Tag

Sử dụng nguồn lực tối giản trong lớp học có phải là tương lai của giáo dục?

Giáo dục 27/11/2020 19:00
aa
TTTĐ - Tiếp bước những đổi thay trong cách chúng ta tương tác, làm việc và học tập do Covid-19, những người làm công tác giáo dục đã cùng nhau tìm hiểu các phương thức mới để tạo trải nghiệm học tập cho học viên.
Gỡ khó cho cơ chế tự chủ trong giáo dục đại học như thế nào? MTTQ Việt Nam TP Hà Nội lấy ý kiến phản biện vào Dự thảo Nghị quyết quy định mức hỗ trợ giáo dục mầm non TP HCM: Khai mạc ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên, giáo dục nghề nghiệp năm 2020 Quận Ba Đình gặp mặt thầy cô giáo chủ chốt ngành Giáo dục và Đào tạo dịp 20/11
Là nhà sáng lập tổ chức ReadyTeacher và một nhà giáo, cô Sarah Chamberlain dùng thẻ tàu xe để mô tả cách dùng những nguồn tư liệu sẵn có để thu hút học viên tham gia trong lớp học
Là nhà sáng lập tổ chức ReadyTeacher và một nhà giáo, cô Sarah Chamberlain dùng thẻ tàu xe để mô tả cách dùng những nguồn tư liệu sẵn có để thu hút học viên tham gia trong lớp học

Tại chương trình Teacher Talks gần đây do Đại học RMIT tổ chức, giáo viên tiếng Anh có cơ hội cùng tìm hiểu về cách thức giảng dạy hiệu quả với nguồn lực tối giản và thời gian chuẩn bị không nhiều.

Qua đó, Pencil Case Challenge – Thử thách hộp bút chì đã được nhà sáng lập tổ chức ReadyTeacher và là một nhà giáo cô Sarah Chamberlain cùng cô Rianna Thao Bui giới thiệu đến đông đảo thầy cô tham dự.

Pencil Case Challenge trình bày các cách thức mới trong việc chuẩn bị giáo án từ những vật dụng giản đơn.

“Suốt cơn khủng hoảng sức khoẻ toàn cầu hiện nay, nhiều thầy cô đã và đang phải làm việc tại nhà, và không thể tận dụng kho thư viện phong phú trên trường được.

Dùng phương thức này, các thầy cô sẽ tận dụng được hết những vật dụng giản đơn quanh mình cũng như những nguồn tư liệu trực tuyến có thể truy cập được. Và đây cũng là thời điểm thích hợp để nghĩ về việc cắt giảm lượng giấy thải ra và áp dụng lối tư duy tối giản - ít sẽ tận hưởng được nhiều hơn”, cô Chamberlain cho hay.

Các thầy cô tham dự hội thảo được khám phá các công cụ giảng dạy và những vật dụng hàng ngày khác nhau, chẳng hạn như thẻ thông minh dành để đi tàu xe hay tiền trong trò chơi cờ tỉ phú, để giới thiệu bài học và tạo ra các hoạt động mở rộng nhằm hỗ trợ phương thức học chủ động.

“Pencil Case Challenge cho các thầy cô tiếp cận với cách tư duy ‘ít sẽ tận hưởng nhiều hơn’, quay về với việc dùng những vật liệu thể hiện tính sáng tạo và phương pháp sư phạm ứng biến của giáo viên, đồng thời khuyến khích giáo viên đào sâu vào kiến thức của học viên và phát triển ngôn ngữ”, cô Chamberlain nói.

Sau khi hoàn tất phần thử thách và thảo luận nhóm, thầy cô tham dự phần trình bày của cô Chamberlain đã thu thập được một kho ý tưởng giảng dạy kỹ thuật số dùng nguồn lực tối giản được lưu trữ trên nền tảng Padlet.

Hai giáo viên hướng dẫn còn mời những ai không thể tham dự buổi hội thảo truy cập vào thư viện các hoạt động hay nhất được đưa ra sau phần thảo luận, đồng thời truy cập trang web của Pencil Case Challenge để có thêm ý tưởng và chi tiết.

