; phát triển mới ít nhất 2.000 doanh nghiệp. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 11%. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 73%. Giữ vững vị trí nhóm đứng đầu cả nước về các Chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS và PAPI.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh xác định mục tiêu đến năm 2025, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực phía bắc, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt hơn 10.000 USD.

Đến năm 2030, xây dựng, phát triển Quảng Ninh là tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; duy trì tốc độ tăng trưởng của cả giai đoạn 2025 - 2030 khoảng 10%, GRDP bình quân đầu người hơn 15.000 USD.

: Quảng Ninh trở thành một cực tăng trưởng kinh tế toàn diện khu vực phía Bắc
: Quảng Ninh trở thành một cực tăng trưởng kinh tế toàn diện khu vực phía Bắc

Đến năm 2045, Quảng Ninh là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia, vùng đô thị lớn mang tầm khu vực và quốc tế; người dân có mức thu nhập tương đương các nước phát triển.

Điều kiện để hoàn thành những mục tiêu trên, toàn tỉnh cần phải tập trung cao độ nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trên nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách và đầu tư công; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh...

Năm 2023 mang tính chất bản lề thực hiện các mục tiêu mà tỉnh đặt ra và có ý nghĩa đặc biệt sau đại lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023). Trước thời cơ, thuận lợi mới, đan xen với nhiều khó khăn, thách thức, trong những năm tới, tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục xác định nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chăm lo cải thiện chất lượng đời sống Nhân dân.

Đọc thêm

Luật Thủ đô góp phần tháo gỡ điểm nghẽn về nhà ở xã hội Xã hội

Luật Thủ đô góp phần tháo gỡ điểm nghẽn về nhà ở xã hội

TTTĐ - Việc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 kỳ vọng sẽ thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Hà Nội đặt mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Đô thị

Hà Nội đặt mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

TTTĐ - Hà Nội đặt mục tiêu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ cho từng khu vực tiêu dùng.
Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm Đô thị

Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm

TTTĐ - Thời điểm cuối năm là giai đoạn các công trình xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành, do đó hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng có nhiều diễn biến phức tạp, theo đó, các xe vi phạm về quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng cũng được phát hiện và xử lý nhiều hơn.
Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp Đô thị

Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp

TTTĐ - Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hơn những chính sách ưu đãi từ chính quyền thành phố để mạnh dạn, có động lực đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội sau này.
Quận Tây Hồ ra quân lập lại trật tự đô thị, an toàn giao thông Đô thị

Quận Tây Hồ ra quân lập lại trật tự đô thị, an toàn giao thông

TTTĐ - Sáng 20/11, tại Công an quận Tây Hồ (Hà Nội), Ban Chỉ đạo 197 quận tổ chức lễ ra quân tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn quận.
Mạnh tay trong quản lý trật tự xây dựng Đô thị

Mạnh tay trong quản lý trật tự xây dựng

TTTĐ - Quy định áp dụng biện pháp cắt điện, nước theo Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng tháo gỡ những khó khăn kéo dài trong công tác quản lý đô thị.
Tháo gỡ nhiều vướng mắc phát sinh trong quản lý trật tự xây dựng Xã hội

Tháo gỡ nhiều vướng mắc phát sinh trong quản lý trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 19/11, kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) HĐND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nội dung này giúp việc bảo đảm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố phát huy hiệu quả hơn, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc đã tồn tại từ lâu.
Hà Nội thông qua đề án “giao thông thông minh” Đô thị

Hà Nội thông qua đề án “giao thông thông minh”

TTTĐ - Việc triển khai Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của TP theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới; là công cụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý, điều hành giao thông.
Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước Đô thị

Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước

TTTĐ - Kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) HĐND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng Xã hội

Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng

TTTĐ - Khu vực công viên Bồ Đề Xanh và Bệnh viện Tâm Anh (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) đang trong tình trạng vi phạm trật tự đô thị và lấn chiếm không gian công cộng nghiêm trọng. Thay vì là nơi để người dân thư giãn, đi bộ và tận hưởng không gian xanh, công viên và vỉa hè, quanh bệnh viện lại bị biến thành bãi trông giữ ô tô gây nhếch nhác, làm mất mỹ quan, cản trở sinh hoạt của cư dân khu vực.
Xem thêm