Quyết liệt chống hàng giả để tạo cơ hội cho doanh nghiệp chân chính
Hà Nội lập tổ công tác liên ngành kiểm tra hàng giả, hàng nhái 10 giải pháp chống hàng giả, hàng gian, bảo vệ người tiêu dùng |
Tại buổi thảo luận chiều 8/7, một nội dung được các đại biểu HĐND TP Hà Nội đặc biệt quan tâm là giải pháp quản lý an toàn thực phẩm và xử lý hàng giả, hàng nhái tại Hà Nội.
Đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân trong "cuộc chiến" chống hàng giả
![]() |
Đại biểu Nguyễn Văn Thắng phát biểu thảo luận tổ |
Đại biểu Nguyễn Đình Hưng nêu thực trạng, dù đã có những nỗ lực thanh tra, kiểm tra quyết liệt, xử phạt nặng đối với hàng nghìn cơ sở vi phạm nhưng tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp.
Một trong những khó khăn lớn nhất là việc quản lý hàng trăm nghìn sản phẩm tự công bố. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng “kẽ hở” pháp luật để tung ra thị trường các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, gây khó khăn cho công tác hậu kiểm.
Đại biểu Nguyễn Văn Thắng cho rằng, hàng giả, hàng nhái đang thực sự là “cuộc chiến” khi nhiều thông tin về chính sách người dân không nắm rõ, bên cạnh đó là vấn đề lợi dụng người nổi tiếng quảng cáo, buôn bán trên mạng không đạt tiêu chuẩn… gây ảnh hưởng không nhỏ.
Do đó, chính quyền TP cần đẩy mạnh tuyên truyền về các chính sách, đặc biệt liên quan đến sức khỏe người dân càng phải đẩy mạnh quyết liệt, tránh hiểu nhầm dẫn đến hiện tượng các tiểu thương đóng cửa hàng loạt như vừa qua.
Ở chiều hướng khác, đại biểu Nguyễn Minh Đức chỉ ra thực trạng, sau khi TP quyết tâm dẹp hàng giả, hàng nhái, nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh đã tạm dừng hoạt động. Việc này cần phải đánh giá thực chất, các cá nhân tạm dừng kinh doanh để tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng chứ không phải né thuế hay do các chính sách mới về thuế.
"Việc chống hàng giả, hàng nhái là cơ hội cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, nên cần tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn nữa” - đại biểu Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Minh Đức phát biểu thảo luận tại tổ |
Để giải quyết tình trạng hàng giả, hàng nhái, đại biểu Phùng Tân Nhị cho rằng một trong những biện pháp là phải tăng cường sản phẩm OCOP, xây dựng thương hiệu cho các vùng sản xuất, làng nghề của Hà Nội; tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa đảm bảo chất lượng trên thị trường.
Cùng với đó, TP phải rà soát lại việc xây dựng Nông thôn mới trong bối cảnh chính quyền 2 cấp không còn quận, huyện. Với mô hình xã mới hiện nay, việc thực hiện phải có hướng dẫn cụ thể, tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng Nông thôn mới có khởi đầu nhưng không có kết thúc.
Thách thức mới về an toàn thực phẩm
Một nội dung khác được các đại biểu quan tâm là vấn đề an toàn thực phẩm. Theo đại biểu Nguyễn Đình Hưng, trước sự bùng nổ của thương mại điện tử và các ứng dụng giao đồ ăn nhanh cũng đặt ra những thách thức mới trong việc kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.
“Các chế tài xử phạt hiện hành, kể cả khi đã được nâng lên gấp đôi theo Luật Thủ đô, dường như vẫn chưa đủ sức răn đe do lợi nhuận từ gian lận thương mại quá lớn”, đại biểu Nguyễn Đình Hưng nhấn mạnh và kiến nghị, để giải quyết triệt để vấn đề này, cần có những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn.
Theo đó, phải sớm sửa đổi các quy định pháp luật liên quan, nhất là siết chặt quản lý sản phẩm tự công bố và bắt buộc áp dụng truy xuất nguồn gốc điện tử. Ngoài ra, cần nghiên cứu các chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn.
Đại biểu gợi ý, có thể gắn trách nhiệm vi phạm với mã định danh cá nhân, đình chỉ vĩnh viễn quyền kinh doanh, thậm chí hình sự hóa các hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Cùng với đó, cần tăng cường đầu tư cho hệ thống kiểm nghiệm, nâng cao năng lực giám sát và phát hiện vi phạm, đảm bảo thực thi pháp luật một cách hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Đình Hưng phát biểu thảo luận tổ |
Đại biểu HĐND TP Hà Nội cho rằng, cần tăng cường truyền thông đối với công tác an toàn thực phẩm. Trong đó, tập trung nâng cao nhận thức cho hai đối tượng chính. Thứ nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, từ người nuôi trồng đến các nhà hàng, bếp ăn tập thể, phải hiểu rõ vai trò và trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Thứ hai là người tiêu dùng cần được trang bị kiến thức để nhận diện và tẩy chay các sản phẩm không an toàn.
Song, việc này đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ chính quyền địa phương đến các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh. TP cần xây dựng một cơ chế giám sát từ cộng đồng, phát hiện sớm và công khai các cơ sở vi phạm, đồng thời vinh danh những đơn vị làm tốt, tạo ra một văn hóa tiêu dùng và sản xuất an toàn trên toàn xã hội.
Cũng quan tâm về nội dung này, đại biểu Nguyễn Minh Đức đề nghị cơ quan chức năng và các cấp chính quyền quan tâm hơn nữa đến việc quản lý gthức ăn đường phố, nhất là thức ăn đường phố quanh khu vực các trường học...
Bữa ăn học đường cần hướng tới cải thiện tầm vóc, thể chất cho học Thảo luận Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025-2026, đại biểu Nguyễn Đình Hưng đề nghị, cần xây dựng tiêu chuẩn dinh dưỡng khoa học, lựa chọn đơn vị cung ứng chuyên nghiệp để đảm bảo mỗi bữa ăn không chỉ ngon, an toàn mà còn đủ chất. Song song đó, cần nâng cao chất lượng khám sức khỏe học đường, kết hợp sàng lọc, tư vấn dinh dưỡng và xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử. Đây là sự đầu tư chiến lược nhằm cải thiện tầm vóc và thể chất cho học sinh Thủ đô, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai. |
Tin liên quan
Đọc thêm

"Sức khoẻ" doanh nghiệp phản ánh chất lượng nền kinh tế

Đẩy mạnh tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2/9

Tiếp tục đổi mới hoạt động, đáp ứng thực tiễn Thủ đô

Tăng cường giám sát quản lý tài sản công và hoạt động cấp xã

Vị thế của Thủ đô là tiên phong hiện thực hoá chủ trương lớn

Đảm bảo 126 xã, phường hoạt động thông suốt

Các nghị quyết phải có tầm nhìn dài hạn, người dân là trung tâm

Cử tri tin tưởng mô hình chính quyền 2 cấp hiệu quả, sáng tạo

Toàn văn phát biểu khai mạc kỳ họp thứ hai mươi lăm của Chủ tịch HĐND TP Hà Nội