Cô Anuja Patkar đến từ Chương trình tiếng Anh toàn cầu của Đại học RMIT tại Melbourne (Úc) thì giới thiệu về “bảng thông tin” ảo trực tuyến – Padlet với các thầy cô.

Cô chia sẻ rằng ở Melbourne, cô và đồng nghiệp của mình “đã chuyển sang dạy và học trực tuyến từ tháng 3 vì đại dịch”.

Cô Anuja Patkar đến từ Chương trình tiếng Anh toàn cầu của Đại học RMIT tại Melbourne (Úc) giới thiệu chi tiết về “bảng thông tin” ảo trực tuyến – Padlet với các thầy cô
Cô Anuja Patkar đến từ Chương trình tiếng Anh toàn cầu của Đại học RMIT tại Melbourne (Úc) giới thiệu chi tiết về “bảng thông tin” ảo trực tuyến – Padlet với các thầy cô

“Điều này có nghĩa tôi phải tìm kiếm công cụ trực tuyến không chỉ giữ cho học viên cảm thấy hứng thú mà còn cho phép các bạn hợp tác khi không thể cùng hoc với nhau trong một lớp học ”. cô Patkar nói. “Trong số các công cụ mà tôi thử qua, Padlet nổi lên vì tính tối giản và linh hoạt. Đây là kênh vô cùng thích hợp để dạy đọc, viết, nghe, nói, phát âm, từ vựng và các kỹ năng vi mô khác với vô vàn hoạt động thu hút và lấy học viên làm trọng tâm”, cô Anuja Patkar nói.

Tại phần chia sẻ, các thầy cô được giới thiệu hàng loạt hoạt động lấy người học làm trung tâm sử dụng Padlet, trong đó có phần mô tả cách chú trọng vào mảng phát âm.

“Nhiều học viên khá hồi hộp về kỹ năng nói, đặc biệt là phần phát âm. Cách làm này có thể cất bớt gánh nặng cho học viên và cho phép các bạn lặp lại yêu cầu và thể hiện nỗ lực cao nhất”,cô Patkar chia sẻ.

Cô Patkar cho biết giáo viên có thể nhấn mạnh và chỉ ra các thành tố của phát âm trước cả lớp, chẳng hạn như ngữ điệu, trọng âm trong câu, nối từ trong câu khi nói, rồi để học viên ghi âm xong sau đó chia sẻ cùng một câu như vậy bằng cách lắng nghe câu mẫu - tính năng có sẵn trên Padlet.

Cô Patkar cho biết thêm: “Học viên có thể thực hành theo nhịp độ riêng của các bạn và tiếp tục ghi âm cho đến khi các bạn hài lòng với kết quả. Học viên còn có thể lắng nghe nhau và tương tác bằng cách nhấn nút yêu thích hay để lại bình luận”.

Cô Patkar tin rằng bất kỳ ai có kết nối internet đều có thể dùng công cụ này một cách thành công cho việc học trên lớp hay tại nhà.

Cô Patkar thông tin: “Đây là công cụ khá tự nhiên, dễ sử dụng và thường không mất nhiều thời gian chuẩn bị cho lớp học. Quan trọng hơn là những hoạt động này có thể dùng cả trong lớp học trực tiếp hay trực tuyến tuỳ vào cách sắp đặt và công nghệ sẵn có”.

Teacher Talks là chuỗi chương trình phát triển chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam do Khoa tiếng Anh và Chuyển tiếp đại học (SEUP) RMIT Việt Nam tổ chức thường kỳ. Đầu năm nay giữa đại dịch Covid-19, Teacher Talks đã đem đến chuỗi hội thảo giúp giáo viên tiếng Anh nâng cao kỹ năng giảng dạy trực tuyến ở Việt Nam.

Còn tại hội thảo lần này, giáo viên tiếng Anh cũng được nghe phần chia sẻ về từ vựng - từ hiểu biết đến chủ động ứng dụng, và các hoạt động có chủ đích trong lớp học, từ cô Monique Nicastro (giảng viên cấp cao và Quyền trưởng phòng phụ trách mảng học thuật của Khoa tiếng Anh và Chuyển tiếp đại học tại cơ sở Nam Sài Gòn) và thầy Ed Brown (hiện đang giảng dạy tại cơ sở Hà Nội).

