Tag

Quốc hội thảo luận tại tổ về chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh 2018

Tin tức 23/05/2017 13:58
aa
TTTĐ.VN - Sáng 23/5, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã nghe trình và có phiên thảo luận tại tổ về 2 Tờ trình: Dự kiến chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2018; Dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018.

Quốc hội thảo luận tại tổ về chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh 2018


Quốc hội thảo luận tại tổ về chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh 2018
Đại biểu Bùi Văn Xuyền phát biểu tại tổ

Chính phủ chưa quan tâm đến một số dự án Luật cần thiết

Theo đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình), Chính phủ chưa thực sự quan tâm đến một số dự án luật rất cần thiết, trong đó có Luật Về hội.

“Quốc hội đã thảo luận Luật Về hội tại kỳ họp trước, sau đó nói là cần hoàn thiện và xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền, đến kỳ họp này lại không nói năng gì nữa” - đại biểu Xuyền cho biết.


Ngoài ra dự án Luật Biểu tình cũng chưa được Chính phủ quan tâm. Ông Xuyền cho rằng, biểu tình là quyền của dân nhưng không có hành lang pháp lý điều chỉnh cho bài bản thì không ai biết thực hiện thế nào là đúng thế nào là sai.

Đại biểu Xuyền cho rằng, vấn đề đã được hiến định thì Chính phủ phải quan tâm, nếu khó quá thì đưa ra ở mức độ nào thôi, không cầu toàn, nhưng phải đưa ra chứ không thể Quốc hội đã giao rồi mà không nói năng gì nữa cả.

Về nội dung này, Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nêu, Hiến pháp đã hiến định 70 năm rồi nhưng Luật Về hội vẫn chưa làm. Còn với Luật Biểu tình thì từ nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13, Thủ tướng đã công khai nói trước Quốc hội mà đến nay “nhập nhằng” mãi, không có luật điều chỉnh, làm cho dân không biết đúng hay sai.

“Nếu Quốc hội cứ để Chính phủ trình rồi bàn, đại biểu không trải nghiệm thì hạn chế trong xây dựng luật đương nhiên khó tránh”, ông Quốc nhận xét và cho rằng Quốc hội phải tiến đến chỗ chủ động hơn.

Thay đổi chương trình xây dựng Luật

Góp ý về Dự kiến chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2018, đa số các đại biểu tổ Hà Nội đều nhất trí cho rằng, chương trình xây dựng Luật pháp lệnh năm 2018 cần có nhiều thay đổi.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, Quốc hội cần thiết phải thay đổi quy trình về làm luật, phải lý giải được tại sao phải làm luật, các phạm vi, bất cập cần điều chỉnh. Khi có được các nội dung rồi việc biên soạn như thế nào, hành văn ra sao phải có chuyên gia thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Quốc Bình cho rằng, các báo cáo đánh giá về Luật chưa thực sự sâu sắc và toàn diện, các đại biểu Quốc hội trước đó không được thông qua đề cương và tư tưởng chủ đạo của Luật nên việc sửa Luật chỉ là sửa câu chữ, tính thực thi hạn chế... Đại biểu đề nghị phải thông qua đề cương và tư tưởng chủ đạo của Luật cho đại biểu để đại biểu nắm được và góp ý trước khi xây dựng Luật.



Quốc hội thảo luận tại tổ về chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh 2018
Đại biểu Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại tổ

Cùng quan điểm, Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, hiện nay các luật đi vào cuộc sống còn ít và có đời sống không dài. Do đó khuyến khích ĐB QH xây dựng Luật, tạo điều kiện tốt nhất chođại biểu làm việc và mời được các tổ chức cá nhân có chuyên môn sâu tham gia sâu sắc hơn quá trình làm luật.

Về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội góp ý, hiện nay các luật điều chỉnh nhiều lần và kết quả không cao. Việc điều chỉnh không cung cấp tư liệu, khiến đại biểu gặp khó khăn và đề nghị khi điều chỉnh phải có thông tin cơ bản cho đại biểu.

