Tag

"Siết" chỉ tiêu, bỏ xét tuyển sớm: Giảm cơ hội hay tăng công bằng?

Giáo dục 19/12/2024 14:38
aa
TTTĐ - Nội dung “siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm xuống không quá 20% và có thể xem xét bỏ xét tuyển sớm tại Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non đã nhận về nhiều quan tâm của các trường và thí sinh. Liệu những thay đổi này có làm giảm cơ hội vào đại học của thí sinh hay tạo ra một môi trường tuyển sinh công bằng hơn?
Giám sát chặt chẽ, quyết liệt, khẩn trương hoàn thành các chỉ tiêu Trường Đại học Việt Nhật tuyển sinh 450 chỉ tiêu đại học chính quy

Giúp học sinh có tâm lý học hành nghiêm túc

Trong những năm qua, việc xét tuyển sớm đã trở thành một xu hướng phổ biến tại nhiều trường đại học. Vì thế, khi "siết" chỉ tiêu xét tuyển sớm đã nhận được sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh.

Nhiều ý kiến cho rằng, giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm khiến không ít học sinh vất vả hơn khi vào những ngành học mình yêu thích. Tuy nhiên cũng có người cho rằng, điều này giúp học sinh có tâm lý học hành nghiêm túc đến khi tốt nghiệp THPT.

Siết chỉ tiêu xét tuyển sớm đã nhận được sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh
"Siết" chỉ tiêu xét tuyển sớm đã nhận được sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh

Đã cho con ôn thi các kỳ thi để xét tuyển sớm vào đại học từ 2 năm nay, chị Trần Mai Thanh (Phúc La, Hà Đông) chia sẻ: “Cả tôi và con đều đã xác định con đường xét tuyển sớm để tăng cơ hội vào những ngành “hot” của các trường đại học hàng đầu. Nếu giảm chỉ tiêu như thế này, sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn, con sẽ phải nghiêm túc, học hành vất vả hơn”.

Anh Nguyễn Đình Thi ở quận Long Biên đang có con học lớp 12 lại cho rằng, bỏ xét tuyển sớm và "siết" chỉ tiêu tuyển sinh sớm sẽ tạo ra một môi trường tuyển sinh công bằng hơn. Việc chỉ xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp cũng giúp giảm thiểu tình trạng “chạy theo thành tích”, nơi mà các trường học tập trung vào việc giúp học sinh đạt điểm cao trong các kỳ thi riêng.

Ở góc độ giáo viên THPT, cô Hồ Thị Xuân Thu, trưởng nhóm Sử - Địa - Giáo dục Công dân, Trường TH, THCS, THPT Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đồng tình với quan điểm nên bỏ hẳn xét tuyển sớm để đảm bảo công bằng cho học sinh cả nước, đặc biệt là học sinh vùng sâu, vùng xa. Việc nhiều trường xét tuyển sớm bằng học bạ những năm qua đã gây ra những tiêu cực trong quá trình dạy và học, thậm chí là tiêu cực để “làm đẹp” học bạ.

Tạo sân chơi công bằng

Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều trường Đại học như: Bách khoa Hà Nội, Kinh Tế Quốc dân, Y Hà Nội, Luật thành phố Hồ Chí Minh… đã thông báo bỏ phương án xét tuyển bằng kết quả học tập, học bạ bậc trung học phổ thông.

TS Phạm Thanh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Giao thông vận tải cho rằng, nhiều năm nay việc xét tuyển sớm của các cơ sở giáo dục đại học đã trở nên phổ biến, trong các phương thức xét tuyển sớm có phương thức xét tuyển theo học bạ THPT.

Nhiều phụ huynh lo lắng, nếu hạn chế chỉ tiêu xét tuyển sớm, thí sinh sẽ gặp khó khăn hơn khi thi vào các nhóm ngành "hot" (Ảnh minh họa)

“Thông thường các trường sẽ dành một số chỉ tiêu nhất định từ 20%-50% cho phương thức này, tuy nhiên do hiện tượng ảo nên các trường sẽ phải lấy số đủ điều kiện trúng tuyển gấp nhiều lần chỉ tiêu đã xác định.

Do không kiểm soát được mong muốn thực sự của thí sinh và các điều kiện khách quan khác dẫn đến hiện tượng số trúng tuyển cao hơn nhiều số chỉ tiêu ban đầu, thậm chí chiếm toàn bộ chỉ tiêu cho các phương thức khác và các trường bắt buộc phải giảm chỉ tiêu đối với các phương thức khác như xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, điều này khiến điểm chuẩn THPT được đẩy lên rất cao gây mất công bằng trong tuyển sinh”, TS. Phạm Thanh Hà nói.

Vì thế, TS Phạm Thanh Hà cho rằng, Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh 2025 đã hướng tới việc xử lý vấn đề trên bằng cách quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% và số lượng thí sinh được thông báo trúng tuyển không vượt chỉ tiêu xét tuyển sớm đã công bố. Với quy định này số thí sinh trúng tuyển sớm bằng xét tuyển học bạ THPT của các trường sẽ rất thấp.

