Sinh viên làm tư vấn bất động sản: Cơ hội, thách thức và cạm bẫy
![]() |
Công việc tư vấn BĐS mang lại sự linh hoạt cho sinh viên về mặt thời gian, giúp họ có thêm thu nhập (Ảnh minh họa)
Bài liên quan
Sinh viên thu nhập "khủng" nhờ làm nhân viên bất động sản
Hoa khôi Học viện Báo chí muốn truyền năng lượng tích cực tới bạn trẻ
“Tài chính thông minh tuổi 20" của bạn trẻ FPT
Sinh viên Nhân văn giành giải Nhất cuộc thi Rung chuông vàng “Năm Chủ tịch ASEAN"
Cơ hội “vàng” nhưng không ít gian nan
Chỉ cần gõ cụm từ “sinh viên làm bất động sản” trên Google hay Facebook, lập tức hàng nghìn kết quả xuất hiện. Hầu hết là những bài tuyển dụng, mời gọi sinh viên vào làm tư vấn, môi giới cho các công ty này. “Không yêu cầu bằng cấp, không cần kinh nghiệm, đi làm ngay, lương hấp dẫn” là những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất. Thực tế cho thấy, sinh viên đang là đối tượng nhân sự mà các công ty bất động sản (BĐS) quan tâm và cũng rất nhiều sinh viên đang đi theo lĩnh vực này.
Những kỹ năng cần thiết, được gặp gỡ nhiều người và có một khoản thu nhập không nhỏ đã lôi kéo nhiều sinh viên tham gia vào lĩnh vực này. Bạn Ngọc Ánh (sinh viên, Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp) đã làm môi giới BĐS được gần 2 năm, chia sẻ: “Mức lương trung bình của mình khoảng 30 triệu/tháng, những tháng chốt nhiều hợp đồng hơn thì có thể lên đến 60 triệu. Công việc này khá phù hợp với sinh viên như mình vì mình hoàn toàn có thế chủ động thời gian học và làm.”
Tuy nhiên không phải ai cũng có được mức thu nhập này và cũng có rất nhiều sinh viên đã từng làm rồi bỏ, theo đuổi hàng năm trời để rồi mất cả thời gian, công sức lẫn tiền bạc.
Nguyễn Mỹ Duyên (sinh viên Học viện Ngân Hàng) là tư vấn viên của một công ty BĐS lớn, mới nghỉ việc cách đây không lâu do thấy không phù hợp với công việc này.
![]() |
Mỹ Duyên trong buổi chia sẻ về thời gian làm thêm trong lĩnh vực BĐS (Ảnh: Thu Hằng) |
Cụ thể, Duyên đã vất vả cả tháng với mỗi ngày 5 tiếng để gọi hơn 200 cuộc điện thoại nhưng vẫn không tiếp cận được khách hàng nào. Trong khi đó, mức lương cứng mà các công ty trả cho sinh viên chỉ từ 1 đến 2 triệu đồng. Duyên chia sẻ: “Có những hôm đi làm về mà họng mình đau rát, không thể nói được gì. Thêm vào đó, nhiều khách hàng không có nhu cầu liền buông lời quát mắng, khiến mình cảm thấy mệt mỏi vô cùng”.
Những tháng tiếp theo khi đã bắt đầu có khách, Duyên bận bịu ngày chạy mấy vòng quanh Hà Nội dẫn khách đi xem các căn chung cư. Hầu hết những người mua nhà là người có tiền, hết sức cẩn trọng, khó tính. Nhất là với sinh viên, họ luôn có sự hoài nghi về nghiệp vụ, có thể gây áp lực và chèn ép trong giao dịch.
Dẫn khách đi xem đến cả chục căn mà họ vẫn không ưng căn nào. “Sau cả tháng trời phân tích, thuyết phục khách hàng đến “bã bọt mép” mà vẫn nhận lại những lời từ chối”, Duyên chia sẻ thêm. Tiền xăng xe, tiền cà phê trao đổi với khách, tiền điện thoại... cứ tăng dần lên, vượt quá mức lương cơ bản khiến các sinh viên làm thêm môi giới BĐS phải từ bỏ công việc.
Nguy hiểm và rủi ro rình rập
Thanh Huyền (sinh viên Đại học Thương mại) tiết lộ: "Sinh viên làm môi giới bất động sản còn gặp phải những trở ngại lớn hơn khi bị chính khách hàng gạ “đổi tình lấy hợp đồng”, trêu ghẹo, tán tỉnh thậm chí dùng những lời gạ gẫm thô lỗ, đòi chia phần trăm hoa hồng từ chính căn nhà mà mình sắp bán được... Sinh viên chưa có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống để ứng phó với đủ kiểu khách hàng, nhiều trường hợp phải đánh đổi và trả giá rất đắt".
Còn có trường hợp, sau khi bán được căn nhà đầu tiên đã lập tức bỏ học vì nghĩ rằng không cần bằng cấp cũng có thể kiếm được rất nhiều tiền. Kết quả là cả năm sau, sinh viên đó không bán được thêm căn nào, không có tiền, việc học dở dang. Hay khi đã có được một khoản thu nhập tương đối, sinh viên lại không biết tự mình quản lý tài chính, dẫn đến tiêu sài, ăn chơi và lơ là việc học.
Ngày nay, các sàn giao dịch BĐS mở ra càng nhiều, tạo ra vô vàn cơ hội việc làm cho sinh viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được công việc đòi hỏi sự kiên trì, kiến thức chuyên môn, kỹ năng thuyết phục khách hàng và không thể thiếu đó là sự may mắn.
Bởi vậy, làm thêm dù ở bất cứ lĩnh vực nào, sinh viên cũng nên coi đó là những trải nghiệm, tích lũy kiến thức, kỹ năng phục vụ công việc trong tương lai và bên cạnh mục đích chính là học tập trên giảng đường.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Gen Z làm freelance không nghỉ lễ, miệt mài "chạy deadline"

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

Bên mâm cơm đoàn viên, yêu thương thêm đong đầy

Người trẻ nhìn về lịch sử bằng lăng kính số

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng
