Tag

Ra mắt cuốn sách kinh điển "Luận ngữ chú giải"

Văn hóa 19/09/2019 14:45
aa
TTTĐ- "Luận ngữ chú giải" là ấn phẩm vừa được Nhà xuất bản Văn học phát hành do Dương Bá Tuấn chú giải và Ngô Trần Trung Nghĩa dịch. Tác phẩm này được xem là việc đưa sách kinh điển gần với đại chúng hơn.

Ra mắt cuốn sách kinh điển

Bìa cuốn sách "Luận ngữ chú giải"

Bài liên quan

Phố kem Hà Nội

"Hẹn hò" nhà văn Nguyễn Nhật Ánh "Làm bạn với bầu trời" cuối tuần này tại Hà Nội

Ra mắt Tủ sách "Văn học trong nhà trường"

Cùng nhà văn Trần Thùy Mai tọa đàm về "Lịch sử và nữ quyền trong văn chương"

Giá trị lớn lao của "Luận ngữ" là ở sự giản dị. Năm khái niệm cơ bản của nó rất gần gũi và dễ hiểu đối với mỗi người: 1.Trí; 2. Nhân; 3. Tín; 4. Lễ; 5. Dũng. Dựa trên năm đức tính đó Khổng Tử xây dựng một hệ thống tư tưởng lôgíc, độc đáo, nhằm thiết lập trật tự trong xã hội, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của cả quốc gia.

Cốt lõi của học thuyết Khổng Tử là những nguyên tắc đạo đức. Nó được trình bày trong "Luận ngữ", dưới dạng tập hợp những lời nói vắn tắt và những cuộc đối thoại giữa Khổng Tử và học trò. Tất cả gồm 20 chương nhỏ, mỗi chương gồm những đoạn ngắn gắn với một lời nói của thầy.

Ra mắt cuốn sách kinh điển

Dịch giả Ngô Trần Trung Nghĩa đã viết về cuốn "Luận ngữ chú giải" như sau:

"Luận ngữ" không phải tác phẩm xa lạ với mọi người, sách chú giải "Luận ngữ" thì xưa nay nhiều vô kể nhưng "Luận ngữ chú giải" của Dương Bá Tuấn lại là một hiện tượng độc đáo.

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

Những ai yêu thích Hán học dễ dàng nhận ra ngay tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã mượn ý từ trong sách Luận ngữ: “Tử viết: …Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã” (Khổng Tử nói: …Mắt thấy chuyện phải ra tay can thiệp mà chỉ biết đứng nhìn, như thế là hèn nhát).

Trong đời sống hằng ngày, không ít lần ta nghe thấy mấy câu đại loại như hậu sinh khả úy, dục tốc bất đạt, danh chính ngôn thuận, tứ hải giai huynh đệ,… Tất cả đều xuất xứ từ "Luận ngữ".

Có thể thấy sức ảnh hưởng của "Luận ngữ" vô cùng sâu rộng, hơn nữa còn được nhân dân ta chắt lọc và tiếp thu để làm phong phú vốn ngôn ngữ của mình.

"Luận ngữ" ra đời vào thời Chiến Quốc (khoảng năm 476 - 221 trước Công Nguyên), ghi chép lại ngôn hành của Khổng Tử, đồng thời cũng ghi chép cả ngôn hành của một số đệ tử Khổng môn.

Ra mắt cuốn sách kinh điển

Tuy nhiên trên thực tế, "Luận ngữ" không đơn thuần chỉ là sách luân lý của Nho gia, đây là một tác phẩm có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, có thể ứng dụng vào chính trị, thậm chí cả lĩnh vực kinh doanh.

Bước vào thời đại 4.0, “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (điều mình không muốn thì đừng làm với người khác) vẫn là nguyên tắc ứng xử cao đẹp mà mọi người nên lựa chọn. Trong quá trình học tập và làm việc giữa guồng máy công nghệ, “bất sỉ hạ vấn” (không xấu hổ khi học hỏi người dưới) vẫn là thái độ đúng đắn giúp bản thân tiến bộ hơn.

"Luận ngữ chú giải" của Dương Bá Tuấn ra mắt lần đầu tiên vào năm 1958, đến năm 1982, lượng tiêu thụ đã lên đến con số 160.000 bản, trở thành best-seller lúc bấy giờ. Đây thật sự là hiện tượng hiếm có đối với một tác phẩm nghiên cứu.

Dương Bá Tuấn (1909 - 1992) tên thật là Dương Đức Sùng, người Hồ Nam, Trung Quốc. Ông là nhà ngôn ngữ học nổi tiếng, có nhiều cống hiến trong lĩnh vực văn tự và ngôn ngữ, chủ yếu là nghiên cứu ngữ pháp và hư từ văn ngôn cũng như chỉnh lý và chú giải thư tịch cổ.

Tuy không phải người đầu tiên chú thích sách "Luận ngữ" nhưng "Luận ngữ chú giải" của Dương Bá Tuấn lại được đông đảo độc giả đón nhận, nguyên nhân chủ yếu là do cách giải thích chính xác và dễ hiểu, ngay cả độc giả phổ thông cũng dễ dàng tiếp thu. Những khúc mắc về phương diện ngôn ngữ đều được ông tháo gỡ, người đọc có thể thấu hiểu và lĩnh hội những giá trị nhân đạo của Nho gia. Qua đó, hình ảnh vị “vạn thế sư biểu” đáng kính dần hiện lên một cách chân thật nhất. Bởi thế nên công trình nghiên cứu này được vinh danh là “sách kinh điển cho mọi nhà”.

Một tác phẩm tuyệt vời và giàu tính ứng dụng như thế không thể nào để mãi trong “tháp ngà”!

Với mong muốn đưa kinh điển đến gần với đại chúng, bằng "Luận ngữ chú giải", Dương Bá Tuấn đã làm được điều đó.

Tin liên quan

Đọc thêm

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ" Thời trang - Làm đẹp

Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ"

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Trần Phương Hoa đã ra mắt bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ". Nét độc đáo và mang lại điểm nhấn thú vị của bộ sưu tập (BST) là bởi được trình diễn bởi những người mẫu đặc biệt là các Đại sứ và phu nhân/phu quân các nước tại Việt Nam.
Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông Nghệ thuật

Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông

TTTĐ - Ngày 28/4, tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và giao lưu với các lão thành tham gia kháng chiến.
Xem thêm