Tag

Sàng lọc trước sinh, "chìa khóa" nâng cao chất lượng dân số

Sức khỏe 08/10/2020 10:08
aa
TTTĐ - Để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả. Qua đó, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản từng bước được cải thiện, đi sâu vào chất lượng. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh và tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc tăng hằng năm.
Hà Nội xây dựng lộ trình thực hiện chiến lược dân số đến năm 2030 Lễ phát động Tháng hành động Quốc gia về dân số năm 2020 Triển khai hiệu quả các hoạt động truyền thông y tế giai đoạn 2016-2020 Điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái

Theo các nhà nghiên cứu y học, hiện có khoảng 4.000 loại dị tật bẩm sinh khác nhau do các yếu tố di truyền, môi trường và một số nguyên nhân chưa xác định gây nên, bởi vậy việc sàng lọc trước sinh rất quan trọng.

Các dị tật hay gặp nhất là bệnh down (chậm phát triển trí tuệ), edwards, patau và các dị tật về ống thần kinh. Những dị tật này gây bệnh ở nhiều cơ quan như: Tim, phổi, thận tiết niệu, cơ, xương, khớp, da... Biểu hiện triệu chứng như: Thai không có sọ, não úng thủy, thông sàn nhĩ thất, tứ chứng fallot, teo van tim, sứt môi, hở hàm ếch, khoèo chân, hai trẻ dính nhau, bộ phận sinh dục không rõ là nam hay nữ...

Khi mắc các dị tật này, trẻ có thể chết ngay trong bụng mẹ, chết ngay sau sinh, hoặc phải phẫu thuật sau đó rất phức tạp. Trẻ thường chậm lớn, hay mắc bệnh, chậm phát triển về trí tuệ, rối loạn giới tính, không thể phát dục...

Ngoài ra, còn rất nhiều dị tật ít gặp, khó chẩn đoán và khó chữa, đòi hỏi phải theo dõi sát cũng như thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu mới phát hiện được.

Trẻ em sinh ra mắc dị tật bẩm sinh thường rất khó điều trị. Tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sống, sinh hoạt, tuổi thọ và sự hòa nhập cộng đồng của trẻ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, số trẻ em mắc dị tật bẩm sinh ngày càng gia tăng với tỉ lệ 1/33, có nghĩa là cứ 33 trẻ em sinh ra thì có 1 trẻ mắc dị tật bẩm sinh.

Sàng lọc trước sinh,
Ảnh minh họa

Để giảm thiểu con số này, thai phụ nên sàng lọc trước sinh ngay từ tuần thai thứ 10 trở đi, tức là tháng thứ 3 của thai kỳ; Tránh để thai đã lớn mới thực hiện các sàng lọc, nếu không may thai mắc dị tật bẩm sinh thì việc bỏ thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho mẹ.

Mỗi một thời điểm sàng lọc khác nhau giúp phát hiện được những loại dị tật bẩm sinh khác nhau. Có 3 thời điểm bắt buộc phải siêu âm thai trong thai kỳ giúp sàng lọc trước sinh.

3 tháng đầu thai kỳ (thai 11 đến 13 tuần 6 ngày), các bác sĩ tiến hành siêu âm hình thái thai nhi, đo độ mờ da gáy phát hiện nguy cơ hội chứng down; Thoát vị cơ hoành, thai không có hộp sọ...; Siêu âm thai vào 3 tháng giữa giúp sàng lọc các dị tật về hình thái của thai nhi như: Khe hở môi hàm, bệnh tim bẩm sinh, tay chân khoèo...

Sàng lọc ở thời điểm này còn giúp phát hiện những bất thường về hệ thần kinh của thai nhi như khuyết tật ống thần kinh (gây nứt đốt sống, não úng thủy...); Bất thường ở hệ tim mạch (dị tật ở tim, mạch máu, dị tật van tim...); Bất thường ở hệ tiêu hóa (dị tật ở ruột, dạ dày...), ở hệ sinh dục, xương (loạn sản xương, ngắn chi...).

Siêu âm thai vào 3 tháng cuối thai kỳ, trong đó siêu âm ở tuần thứ 30-32 giúp phát hiện một số vấn đề bất thường ở vùng cấu trúc của não, động mạch, tim.

Bên cạnh siêu âm thai, cần kết hợp sàng lọc bệnh lý của mẹ trong thai kỳ giúp phát hiện các bệnh lý sẵn có trước đó hoặc mới xuất hiện khi có thai, từ đó giúp kiểm soát được các biến chứng có thể gây ra cho thai nhi và cả người mẹ.