"Ngoài ra Quốc hội phải gương mẫu, không để cả kỳ họp thông qua rồi sau đó lại thay đổi" - Đại biểu nói.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh thì cho rằng trong xây dựng Luật, nguyên tắc điều chỉnh Luật nên bổ sung nội dung không chạy theo đề nghị của các bộ ngành và các bộ ngành cần xây dựng khung chính sách để QH thông qua rồi mới xây dựng các luật.

Ngoài ra theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Luật CNTT và giao dịch điện tử dù đã được đề nghị giám sát tại nhiều kỳ nhưng hiện tại chưa lần nào dược Quốc hội giám sát xem các Luật này gắn với CCHC đến đâu , có thực hiện được không. Đây là 2 luật hỗ trợ tối đa cho CCHC nhưng hiện nay đang vướng là việc không kết nối với các bộ ngành, nên vô cùng lãnh phí, làm khổ người dân và doanh nghiệp. Đại biểu kiến nghị Quốc hội đưa vào chương trình giám sát.

Giám sát ngay các vấn đề cử tri quan tâm

Về Chương trình giám sát của Quốc hội, các đại biểu tổ Hà Nội đều thống nhất đề xuất nên thực hiện giám sát chuyên đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và trật tự giao thông là những vấn đề đang được cử tri quan tâm. Ngoài ra tăng hoạt động giám sát, không nhất thiết là chỉ chọn 2 vấn đề.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nêu ý kiến về việc lựa chọn các chuyên đề sau 18 tháng giám sát lại, theo đại biểu đây là thời gian chưa đủ dài, các cơ quan, tổ chức chưa kịp triển khai kết luận giám sát thì đã giám sát lần 2 là chưa hợp lý lắm.

Về các chuyên đề giám sát năm 2018, việc giám sát thực hiện chính sách pháp luật thực hiện trái phiếu CP, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nếu giám sát năm 2018 chưa hợp lý, bởi giai đoạn hiện nay CP vừa có kế hoạch đầu tư công trung hạn trong đó có 1 phần vốn trái piếu, ODA. Như vậy chưa thực hiện xong phân bổ mà lại giám sát thì không hợp lý.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Bích Ngọc, có những bức xúc phải tái giám sát ngay, ví dụ giám giát PCCC, ATTP… cho nên nếu đóng đinh 18 tháng là quá cứng và không nhất thiết phải chờ 18 tháng mới tái giám sát.

Tin liên quan

Đọc thêm

Hàng nghìn người dân nô nức từ sáng sớm xem lễ diễu binh, diễu hành Thời sự

Hàng nghìn người dân nô nức từ sáng sớm xem lễ diễu binh, diễu hành

Sáng 7/5, đại lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra với phần diễu binh, diễu hành được đầu tư hoành tráng.
Sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia Tin tức

Sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia

TTTĐ - Ngày 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun.
Việt Nam - Pháp đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, văn hóa Tin tức

Việt Nam - Pháp đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, văn hóa

TTTĐ - Ngày 6/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Nỗ lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị năm 2024 Tin tức

Nỗ lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị năm 2024

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội kêu gọi các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ TP đến cơ sở, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, trách nhiệm, bản lĩnh và sáng tạo; quyết tâm khắc phục khó khăn, thách thức; tập trung cao độ, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của năm 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt Tin tức

Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt

TTTĐ - Chiều 6/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dự lễ viếng, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1.
Tưởng nhớ công ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh và Anh hùng liệt sỹ Tin tức

Tưởng nhớ công ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh và Anh hùng liệt sỹ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại diện các Bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội đã đến đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp Tin tức

Dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

TTTĐ - Sáng 6/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu TP Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, tại nhà số 30 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội.
Mở ra tầm nhìn và không gian phát triển mới Nhịp sống phương Nam

Mở ra tầm nhìn và không gian phát triển mới

TTTĐ - Ngày 5/5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng, với nội dung trọng tâm là tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành một ngày trước đó.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh: Sẵn sàng đón sóng đầu tư Tin tức

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh: Sẵn sàng đón sóng đầu tư

TTTĐ - Chiều 5/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện tầm nhìn chiến lược, dài hạn phát triển Tây Ninh.
Tối nay (5/5), trực tiếp cầu truyền hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ Tin tức

Tối nay (5/5), trực tiếp cầu truyền hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h hôm nay (5/5) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện.
Xem thêm