Tag

Quy định cụ thể hơn chính sách của Nhà nước trong phát triển rừng

Tin tức 19/06/2017 16:47
aa
TTTĐ.VN- Sáng 19/6, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).

Quy định cụ thể hơn chính sách của Nhà nước trong phát triển rừng

Ngày 7/6/2017, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án luật, có 153 ý kiến phát biểu. Ngày 19/6, tại phiên thảo luận toàn thể tại hội trường đã có 27 ý kiến tham luận và 6 ý kiến của các đại biểu về dự thảo Luật này.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết về tên luật và phạm vi điều chỉnh của luật, về tên, qua thảo luận vẫn có 2 loại ý kiến về phương án tên luật là Luật Lâm nghiệp hoặc Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Tại Tờ trình 68, ngày 1/3/2017 Chính phủ đề nghị Quốc hội tên luật là Luật Lâm nghiệp, Bộ trưởng đánh giá tên Luật Lâm nghiệp ngắn gọn, bao quát đủ các nội dung, các hoạt động lâm nghiệp theo giá trị từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến thương mại, lâm sản với tư cách lâm nghiệp là một ngành kinh tế đặc thù. Việc xác định tên như vậy cũng là thể chế hóa quan điểm của trung ương tại Nghị quyết 26 ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tham khảo luật pháp quốc tế thấy rằng hầu hết các quốc gia đều ban hành Luật Lâm nghiệp hoặc Luật Về rừng. Trong quá trình xây dựng dự án luật, phần lớn các ý kiến tham gia góp ý thảo luận đều đề nghị lấy tên là Luật Lâm nghiệp.

Quy định cụ thể hơn chính sách của Nhà nước trong phát triển rừng


Về phạm vi điều chỉnh của luật, hầu hết các ý kiến đại biểu Quốc hội đều nhất trí phạm vi điều chỉnh như dự thảo luật. Có một số ý kiến đề nghị làm rõ nội hàm và thuật ngữ kinh doanh lâm nghiệp. Bộ trưởng tiếp thu ý kiến này của các đại biểu Quốc hội.

Về phân loại rừng, đa số các ý kiến đều nhất trí phân loại rừng thành 3 loại như dự thảo rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Một số ý kiến khác đề nghị phân loại thành 2 loại rừng là rừng kinh tế bao gồm rừng sản xuất và rừng bảo vệ gồm rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Bộ trưởng Cường cũng cho biết thêm, mục đích yêu cầu phân loại rừng tại dự án luật là tạo khung pháp lý cho công tác quy hoạch, hoạch định chính sách quản lý rừng có hiệu quả phù hợp với chức năng cơ bản của các khu rừng, đồng thời bảo đảm tính thống nhất trong các quy định của hệ thống pháp luật, nhất là các chế định về phân loại đất tại Luật Đất đai.

Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về 3 loại rừng đã hình thành trong nhiều thập kỷ qua ăn sâu vào tiềm thức của nhiều tầng lớp xã hội, hệ thống cơ chế chính sách của nhà nước hiện hành đều được quy định chi tiết cho 3 loại rừng đã trở thành thói quen ứng xử trong đời sống xã hội. Việc thay đổi về phân loại rừng chắc chắn sẽ gây xáo trộn về cơ chế quản lý, đòi hỏi sửa đổi nhiều văn bản pháp luật liên quan và phải mất nhiều năm tới mới có thể ổn định.

Một số khu rừng phòng hộ chuyển thành rừng bảo vệ sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của người dân vì lý do bảo vệ, bảo tồn rừng. Nghiên cứu pháp luật quốc tế cho thấy việc phân loại rừng rất khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa của quốc gia đó, các tổ chức quốc tế cũng không khuyến nghị quy định cách phân loại rừng chung đối với các quốc gia. Ngoài những giải thích trên, Ban soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội về thể chế hóa quy định rừng biên giới, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư để bổ sung hoàn thiện luật trong thời gian tới.

Về giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng. Đại biểu Quốc hội đều nhất trí với quan điểm quy định cơ bản về giao rừng, cho thuê rừng tại dự thảo luật và đề nghị bổ sung quy định về ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình khó khăn, hạn mức giao rừng, phân cấp rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với rừng chưa được giao. Giao rừng có gắn với giao đất, giao rừng tâm linh, tín ngưỡng, rừng bảo vệ nguồn nước cho cộng đồng các dân tộc thiểu số. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết sẽ tiếp thu và nghiên cứu hoàn thiện để việc giao rừng, cho thuê rừng phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Giao rừng, cho thuê rừng để rừng có chủ thực sự là chủ trương nhất quán trong quá trình dự thảo lần này.

