Sau một năm bị chó cắn, vết thương vẫn sùi loét, chảy dịch
Sau 2 tháng bị chó cắn, cụ bà mới phát bệnh dại Quảng Nam: Nam học sinh tử vong sau hơn một tháng bị chó cắn Chó cắn đứt rời môi người đàn ông Đi chúc Tết, bé trai bị chó cắn phải khâu 9 mũi |
Bệnh nhân là ông N.T.N (75 tuổi, ở Hải Dương), ông N. cho biết, sau khi bị chó cắn, ông đã tiêm phòng và xử lý vết thương tại cơ sở y tế.
Mặc dù đã khâu và điều trị nhiều lần, vết thương không lành, luôn rỉ dịch và tạo thành khối sùi lớn. Gần đây, ông được cắt lọc tổn thương nhưng vết thương tái phát sau một thời gian ngắn.
Bệnh nhân N nhập viện với nền bệnh lý phức tạp, bao gồm đái tháo đường và dùng tình trạng kháng sinh kéo dài do sử dụng nhiều thuốc giảm đau trước đó, khiến khả năng liền vết thương bị suy giảm đáng kể.
![]() |
Các bác sĩ thực hiện tái tạo vết thương cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC |
TS.BS Dương Mạnh Chiến, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân đánh giá: Đây là trường hợp vết thương kéo dài không lành, có hai yếu tố nguy cơ quan trọng. Thứ nhất, vết thương do súc vật cắn vốn chứa nhiều vi khuẩn độc hại, gây viêm nhiễm kéo dài. Thứ hai, tình trạng nhiễm trùng mạn tính khiến vùng tổn thương có nguy cơ ung thư hóa.
Nếu tiếp tục điều trị theo cách cắt lọc thông thường như các lần trước và chỉ khâu lại, vết thương chắc chắn sẽ tái phát, không bao giờ lành được. Vì vậy, hướng điều trị lần này sẽ can thiệp triệt để bằng phương pháp phẫu thuật tạo hình.
Trước tiên, các bác sĩ tiến hành loại bỏ toàn bộ tổ chức viêm và vùng da bị tổn thương xung quanh; không chỉ cắt bỏ phần sùi, mà cả vùng da lân cận bị ảnh hưởng nhưng chưa biểu hiện ra bên ngoài cũng cần được xử lý để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nhiễm trùng.
Tuy nhiên, vì vùng tổn thương nằm ở gót chân - nơi có rất ít da dư thừa để kéo che phủ nên việc tái tạo lại vùng này là một thách thức lớn. Nếu không che phủ kịp thời, gân gót có thể bị lộ ra ngoài, dẫn đến nguy cơ hoại tử và đứt gân, khiến bệnh nhân mất khả năng đi lại.
Để khắc phục tổn thương, các bác sĩ quyết định sử dụng phương pháp tạo hình bằng vạt sural (hay còn gọi là vạt hiển ngoài) – một mảnh da có mạch nuôi được lấy từ bắp chân. Đây là một kỹ thuật đặc biệt trong tạo hình, đảm bảo vùng da ghép có đủ nguồn cấp máu, giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.
Miếng da này không chỉ đơn thuần được lấy và ghép vào, mà còn giữ nguyên mạch máu nuôi để đảm bảo khả năng sống của vạt sau phẫu thuật. Nếu cần một phần da mỏng từ vùng bẹn cũng có thể được ghép bổ sung để che phủ thêm tổn khuyết.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được theo dõi sát sao, sau 14 ngày hậu phẫu, vết thương đã phục hồi hoàn toàn.
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, không còn tình trạng rỉ dịch hay nhiễm trùng tái phát. Vết thương lành tốt, không xuất hiện biến chứng, giúp bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường.
Các bác sĩ cho biết, với một vết thương kéo dài suốt một năm không liền, từng trải qua nhiều lần can thiệp nhưng thất bại, đây là một thành công lớn trong điều trị tạo hình vết thương khó lành.
"Người dân tuyệt đối không chủ quan với các vết thương nhỏ, đặc biệt là những vết thương lâu liền, có dấu hiệu nhiễm trùng mạn tính hoặc nằm ở các vị trí nhạy cảm như bàn chân, gót chân. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau", BS Chiến khuyến cáo.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Việt Nam dồn tổng lực loại trừ sốt rét trước năm 2030

Làm rõ nguyên nhân mẹ con sản phụ tử vong ở bệnh viện

Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn

Cứu sống bệnh nhân sốc thuốc huyết áp bằng kỹ thuật ECMO

Quảng cáo “lố”, Viện thẩm mỹ Lavender by Chang tiếp tục bị xử phạt

Siết chặt kiểm tra mỹ phẩm trên các sàn TMĐT và mạng xã hội

Giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh

Hà Nội triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện

Ngành Y tế cam kết triển khai bệnh án điện tử trước 30/9/2025
