Tag

Tác động ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người

Tin Y tế 08/01/2025 14:38
aa
TTTĐ - Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo các biện pháp để người dân bảo vệ sức khỏe trong bối cảnh ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí góp phần làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh Lo ngại không khí ở mức nguy hại 3 ngày liên tục Cần có phương án kiểm soát hiệu quả khí thải phương tiện giao thông Các chỉ số về chất lượng không khí trung bình kém và xấu

Ô nhiễm không khí ở mức xấu

Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, chất gây ô nhiễm chính là nồng độ PM2.5. Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội cao gấp 32 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.

Trước đó, vào lúc 7h sáng 7/1, trang Air Visual cũng tiếp tục ghi nhận Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới, đứng sau là Dhaka của Bangladesh và Delhi của Ấn Độ.

Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, Bộ Y tế khuyến cáo cách đối phó
Không khí ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ

Một thành phố khác của Việt Nam cũng nằm trong top 5 vào thời điểm trên, là TP.HCM, với chỉ số chất lượng không khí ở mức 186, mức “không lành mạnh”.

Cũng vào thời điểm này, thành phố có chất lượng không khí tốt nhất trong danh sách 124 địa điểm được IQAir theo dõi là Sydney.

Số liệu này sẽ thay đổi tùy theo thời điểm và múi giờ, khi các thành phố khác trên thế giới lần lượt bước vào giờ cao điểm, khi lượng xe cộ và các hoạt động sản xuất đạt mức cao nhất.

Tại Việt Nam, theo VN Air - Ứng dụng cung cấp thông tin chất lượng môi trường không khí trên smartphone do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, chỉ số chất lượng không khí theo 2 trạm đo tại Hà Nội của VN Air cho kết quả khá tương đồng với AQI, cùng ở mức màu tím, với 2 chỉ số lần lượt là mức 226 và 216.

Đây là số liệu ở khu vực đường Giải Phóng và đường Nguyễn Văn Cừ, 2 cửa ngõ ra vào nội đô Hà Nội, nơi vẫn luôn có lưu lượng giao thông rất lớn vào giờ cao điểm.

Tại TP HCM, 2 trạm đo cho chất lượng không khí ở mức màu cam, mức “kém”. Cũng theo VN Air, chỉ số chất lượng không khí tốt nhất trên cả nước ở thời điểm 8g sáng 7/1 là tại trạm đo Gia Lai, trạm Diên Phú, với chỉ số chất lượng không khí ở mức 12, mức “Tốt.” Tiếp đó là khu vực Đông Tân - Hữu Lũng, Lạng Sơn, với chỉ số ở mức 13.

Ngoài ra, hệ thống quan trắc chất lượng không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục ghi nhận ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Thái Nguyên, Bắc Giang và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Đáng lưu ý, mức độ ô nhiễm của Thái Nguyên vượt xa cả Hà Nội.

Cả bốn điểm đo tại thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công đều ở ngưỡng tím (ngưỡng rất có hại cho sức khoẻ mọi người). Tại Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam ô nhiễm cũng phổ biến ở ngưỡng tím và đỏ.

Theo nhận định trên trang theo dõi chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ, trong hai ngày 8 - 9/1, ô nhiễm không khí tiếp tục ở miền Bắc nhưng giảm nhẹ về mức độ. Thời gian này ô nhiễm chủ yếu ở ngưỡng đỏ và cam.

Từ 10 - 12/1, do ảnh hưởng của một đợt gió mùa đông bắc, chất lượng không khí được cải thiện ở ngưỡng vàng (ngưỡng trung bình), phù hợp cho các hoạt động, vui chơi, tụ tập ngoài trời. Tuy nhiên, khoảng đầu tuần tới, ô nhiễm không khí có thể quay lại miền Bắc.

Khuyến cáo bảo vệ sức khoẻ khi ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Trước tình trạng nêu trên, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo các biện pháp để người dân bảo vệ sức khỏe trong bối cảnh ô nhiễm không khí đang nặng nề. Các khuyến cáo này được đưa ra dựa trên chỉ số chất lượng không khí AQI.