Tuy nhiên, do quỹ rừng hạn chế nên cần ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ để có cuộc sống gắn bó với rừng, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế. Việc quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là rừng tự nhiên, chúng tôi tiếp thu nghiên cứu để bổ sung quy định về đóng cửa rừng tự nhiên, tăng khả năng hấp thụ các bon, đẩy mạnh dịch vụ môi trường rừng, khuyến khích sản xuất nông lâm kết hợp và phát triển lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là cây dược liệu để tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người làm nghề rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, tiếp tục được nghiên cứu, chỉnh sửa theo nguyên tắc quản lý chặt chẽ, chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên, tăng quyền tự chủ của chủ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, giảm phát sinh thêm các thủ tục hành chính phù hợp với Luật Đầu tư công năm 2014 và Luật Đất đai năm 2013.

Về vấn đề chủ rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Phần lớn các ý kiến đều nhất trí với quy định cơ bản tại dự án luật về chủ rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Một số ý kiến đề nghị làm rõ hơn quy định về cộng đồng dân cư, quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã về kiểm lâm.

Cộng đồng dân cư đã và đang tổ chức quản lý rừng có hiệu quả, gắn với tập quán sản xuất truyền thống của đồng bào. Trong thời gian gần đây đã có một số văn bản pháp luật đề cập đến vai trò của cộng đồng dân cư thôn như Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007, Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, Luật Đất đai năm 2013. Cộng đồng đã được nhà nước giao khoảng 1,1 triệu ha rừng, chiếm 80% diện tích rừng toàn quốc đang quản lý có hiệu quả.

Hiện nay Ủy ban nhân dân xã không phải là chủ rừng, nhưng đang quản lý 3,1 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp chưa được giao, cho thuê để quản lý, sử dụng hiệu quả diện tích trên. Ủy ban nhân dân xã xây dựng đề án để trình cơ quan có thẩm quyền giao, cho thuê theo quy định của pháp luật. Kiểm lâm là tổ chức có chức năng bảo đảm, chấp pháp pháp luật về lâm nghiệp nhưng tại một số địa phương, tạm thời quản lý bảo vệ những diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê để quản lý sử dụng hiểu quả diện tích trên, kiểm lâm tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã xây dựng phương án để trình cơ quan có thẩm quyền giao, cho thuê theo đúng quy định của pháp luật.

Về tổ chức ngành lâm nghiệp, đa số ý kiến nhất trí với tổ chức ngành lâm nghiệp tại dự thảo luật. Tuy nhiên, có một số ý kiến đề nghị xem xét không nên quy định tại dự án luật chuyên ngành, trong trường hợp đặc thù thì cần quy định rõ hơn về cơ quan quản lý nhà nước, trung ương và địa phương.

Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu và nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện dự án luật với những quan điểm cơ bản như sau: Dự thảo luật chỉ quy định khung, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp, trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ quy định chi tiết về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan này, quy định như vậy sẽ linh hoạt đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động của lâm nghiệp và không trái với Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Quyết định số 2218 ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành kế hoạch của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết 39 và chi tiết tổ chức do Chính phủ quy định.

Kiểm lâm được thành lập từ năm 1973 theo Nghị định số 101 ngày 21/5/1973 của Hội đồng Chính phủ và được quy định tại các Chương VII gồm 4 điều tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng hiện hành. Sau 44 năm thành lập, hoạt động kiểm lâm là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, là lực lượng chuyên trách của nhà nước có chức năng bảo vệ rừng và đảm bảo chấp pháp về pháp luật bảo vệ rừng.

Toàn quốc hiện nay có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập Chi cục kiểm lâm với gần 12.000 người kiểm lâm còn được quy định cụ thể trong Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Để tăng cường thẩm quyền của kiểm lâm, dự thảo luật đã chỉnh sửa, bổ sung một số quy định như kiểm lâm có chức năng bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, trực tiếp bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân nơi nhà nước chưa giao, chưa cho thuê và ở những khu rừng đặc dụng, phòng hộ quan trọng, đấu tranh ngăn ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại rừng là lực lượng chuyên ngành trong phòng cháy, chữa cháy rừng. Với chức năng này kiểm lâm đã được pháp luật hiện hành quy định về trang bị, sử dụng phương tiện trang bị chuyên dùng, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Một nội dung nữa về quỹ bảo vệ môi trường, Bộ trưởng báo cáo thêm Quỹ bảo vệ dịch vụ môi trường rừng được hình thành theo Nghị định số 05 ngày 14/1/2008, đây là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và hiện nay 41 tỉnh đã thành lập quỹ này.