“Quy định này sẽ không ảnh hưởng đến các trường lớn, các trường bề dày đào tạo nhưng các trường ở địa phương, một số trường tư thục sẽ có những khó khăn nhất định.

Tôi cho rằng Bộ có thể vẫn sẽ để các trường xét tuyển sớm nhưng sẽ dành cho các thí sinh có năng lực vượt trội, còn việc xét tuyển sớm theo phương thức phương thức xét tuyển học bạ THPT sẽ không còn hiệu quả vì bị ràng buộc bằng chỉ tiêu, số lượng thông báo trúng tuyển như đã trao đổi ở trên, do đó nhiều trường sẽ bỏ phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT”, TS Phạm Thanh Hà nhận định.

Việc "siết" chỉ tiêu và bỏ xét tuyển sớm có thể mang lại cả cơ hội và thách thức cho học sinh. Dù điều này làm giảm cơ hội cho không ít học sinh có năng lực nhưng nhiều ý kiến lại cho rằng, đây là bước đi cần thiết để tạo ra một môi trường tuyển sinh công bằng hơn.

Đọc thêm

120 ý tưởng tranh tài tại Vòng đối đầu “Tiếng nói Xanh” mùa 2 Giáo dục

120 ý tưởng tranh tài tại Vòng đối đầu “Tiếng nói Xanh” mùa 2

TTTĐ - Sau gần một tháng tranh tài, 120 đội thi xuất sắc nhất cả nước chính thức được lựa chọn để bước vào vòng thi trực tiếp - Vòng Đối đầu của Cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói Xanh mùa 2.
Ecopark hợp tác với FPT kiến tạo tổ hợp giáo dục liên cấp đầu tiên tại Nghệ An Giáo dục

Ecopark hợp tác với FPT kiến tạo tổ hợp giáo dục liên cấp đầu tiên tại Nghệ An

TTTĐ - Tại khu đô thị Eco Central Park, nhà sáng lập Ecopark hợp tác với Tập đoàn FPT xây tổ hợp giáo dục liên cấp, dự kiến đào tạo 3.000 học sinh các cấp học mỗi năm.
Trường học cần hạn chế tổ chức hoạt động ngoài trời khi rét đậm Giáo dục

Trường học cần hạn chế tổ chức hoạt động ngoài trời khi rét đậm

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các nhà trường có biện pháp giữ gìn sức khỏe cho học sinh khi thời tiết chuyển rét, hạn chế tổ chức các hoạt động ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại…
Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non bằng hoạt động trải nghiệm Giáo dục

Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non bằng hoạt động trải nghiệm

TTTĐ - Hiểu và nhận thức rõ tầm quan trọng về sự phát triển tư duy của trẻ bậc mầm non, Trường mầm non Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã quan tâm, trú trọng phương pháp dậy học cho trẻ bằng các hoạt động trải nghiệm ý nghĩa.
Giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp trong sinh viên Giáo dục

Giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp trong sinh viên

TTTĐ - Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Nâng cao hiệu quả hoạt động khởi nghiệp của sinh viên" ngày 17/12, tạo diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp thiết thực để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên.
Đẩy mạnh phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học Giáo dục

Đẩy mạnh phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học

TTTĐ - Mới đây, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) phát hành cuốn tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”.
Dự báo những ngành nghề "hái ra tiền" trong tương lai Giáo dục

Dự báo những ngành nghề "hái ra tiền" trong tương lai

TTTĐ - Nhiều ngành học công nghệ sẽ trở thành xu thế mới của thời đại trong kỷ nguyên mới.
Đồng hành cùng học sinh - không để yêu thương trở thành áp lực Giáo dục

Đồng hành cùng học sinh - không để yêu thương trở thành áp lực

TTTĐ - Gỡ rối về tâm lý cho học sinh cuối cấp, các chuyên gia cho rằng, học sinh đang phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía mà nếu không trang bị cho mình hiểu biết và kỹ năng, các em khó thoát ra khỏi nó. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến định hướng, kết quả học tập trong giai đoạn đầy nhạy cảm này…
Talkshow "Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai" Giáo dục

Talkshow "Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai"

TTTĐ - Với mục tiêu đồng hành cùng tâm lý học sinh cuối cấp, giải tỏa căng thẳng để các em có một tinh thần vững chắc trước kỳ thi trọng đại - tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại học, ngày 15/12, Trường Đại học Thành Đô phối hợp với Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức talkshow "Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai".
Ra mắt dự án cộng đồng Đồng hành cùng học sinh cuối cấp Giáo dục

Ra mắt dự án cộng đồng Đồng hành cùng học sinh cuối cấp

TTTĐ - Chiều 15/12, tại talkshow Đồng hành cùng học sinh cuối cấp, PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng trường Đại học Thành Đô cho biết: Nhà trường sáng lập Dự án phục vụ cộng đồng mang tên Đồng hành cùng học sinh cuối cấp nhằm chia sẻ áp lực, đồng hành cùng học sinh trước những kỳ thi mang tính bước ngoặt của cuộc đời.
Xem thêm