Tag
Bộ Y tế

Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tin Y tế 26/04/2024 19:00
aa
TTTĐ - Ngày 26/4, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại các trường học Không để dịch tay chân miệng lây lan trong trường học Tăng cường chiến dịch truyền thông an toàn thực phẩm Kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại cơ sở giáo dục

Theo công văn của Bộ Y tế, tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó một số bệnh như sởi, ho gà... được ghi nhận gia tăng tại nhiều quốc gia. Tháng 4/2024, Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực.

Trong nước, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên trong bối cảnh chung của thế giới, tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Các địa phương cần đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Các địa phương đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ

Bên cạnh đó, một số bệnh lưu hành như tay chân miệng, bệnh dại hiện cũng có số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 4/2024, nước ta đã ghi nhận trường hợp tử vong do cúm A(H5N1), đây là trường hợp mắc thứ 2 kể từ năm 2014; đồng thời ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc cúm A (H9N2).

Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; cao điểm du lịch hè 2024 sắp tới, nhu cầu đi lại tăng cao, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao trách nhiệm cho UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với ngành Y tế triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm chủng mở rộng.

Các tỉnh, thành phố xây dựng, trình HĐND ban hành định mức chi cho hoạt động y tế dự phòng để chủ động triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh.

Các địa phương bố trí đầy đủ kinh phí cho việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và công tác tiêm chủng mở rộng từ nguồn kinh phí địa phương theo phương châm 4 tại chỗ đảm bảo đúng quy định.

Cùng với đó, UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay từ cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế; phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur chủ động phân tích tình hình và đánh giá nguy cơ để đề xuất, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, kịp thời.

Các đơn vị xây dựng, triển khai phương án cụ thể sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; cao điểm du lịch hè 2024; tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại tất cả các tuyến; đảm bảo hoạt động của các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động để sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.

Bộ Y tế yêu cầu triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch, nhất là các bệnh truyền nhiễm có số mắc, tử vong cao.

Đối với bệnh dại đảm bảo đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao, bố trí mỗi huyện có ít nhất 1 điểm tiêm; ở những nơi địa bàn rộng và địa hình khó khăn xem xét bố trí thêm điểm tiêm phòng; tăng cường sự phối hợp với ngành nông nghiệp giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn, hướng dẫn tiêm phòng và xử lý ổ dịch kịp thời.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, các địa phương thực hiện mạnh mẽ chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 14 (15/6/2024).

Các đơn vị tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) phòng chống sốt xuất huyết; tuyên truyền để người dân hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt; xác định các điểm có nguy cơ cao và tổ chức phun hóa chất chủ động theo quy định của Bộ Y tế.

Đối với bệnh tay chân miệng, các địa phương cần giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân; thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh, phát hiện kịp thời những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh và thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý kịp thời.

Đối với bệnh được dự phòng bằng vắc xin (sởi, ho gà, bạch hầu...), các địa phương cần đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, thực hiện tốt tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng; tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Các đơn vị tăng cường hoạt động giám sát, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh; triển khai xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh; tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng bệnh và vận động các gia đình đưa trẻ em đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch, đủ mũi tiêm.

Bộ Y tế yêu cầu thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, kịp thời điều trị, cấp cứu người bệnh, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn; không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế; tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật.

Các đơn vị chủ động, phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân; xây dựng các tài liệu, sản phẩm, thông điệp truyền thông về phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng vắc xin phòng bệnh phù hợp với phong tục, tập quán, ngôn ngữ của từng địa phương.

Đọc thêm

98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã Tin Y tế

98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

TTTĐ - Theo thống kê của Sở Y tế, toàn thành phố Hà Nội đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ Tin Y tế

Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ

TTTĐ - Sinh con là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy lo lắng, đặc biệt với các mẹ bầu lần đầu làm mẹ. Tại Bệnh viện Đa khoa Nghi Lộc, những dịch vụ chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé sẽ giúp hành trình vượt cạn trở nên an toàn, nhẹ nhàng và đáng nhớ hơn bao giờ hết.
Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm Tin Y tế

Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó); trong đó 20 ca mắc chưa tiêm chủng vắc xin và 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng sởi.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên Tin Y tế

Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên

TTTĐ - Nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản, giúp các em có ý thức bảo vệ bản thân và xây dựng lối sống lành mạnh, Trung tâm Y tế quận Hà Đông đã phối hợp với các trường tổ chức các đợt truyền thông giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản ở độ tuổi vị thành niên.
Sàng lọc sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số Tin Y tế

Sàng lọc sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số

TTTĐ - Hiện nay, với tiến bộ của y học, phương pháp xét nghiệm máu gót chân có thể phát hiện một số bệnh lý di truyền hoặc các rối loạn bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Phẫu thuật bệnh nhân 9 năm đeo hậu môn nhân tạo Tin Y tế

Phẫu thuật bệnh nhân 9 năm đeo hậu môn nhân tạo

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho một trường hợp bệnh nhân lồng ruột - ung thư đại tràng tái phát đã mang hậu môn nhân tạo 9 năm.
Phòng khám Y học Sài Gòn bị phạt sau vụ “vẽ bệnh, moi tiền” Nhịp sống phương Nam

Phòng khám Y học Sài Gòn bị phạt sau vụ “vẽ bệnh, moi tiền”

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế. Trong đó, hai phòng khám bị người dân phản ánh có hành vi “vẽ bệnh, moi tiền”, gồm: Phòng khám đa khoa Y học Sài Gòn và Phòng khám đa khoa Tháng Tám bị phạt nặng.
Mọi trẻ sinh non cần được chăm sóc sức khỏe tốt nhất Tin Y tế

Mọi trẻ sinh non cần được chăm sóc sức khỏe tốt nhất

TTTĐ - Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Bắc Ninh, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF tổ chức lễ mít tinh Việt Nam hưởng ứng Ngày thế giới vì trẻ sinh non.
Hút mỡ tại phòng khám thẩm mỹ, một bệnh nhân nhập viện cấp cứu Tin Y tế

Hút mỡ tại phòng khám thẩm mỹ, một bệnh nhân nhập viện cấp cứu

TTTĐ - Nam bệnh nhân nhập viện do viêm mô tế bào thành bụng vùng hạ vị và dương vật sau khi hút mỡ tại một phòng khám thẩm mỹ trên địa bàn Quận 10, TP HCM.
Tập huấn công tác tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu Tin Y tế

Tập huấn công tác tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu

TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội tổ chức tập huấn công tác tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Xem thêm