Đọc thêm

Các trường học ở quận Hà Đông sẵn sàng đón năm học mới Giáo dục

Các trường học ở quận Hà Đông sẵn sàng đón năm học mới

TTTĐ - Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, các trường học trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã sẵn sàng mọi điều kiện đón học sinh. Đặc biệt, các nhà trường đều chú trọng đảm bảo điều kiện tổ chức ăn bán trú.
Chủ động khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trước thềm năm học mới Giáo dục

Chủ động khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trước thềm năm học mới

TTTĐ - Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, tình trạng thiếu giáo viên còn phổ biến ở nhiều địa phương trong đó, Hà Nội không phải là ngoại lệ. Các nhà trường đã chủ động khắc phục tình trạng này bằng nhiều giải pháp khác nhau để sẵn sàng bước vào năm học.
Hà Nội tăng 48.000 học sinh năm học 2024 -2025 Giáo dục

Hà Nội tăng 48.000 học sinh năm học 2024 -2025

TTTĐ - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Vương Hương Giang cho biết, năm học 2024-2025, Hà Nội tăng 39 trường mầm non, phổ thông các cấp, tăng 48.000 học sinh…
Công đoàn Giáo dục Hà Nội đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua Giáo dục

Công đoàn Giáo dục Hà Nội đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua

TTTĐ - Đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động mang tính ngành nghề… là một trong những nhiệm vụ trọng tâm sẽ được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tiếp tục triển khai trong năm học 2024 - 2025.
Hà Nội công bố đề minh họa vào lớp 10 theo chương trình mới Giáo dục

Hà Nội công bố đề minh họa vào lớp 10 theo chương trình mới

TTTĐ - Ngày 29/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố cấu trúc định dạng và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
Huyện Phúc Thọ ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới trường học Giáo dục

Huyện Phúc Thọ ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới trường học

TTTĐ - UBND huyện Phúc Thọ, Hà Nội, vừa tổ chức tổng kết năm học 2023 - 2024; triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
12 nhiệm vụ, giải pháp năm học 2024 - 2025 của ngành Giáo dục Giáo dục

12 nhiệm vụ, giải pháp năm học 2024 - 2025 của ngành Giáo dục

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 2236/QĐ-BGDĐT ban hành Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành Giáo dục.
Toàn đoàn học sinh Hà Nội giành huy chương Olympic quốc tế IOAA Giáo dục

Toàn đoàn học sinh Hà Nội giành huy chương Olympic quốc tế IOAA

TTTĐ - Sáng 29/8, tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã tổ chức lễ đón, tặng hoa và trao bằng khen cho đoàn học sinh Hà Nội đại diện Việt Nam đạt thành tích xuất sắc khi tham dự kỳ thi Olympic quốc tế Thiên văn và Vật lý thiên văn lần thứ 17.
"Sinh viên thế hệ mới 2024" kịch tính và hấp dẫn hơn Giáo dục

"Sinh viên thế hệ mới 2024" kịch tính và hấp dẫn hơn

TTTĐ - "Sinh viên thế hệ mới" mùa 2 sẽ chính thức ra mắt khán giả trên kênh VTV3 vào 20h ngày 1/9. Cuộc thi năm nay chỉ lựa chọn 8 đội tuyển mạnh nhất để tranh tài. Kịch tính hơn, áp lực hơn, khó khăn hơn - chặng hành trình chinh phục 5 vòng thi đang chờ đợi sự tỏa sáng của các bạn sinh viên Việt Nam.
Học sinh Hà Nội thắng lớn ở kỳ thi Olympic quốc tế IOAA Giáo dục

Học sinh Hà Nội thắng lớn ở kỳ thi Olympic quốc tế IOAA

TTTĐ - Tại kỳ thi Olympic quốc tế về Thiên văn và Vật lý thiên văn lần thứ 17 năm 2024, học sinh Hà Nội đại diện Việt Nam thắng lớn với 2 huy chương Bạc và 3 huy chương Đồng.
Xem thêm