“Trong 5 năm vừa qua tổng số tiền thu được 6.510 tỷ, bình quân 1 năm thu được 1.300 tỷ, chúng ta đã chi trả cho 500.000 hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân bảo vệ rừng với một diện tích 5,87 triệu héc ta rừng, chiếm 42% tổng diện tích rừng toàn quốc. Do đó, quỹ này đang hoạt động rất tốt, chúng tôi tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện làm sao quỹ này hoạt động tốt hơn, thực hiện phương châm xã hội hóa nội dung này”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết.

Tin liên quan

Đọc thêm

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương Tin tức

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương

TTTĐ - Làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sáng 20/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú yêu cầu cấp ủy, chính quyền thành phố phải hết sức chủ động, nội dung gì thuộc thẩm quyền phải tập trung triển khai, không để xảy ra đùn đẩy, né tránh.
Thông qua dự thảo báo cáo kiểm tra với TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu Tin tức

Thông qua dự thảo báo cáo kiểm tra với TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng 20/3, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Đoàn Kiểm tra số 1908 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra năm 2025 đối với các Ban Thường vụ Thành ủy, Tỉnh ủy các địa phương: TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Quảng Ninh đảm bảo bộ máy sau tinh gọn phải mạnh, hiệu quả Thời sự

Quảng Ninh đảm bảo bộ máy sau tinh gọn phải mạnh, hiệu quả

TTTĐ - Ngày 19/3, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng đoàn kiểm tra, đã chủ trì hội nghị thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra số 1907 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Chủ tịch nước dâng hương tại Khu lưu niệm các tiền bối cách mạng ở Hưng Yên Tin tức

Chủ tịch nước dâng hương tại Khu lưu niệm các tiền bối cách mạng ở Hưng Yên

Nhân chuyến công tác tại Hưng Yên, chiều 19/3/2025, Chủ tịch nước Lương Cường đến dâng hương tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Nhà tưởng niệm Trung tướng Nguyễn Bình ở xóm Cả, làng Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ và Nhà tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thôn Vân Nội, xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu.
Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải có tư duy "nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn" Tin tức

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải có tư duy "nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn"

TTTĐ - Ngày 19/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025 để thảo luận và cho ý kiến đối với 4 dự án luật, đề nghị xây dựng luật.
Chính phủ thảo luận các dự luật về doanh nghiệp, năng lượng nguyên tử, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Tin tức

Chính phủ thảo luận các dự luật về doanh nghiệp, năng lượng nguyên tử, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 19/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025 để thảo luận và cho ý kiến đối với 6 dự án luật, đề nghị xây dựng luật.
Để cán bộ là yếu tố "then chốt" trong kỷ nguyên mới Tin tức

Để cán bộ là yếu tố "then chốt" trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Trong nhiều nhiệm kỳ gần đây, Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện và đồng bộ các khâu trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tạo nhiều bước tiến quan trọng. Trong đó nổi bật là TP đã đổi mới trong tư duy, cách làm về phân cấp đào tạo bồi dưỡng cán bộ; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng từng bước đi vào chiều sâu và thưc chất; đổi mới chương trình bồi dưỡng, chú trọng bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới và kỹ năng mềm...
Con người là yếu tố quyết định của bộ máy sau tinh gọn Tin tức

Con người là yếu tố quyết định của bộ máy sau tinh gọn

TTTĐ - Trong sắp xếp tổ chức bộ máy, việc đánh giá, lựa chọn đúng người, bố trí đúng việc là điều rất quan trọng, đòi hỏi từng cấp ủy TP Hồ Chí Minh, nhất là người đứng đầu các cấp không chỉ công tâm, khách quan, chính trực mà còn phải dũng cảm và quyết liệt.
Quyết tâm cao thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, khắc phục "điểm nghẽn của điểm nghẽn" Tin tức

Quyết tâm cao thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, khắc phục "điểm nghẽn của điểm nghẽn"

Chiều 17/3, ngay sau hội nghị thông báo dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra số 1910 đối với Đảng ủy Chính phủ, Đoàn Kiểm tra số 1908 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 tổ chức hội nghị thông báo dự thảo báo cáo của Đoàn đối với Đảng ủy Quốc hội
Tạo mọi điều kiện để Hội phụ nữ các cấp hoạt động hiệu quả Tin tức

Tạo mọi điều kiện để Hội phụ nữ các cấp hoạt động hiệu quả

TTTĐ - Chiều 17/3, Đoàn đại biểu Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam dẫn đầu đã tới thăm, chúc mừng Đảng bộ thành phố Hà Nội nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố(17/3/1930-17/3/2025).
Xem thêm