Một số bệnh lý của mẹ cần được phát hiện khi mới bắt đầu có thai gồm: Bất thường nhóm máu rhesus, thiếu máu, thalassemia, viêm gan B, HIV, giang mai...

Vào 3 tháng giữa, mẹ cần được sàng lọc đái đường thai kỳ, bởi nó có thể gây ra một số biến chứng như con to, hạ đường huyết sơ sinh...

Trong 3 tháng cuối, mẹ cần được sàng lọc bệnh lý tiền sản giật, sản giật bằng cách đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu hằng tháng. Ngoài ra, còn có sàng lọc nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B từ 34-35 tuần để phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sau sinh.

Ước tính năm 2020, tỷ lệ sàng lọc trước sinh toàn thành phố đạt 80%, tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 85%. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng năm 2020 dự kiến ở mức 7,7%, vượt chỉ tiêu đề ra.

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, công tác dân số trên địa bàn Thủ đô đã đạt được những kết quả quan trọng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố.

Mặc dù vậy, công tác dân số trên địa bàn Hà Nội vẫn còn đứng trước rất nhiều khó khăn do quy mô dân số lớn, địa bàn dân cư rộng. Tỷ lệ sinh con thứ ba có giảm nhưng chưa ổn định, chất lượng dân số còn chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô, do đó cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng dân số Thủ đô trong giai đoạn tới.

Tỷ số giới tính khi sinh của thành phố vẫn còn ở mức cao có xu hướng giảm nhưng không bền vững. Biến động dân số cơ học hàng năm lớn do đó, khó khăn trong việc quản lý dữ liệu dân cư trên địa bàn ảnh hưởng đến hoạt động xã hội và phục vụ dịch vụ trên địa bàn Thủ đô…

Đọc thêm

Tăng cường giám sát ổ dịch sốt xuất huyết Tin Y tế

Tăng cường giám sát ổ dịch sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 12/7 đến 19/7), thành phố Hà Nội ghi nhận 118 trường hợp mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân phân bố tại 21 quận, huyện.
Khám, chăm sóc sức khỏe cho hơn 2.000 đối tượng chính sách Tin Y tế

Khám, chăm sóc sức khỏe cho hơn 2.000 đối tượng chính sách

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), Trung tâm Y tế (TTYT) quận Hai Bà Trưng đã tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe cho 2740 đối tượng chính sách trên địa bàn quận.
Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024 Tin Y tế

Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3269/SYT-NVY gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc về việc triển khai Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024.
Đảm bảo tốt nhất về công tác y tế Tin Y tế

Đảm bảo tốt nhất về công tác y tế

TTTĐ - Bắt đầu từ 7h sáng 25/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), tại Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong đó, công tác an ninh cũng như công tác y tế tại lễ tang được đảm bảo an toàn, kỹ lưỡng.
Bệnh viện 199 tiên phong trong ứng dụng xét nghiệm mẫu tóc Sức khỏe

Bệnh viện 199 tiên phong trong ứng dụng xét nghiệm mẫu tóc

TTTĐ - Bệnh viện 199 – Bộ Công An vừa tổ chức hội thảo chuyên đề “Tương lai của y học xét nghiệm mẫu tóc và những ứng dụng thực tiễn" đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực y tế tại TP Đà Nẵng.
Truy xuất tận cùng nguồn gốc loại rượu gây ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Truy xuất tận cùng nguồn gốc loại rượu gây ngộ độc

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu dừng lưu thông ngay và truy xuất tận cùng nguồn gốc của loại rượu ở Thái Nguyên khiến 5 người sử dụng phải nhập Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.
Hà Nội đảm bảo công tác y tế phục vụ Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin Y tế

Hà Nội đảm bảo công tác y tế phục vụ Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 212/KH-SYT về việc bảo đảm công tác y tế và phòng chống dịch phục vụ Lễ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngành Y tế sẵn sàng phục vụ Quốc tang Tin Y tế

Ngành Y tế sẵn sàng phục vụ Quốc tang

TTTĐ - Bộ Y tế ban hành Kế hoạch bảo đảm công tác y tế, phòng chống dịch phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam Tin Y tế

Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 23/7/2024 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hải Phòng: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng Tin Y tế

Hải Phòng: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

TTTĐ - Theo thông tin từ Sở Y tế Hải Phòng, từ ngày 8-14/7/2024, toàn thành phố ghi nhận 991 ca mắc sốt xuất huyết. So với tuần trước (794 ca bệnh) số ca mắc tăng 28,9%.
Xem thêm