Rừng Amazon cháy vì... thế giới ăn quá nhiều thịt
Những ngày qua, rừng nguyên sinh Amazon đã bị cháy trên diện rộng do hoạt động khai thác và đốt rừng bừa bãi của người dân
Bài liên quan
Đề xuất chia sẻ cây giống tới 9 tỉnh miền Trung xảy ra cháy rừng
Lộ thủ phạm phá tan hoang gần chục hecta rừng Quảng Châu
Thủ đô Indonesia có thể bị chìm trong tương lai
WHO cảnh báo dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát toàn cầu
10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu
Brazil là quốc gia xuất khẩu thịt bò lớn nhất thế giới, cung cấp gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Con số này vẫn có thể tăng lên trong những năm tới.
Năm ngoái, nước này đã xuất hơn 1,64 triệu tấn thịt bò, sản lượng cao nhất từng ghi nhận trong lịch sử, giúp Brazil thu về 6,57 tỷ USD, thống kê của Hiệp hội xuất khẩu thịt bò Brazil (Abiec), gồm hơn 30 công ty đóng gói thịt.
Năm ngoái, Brazil đã xuất hơn 1,64 triệu tấn thịt bò, thu về khoảng 6,57 tỷ USD |
Sự phát triển của ngành công nghiệp thịt bò ở Brazil được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu thụ gia tăng mạnh mẽ từ châu Á, chủ yếu là thị trường nội địa Trung Quốc và Hồng Kông. Riêng hai thị trường này đã chiếm gần 44% tổng lượng xuất khẩu thịt bò từ Brazil năm 2018.
Ngoài ra, các thỏa thuận thương mại mới hứa hẹn sẽ giúp Brazil chính thức bước vào những thị trường tiềm năng như Indonesia và Thái Lan. Từ đó, ngành công nghiệp thịt bò của Brazil được nâng lên một tầm cao mới.
Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), tiêu thụ thịt bò và thịt bê toàn cầu sẽ tăng trong thập kỷ tới. Một báo cáo chung dự đoán, sản lượng toàn cầu sẽ tăng 16% từ năm 2017 đến năm 2027 để đáp ứng nhu cầu. Phần lớn, thịt bò được cung cấp từ các nước đang phát triển như Brazil.
Sản phẩm từ bò là một trong những nguyên nhân hàng đầu tạo ra khí nhà kính, gây biến đổi khí hậu. Mọi lĩnh vực trong ngành nông nghiệp khi vận hành đều thải ra khí nhà kính làm tăng nhiệt độ trái đất, góp nhiều nhất là sản xuất thịt, đặc biệt là thịt bò. Một số phương pháp sản xuất sản phẩm từ gia súc đòi hỏi phải có diện tích đất lớn, đồng nghĩa với nạn phá rừng tăng lên.
Phần lớn các vụ hỏa hoạn đã được các nhà khai thác gỗ và người chăn nuôi “đặt ra” để dọn đất cho việc chăn nuôi gia súc |
Phần lớn các vụ hỏa hoạn đã được các nhà khai thác gỗ và người chăn nuôi “đặt ra” để dọn đất cho việc chăn nuôi gia súc. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi bò, cái giá Brazil phải trả chính là môi trường.
Trung tâm nghiên cứu vũ trụ của Brazil (INPE) cho biết, trong tuần này số vụ hỏa hoạn ở Brazil cao hơn 80% so với năm ngoái, hơn một nửa xảy ra trong khu vực rừng nhiệt đới Amazon. Đây là thảm họa cho môi trường và sinh thái khu vực.
Hình ảnh đồ họa thể hiện hàng trăm đám cháy xảy ra tại rừng mưa nhiệt đới Amazon trong vài ngày qua |
Alberto Setzer, nhà khoa học cao cấp tại INPE, cho rằng, việc đốt rừng có thể từ những hoạt động nông nghiệp quy mô nhỏ phục vụ cho các dự án kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hiện đại.
Lực lượng chức năng của Brazil đang khống chế những đám cháy lan |
Hằng năm, nông dân chờ đến mùa khô để bắt đầu đốt và dọn sạch các khu vực để có thể chăn thả gia súc. Tuy nhiên, năm nay các vụ cháy rừng đã xảy ra đến mức không thể kiểm soát và được mô tả là chưa từng có.
Bài liên quan
WHO kêu gọi nghiên cứu sâu hơn về hạt vi nhựa và ô nhiễm
Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Hà Nội: 100% trường học đảm bảo vệ sinh môi trường
Sân bay tại Mỹ cấm bán chai nước bằng nhựa
Thanh Hóa: Chung tay vì môi trường biển không rác thải nhựa