Tag

Sinh viên chao đảo giữa cơn “bão giá”

Giáo dục 03/03/2022 10:53
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh dịch bệnh, vừa chân ướt chân ráo trở lại Hà Nội để đi học trực tiếp thì giá xăng, giá gas và nhiều mặt hàng thiết yếu liên tục tăng khiến đời sống của nhiều người trẻ, đặc biệt là sinh viên lao đao.
Chàng sinh viên người Dao một tay kể chuyện "Ngược chiều gió" Sinh viên tất bật tìm kiếm việc làm thêm sau khi trở lại thành phố Sinh viên Thủ đô quyết tâm phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh

"Chóng mặt" vì giá

Sau 6 lần tăng giá, giá xăng E5 RON92 hiện đang có mức bán lẻ là 26.077 đồng/lít và xăng RON95 là 26.834 đồng/lít. Mức giá này đang lập kỷ lục mới trong khoảng 8 năm trở lại đây. Giá gas cũng đã kịp thời tăng thêm 3.500 đồng/kg, tương đương với 42.000 đồng/bình 12kg từ ngày 1/3. Như vậy, giá bán lẻ mỗi bình gas 12 kg đã vượt mức 500.000 đồng.

Giá xăng dầu liên tục tăng “chóng mặt”
Giá xăng dầu liên tục tăng “chóng mặt”

Cùng với xăng, gas, nhiều mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, rau củ, thịt lợn, thịt bò… cũng đua nhau nhảy giá. Điều này khiến cho cuộc sống của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên lao đao, căng thẳng.

Bạn Nguyễn Mạnh Tiến, sinh viên năm thứ 3, Học Viện Tài chính chia sẻ: “Mình cũng hiểu rằng thời kỳ dịch bệnh căng thẳng, giá các mặt hàng sẽ tăng, những cũng không nghĩ lại tăng nhiều như vậy. Chỉ trong thời gian ngắn mà giá xăng tăng chóng mặt, mọi khi đổ hơn 70.000 nghìn đồng là đầy bình, bây giờ đội lên hơn 100.000 nghìn đồng. Cứ tình hình như thế này, chắc mình cũng phải giảm đi lại để bù lại khoản đổ xăng mất”.

Nhiều sinh viên phải tìm việc làm thêm để gia tăng thu nhập
Nhiều sinh viên phải tìm việc làm thêm để gia tăng thu nhập (Ảnh minh họa)

Hà Anh Thư, sinh viên năm cuối, Đại Học Kinh doanh và Công nghệ cho biết: “Không chỉ giá xăng, gas tăng mà các mặt hàng như thuốc, thực phẩm cũng đội giá. Bây giờ, mình mua kit test COVID-19 cũng tăng hơn 20.000 đồng/test so với trước. Mỗi tháng phải sử dụng vài kit test chưa tính đến các khoản chi như tiền nhà, tiền điện nước, rồi chi tiêu ăn uống hằng ngày...

Từ hơn 1 tuần này, rau từ 5.000 đồng đã nhảy lên 10-12.000 đồng/mớ; Giá thịt bò cũng tăng từ 220-250.000 đồng/kg lên 250-280.000 đồng, thịt gà tăng từ 130.000 đồng lên 140.000 đồng/kg, thịt lợn tăng cũng tăng từ 5 - 7.000 đồng/kg (tuỳ từng loại)...

Khi mình thắc mắc sao giá thực phẩm tăng cao thế, mọi người đều nói xăng tăng nên cước vận chuyển cũng đội lên khiến giá cả theo đó cũng đua nhau nhảy múa. Cứ tình hình thế này thì hoang mang thực sự, mình mong rằng thời gian tới, giá cả sẽ giảm đi phần nào để bớt áp lực gánh nặng, đặc biệt với những sinh viên xa nhà”.

Chi tiêu sao cho hợp lý?

Trước tình hình giá cả liên tục “nhảy múa”, nhiều sinh viên mới quay trở lại Hà Nội để đi học cảm thấy “sốc”. Không ít bạn áp dụng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”, cũng có những bạn đã chạy khắp nơi tìm việc làm thêm để thích ứng với tình hình thực tiễn.

Bạn Thùy Linh, sinh viên năm thứ 4, trường Đại học Công nghiệp cho hay, trước kia giá xăng dầu không phải nỗi lo quá lớn trong chi tiêu hằng ngày. Bây giờ thì ngược lại, cô nàng phải thay đổi suy nghĩ. “Trước mắt mình có thể hạn chế, tiết kiệm bằng cách đi xe bus. Dù hơi bất tiện nhưng đó cũng là giải pháp giúp mình đỡ lo lắng hơn trong chi tiêu hằng ngày. Ngoài ra, mình cũng phải dè sẻn hơn trong việc ăn uống, hạn chế ăn ngoài để dành tiền cho những chi tiêu cần thiết.

Bình thường, mình hay ra cà phê ngồi học bài và làm việc nhưng chắc từ giờ cũng cần thay đổi để tiết kiệm hơn. Trước đây một ly cà phê 20 - 30.000 đồng, mình thấy không tốn kém lắm, mỗi tuần có thể ngồi 3, 4 lần thì bây giờ tính lại mỗi tháng cũng tốn không ít tiền”, Linh nói.

Sinh viên cần học cách chi tiêu tiết kiệm, phù hợp
Sinh viên cần học cách chi tiêu tiết kiệm, phù hợp (Ảnh minh họa)

Bạn Khánh An, sinh viên năm 2 trường Cao đẳng Y tế Hà Nội tâm sự: “Mình sẽ xin thêm một khoản chi phí nhỏ từ gia đình, kết hợp với việc làm thêm. Hiện tại, sinh viên học online nên vẫn sắp xếp được thời gian đi làm. Nếu như bình thường, mình lười nấu ăn và hay ăn ngoài thì bây giờ cũng phải tự tiết kiệm từ những khoản chi phí nhỏ nhất. Thay vì đi xe máy để lượn lờ khắp phố phường khi có thời gian rảnh thì mình sẽ hạn chế, vừa tiết kiệm xăng, vừa an toàn phòng dịch. Sau những đợt giá cả tăng chóng mặt như thế này, mình cũng học được cách tiết kiệm chi phí cho gia đình, cho bản thân để cân bằng cuộc sống”.

Ngoài xăng, gas, các mặt hàng thiết yếu tăng giá, hiện nay đang là thời điểm nhiều sinh viên trở lại thành phố để sinh sống và học tập nên giá phòng trọ và điện nước cũng có sự thay đổi lớn. Học cách chi tiêu tiết kiệm, phù hợp sẽ là vấn đề được nhiều bạn trẻ cần quan tâm để sinh sống tại Thủ đô trong thời điểm này.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm