Tag

Sự hài lòng của người dân - “thước đo” cải cách hành chính

Xã hội 20/06/2023 09:00
aa
TTTĐ - Xác định đầu tư cho cải cách hành chính (CCHC) là đầu tư cho phát triển, Hà Nội đã quyết liệt, nỗ lực đổi mới trong chỉ đạo điều hành, tích cực cắt giảm thủ tục, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền. Vươn lên vị trí thứ 3/63 tỉnh, thành phố về chỉ số CCHC năm 2022 là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực của Hà Nội trong thời gian qua.
Đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp Nỗ lực cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp thuận lợi nhất Đột phá trong cải cách hành chính là thái độ phục vụ của cán bộ

Từ sự hài lòng của người dân…

“Đến nay, huyện Thạch Thất không nhận được phản ánh kiến nghị về thái độ ứng xử không phù hợp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn", là báo cáo của Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thị Bích Ngọc về việc thực hiện công tác CCHC tại buổi làm việc với Đoàn giám sát số 1 của HĐND TP Hà Nội tổ chức vào giữa tháng 5 mới đây.

Đó là một thông tin đáng mừng. Mừng hơn khi không chỉ huyện Thạch Thất mà rất nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng “được lòng dân” từ những kết quả tích cực trong công tác CCHC.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ đạo CCHC, chuyển đổi số thành phố phát biểu tại hội nghị công bố kết quả Chỉ số CCHC năm 2022 đối với các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị công bố kết quả Chỉ số CCHC năm 2022 đối với các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã

Theo đánh giá của Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng, chính việc thực hiện tốt công tác CCHC xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số trong hoạt động các cơ quan Nhà nước tại huyện đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên địa bàn; Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Cụ thể tại huyện Thạch Thất, 100% các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, UBND xã, thị trấn được tiếp nhận và giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin được tăng cường đầu tư, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính Nhà nước được đẩy mạnh, từng bước hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước ở địa phương...; 100% các cơ quan, đơn vị, UBND xã, thị trấn đã ứng dụng hiệu quả phần mềm; Lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, UBND xã, thị trấn đã ứng dụng hiệu quả chữ ký điện tử trong phát hành văn bản hành chính…

Tương tự, tại quận Hoàn Kiếm, trong 3 năm gần đây, với việc ứng dụng các thành quả chuyển đổi số gắn với CCHC, chỉ số CCHC của quận Hoàn Kiếm tăng dần hằng năm. Từ vị trí thứ 4 năm 2020, quận Hoàn Kiếm đã vươn lên thứ nhất trong tổng số 30 quận huyện, thị xã của thành phố trong năm 2022.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trao Bằng khen của UBND thành phố cho 2 đơn vị dẫn đầu khối sở và khối huyện
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trao Bằng khen của UBND thành phố cho 2 đơn vị dẫn đầu khối sở và khối huyện

Theo Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm Vũ Đăng Định, thời gian qua, quận đã quan tâm phát triển hạ tầng truyền dẫn giữa quận - phường và đảm bảo kết nối với mạng dùng chung của thành phố; Hoàn thiện hệ thống mạng nội bộ tại trụ sở Quận ủy - HĐND - UBND quận theo hướng hiện đại; Đồng thời, từng bước nâng cấp, đầu tư, thay thế trang thiết bị công nghệ thông tin cho Đảng ủy, UBND 18 phường; Sử dụng ứng dụng quét mã QR trong công việc hành chính nhằm giảm tải giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công chức, người dân trong các hoạt động…

Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm Vũ Đăng Định cho biết, trong năm 2023, quận dự kiến triển khai thí điểm trung tâm phục vụ hành chính công cấp phường trên cơ sở ghép các bộ phận “một cửa” của các phường có địa giới hành chính gần nhau nhằm tập trung nhân lực, vật lực phục vụ người dân tốt hơn.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu chỉ đạo hội nghị và phát động phong trào thi đua năm 2023
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu chỉ đạo hội nghị và phát động phong trào thi đua năm 2023

… đến thành quả của một “cuộc cách mạng”

Những kết quả tích cực từ các địa phương cho thấy sự quyết liệt đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo của TP Hà Nội về CCHC.

CCHC là một nội dung chính trong Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; Đẩy mạnh CCHC giai đoạn 2021-2025” - chương trình cốt lõi, xương sống trong 10 chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên trao Bằng khen của UBND thành phố cho các Sở, ngành có tiến bộ vượt bậc trong cải cách hành chính năm 2022
Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên trao Bằng khen của UBND thành phố cho các Sở, ngành có tiến bộ vượt bậc trong cải cách hành chính năm 2022

Điểm lại kết quả thực hiện CCHC theo Chương trình số 01-CTr/TU từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Hà Nội đã thực hiện vượt 5/10 chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra; 14/18 nhiệm vụ đã hoàn thành; 4 nhiệm vụ đang được thực hiện bảo đảm tiến độ.

Các nội dung CCHC chủ yếu như cải cách thể chế, cải cách TTHC, cải cách tổ chức bộ máy Nhà nước, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số được triển khai đồng bộ, có nhiều đổi mới và đều ghi nhận những kết quả tích cực. Trong đó, nổi bật là kết quả cải cách TTHC.

Cụ thể, thành phố đã chú trọng xây dựng cơ chế liên thông trong thực hiện TTHC và đổi mới thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" theo hướng hiện đại. Hà Nội đã công bố danh mục 1.606 TTHC, thay thế 204 TTHC, bãi bỏ 1.505 TTHC thuộc các lĩnh vực; Ban hành 18 quyết định phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC.

Trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, toàn thành phố đã tiếp nhận giải quyết xong 1.050.339 hồ sơ. Trong đó, số hồ sơ giải quyết đúng hạn là 1.045.875 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99,58%; 100% TTHC được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông".

Đặc biệt, từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, thực hiện chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU, Thành ủy đã chỉ đạo đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, trong đó, cùng với phân cấp quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội, đã tập trung ủy quyền giải quyết TTHC.

Sự hài lòng của người dân - “thước đo” cải cách hành chính
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà trao Bằng khen của UBND thành phố cho các quận, huyện có tiến bộ vượt bậc trong cải cách hành chính năm 2022

Sau hơn một năm triển khai, thành phố đã điều chỉnh, bổ sung quy định phân cấp cho cấp huyện đối với 9 lĩnh vực, với 210 nhiệm vụ chính. Đặc biệt, thành phố đã thực hiện phân cấp, ủy quyền đối với 708/1.910 TTHC, chiếm 45,6% tổng số TTHC cấp thành phố. Kết quả này tăng 6 lần so với trước đó (91 TTHC, chiếm 5,31% trên tổng số TTHC cấp thành phố và cấp huyện được phân cấp, ủy quyền).

Như một lời khẳng định mạnh mẽ về thành quả của “cuộc cách mạng” CCHC, Hà Nội vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng Chỉ số CCHC (PAR Index) năm 2022.

Tiếp tục sâu sát, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho cơ sở

Với tinh thần cầu thị, thẳng thắn và quyết tâm đẩy mạnh CCHC, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm “thước đo”, thành phố đã thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại trong công tác CCHC. Đó là, việc thực hiện số hóa tại bộ phận một cửa các Sở, ngành và bộ phận "một cửa" của UBND cấp huyện đang bị chậm so với lộ trình đề ra. Một số cơ quan, đơn vị chưa bảo đảm hoàn thành tiến độ thực hiện nhiệm vụ CCHC đặt ra. Một số sở, ngành chưa chủ động, tích cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ CCHC...

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU nêu rõ quan điểm, công tác CCHC, nhất là nhiệm vụ phân cấp, ủy quyền mới chỉ là bước đầu. Tới đây, thành phố sẽ phải làm tiếp, làm mạnh hơn nữa gắn thực hiện tốt chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.

Người dân đến làm TTHC tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Người dân đến làm TTHC tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chỉ đạo các đơn vị, địa phương phát huy đoàn kết, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; Vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm; Sâu sát cơ sở; Chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho cơ sở.

Cụ thể hóa tinh thần này, thành phố đã xác định 12 nhiệm vụ giải pháp cụ thể đẩy mạnh CCHC trong giai đoạn 2023 - 2025. Đáng chú ý, thành phố sẽ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả trong công tác CCHC gắn với việc thực hiện chủ đề công tác hằng năm; Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện chỉ số PAPI, SIPAS, PAR Index; Tiếp tục triển khai kế hoạch khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố.

Đoàn giám sát kiểm tra công tác CCHC tại UBND huyện Thạch Thất
Đoàn giám sát kiểm tra công tác CCHC tại UBND huyện Thạch Thất

Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các TTHC, các quy định hành chính, TTHC nội bộ, trọng tâm là các thủ tục liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng, tư pháp, y tế, giáo dục, giao thông vận tải...

Đặc biệt, thành phố cũng sẽ rà soát, đánh giá hiệu quả để tiếp tục đề xuất phương án thực hiện phân cấp, phân quyền trong giải quyết TTHC, nhất là các nhóm có thủ tục hồ sơ hành chính được giao dịch nhiều như: Tư pháp, đất đai, xây dựng, lao động - thương binh và xã hội, bảo hiểm xã hội, thuế.

Đọc thêm

3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới Muôn mặt cuộc sống

3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới

TTTĐ - Trong 5 năm tới, 3 nhóm nghề mà thành phố Hà Nội tập trung đào tạo theo xu hướng, nhu cầu là: Công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.
Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14%

TTTĐ - Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục hàng năm góp phần quan trọng cung cấp nguồn lao động qua đào tạo cho thị trường lao động Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam

TTTĐ - Festival nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam - nâng tầm và hội nhập” sẽ chính thức diễn ra tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ ngày 28 - 31/8.
Các giải pháp cốt lõi mang tính khoa học và thực tiễn hữu ích Nhịp điệu cuộc sống

Các giải pháp cốt lõi mang tính khoa học và thực tiễn hữu ích

TTTĐ - Ùn tắc giao thông là vấn đề vô cùng nan giải đối với các đô thị lớn không chỉ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và còn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Từ những phân tích hết sức khoa học và thực tiễn, cuốn sách “Ùn tắc giao thông đô thị” đã nhận diện thấu đáo và đưa ra những giải pháp hữu ích, thiết thực để nhà quản lý các cấp có thể kết hợp đồng bộ, xử lý vấn đề này một cách hiệu quả và lâu dài.
Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ Muôn mặt cuộc sống

Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ

TTTĐ - Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết: Với số lượng hơn 140 nghìn cán bộ công chức và nhiều đầu mối các đơn vị thì hàng năm, Sở Nội vụ cũng chỉ kiểm tra được một số đơn vị điển hình, không thể kiểm tra được tất cả. Cho nên, trách nhiệm chủ yếu thuộc về thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người”

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Công văn số 2915/SYT-NVY về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024.
Hà Nội có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, gió giật mạnh Môi trường

Hà Nội có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, gió giật mạnh

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ sáng sớm 3/7 đến sáng 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30-70mm, cục bộ có nơi trên 120mm.
Quảng Nam: Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Lễ hội Đồng hương Xã hội

Quảng Nam: Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Lễ hội Đồng hương

TTTĐ - Lễ hội Đồng hương Quảng Nam tại TP Hồ Chí Minh không chỉ là một sự kiện văn hóa thu hút du khách mà còn là dịp để người Quảng xa quê hướng về cội nguồn, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh quê hương.
Chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ Môi trường

Chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 2/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ.
Hà Nội mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to Môi trường

Hà Nội mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/7 đến sáng 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-80 mm, cục bộ có nơi trên 150mm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào, dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Xem thêm