Theo đó, khi chỉ số AQI chất lượng không khí ở mức kém đã có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là nhóm người nhạy cảm, cần giảm hoặc hạn chế các hoạt động ngoài trời để tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí.

Người dân cần thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố để thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe phù hợp.

Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, Bộ Y tế khuyến cáo cách đối phó
Không khí ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ

Khi ra khỏi nhà, mọi người thường xuyên đeo khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách.

Ngoài ra, các gia đình thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống; sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì xe cá nhân để giảm tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Nếu phải lái xe, người dân nên giảm thời gian tiếp xúc ngoài trời...

Bộ Y tế lưu ý khi chỉ số chất lượng không khí ở mức trung bình (AQI 51 - 100), người bình thường có thể tham gia hoạt động ngoài trời nhưng người nhạy cảm nên hạn chế hoạt động mạnh ngoài trời và theo dõi sức khỏe.

Khi mức ô nhiễm ở mức kém (AQI 101 - 150), người dân cần giảm thời gian hoạt động ngoài trời, đặc biệt là các hoạt động cần sức khỏe cao. Người nhạy cảm nên tránh ra ngoài, nếu có thì cần giảm thiểu thời gian vận động.

Nếu mức ô nhiễm đạt ngưỡng xấu (AQI 151 - 200), người bình thường cần hạn chế các hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức.

Với mức ô nhiễm rất xấu (AQI 201 - 300), người dân tuyệt đối tránh hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động gắng sức. Khuyến khích ở trong nhà và sử dụng khẩu trang chuyên dụng khi ra ngoài.

Đặc biệt, đối với trẻ em, người già và những người mắc bệnh mạn tính, cần thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe một cách nghiêm ngặt.

Khi chỉ số chất lượng không khí đạt mức nguy hại (AQI 301 - 500), người bình thường và những người nhạy cảm cần tuyệt đối tránh mọi hoạt động ngoài trời, đóng cửa sổ và cửa ra vào, mở máy lọc không khí, để hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Theo báo cáo diễn biến chất lượng môi trường không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng, có những thời điểm, chỉ số chất lượng môi trường không khí (giá trị AQI) đã lên đến mức xấu.

Mặc dù ô nhiễm không khí xảy ra có quy luật theo mùa và bị ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu, thời tiết, tuy nhiên dữ liệu quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Tổ chức y tế thế giới, tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, các bệnh tim mạch và đột quỵ.

Ngoài ra, ô nhiễm không khí có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần.

Đọc thêm

Hướng dẫn mới nhất trong chẩn đoán, điều trị bệnh sởi Tin Y tế

Hướng dẫn mới nhất trong chẩn đoán, điều trị bệnh sởi

TTTĐ - Bộ Y tế đã có quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.
Đẩy mạnh hợp tác ứng dụng công nghệ trong y tế Tin Y tế

Đẩy mạnh hợp tác ứng dụng công nghệ trong y tế

TTTĐ - AstraZeneca chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với Bệnh viện Bạch Mai nhằm mở rộng hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo y khoa và nâng cao nhận thức cộng đồng, cải thiện chất lượng chăm sóc y tế.
Cứu sống cụ ông ngưng tuần hoàn nhờ kỹ thuật tim phổi nhân tạo Tin Y tế

Cứu sống cụ ông ngưng tuần hoàn nhờ kỹ thuật tim phổi nhân tạo

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Hữu Nghị vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, biến chứng ngưng tuần hoàn bằng kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO).
Thêm một trường hợp nguy kịch vì uống nước kiềm chữa "bách bệnh" Tin Y tế

Thêm một trường hợp nguy kịch vì uống nước kiềm chữa "bách bệnh"

TTTĐ - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị hôn mê nguy kịch sau khi tự ý bỏ thuốc điều trị Basedow để uống nước kiềm theo hướng dẫn của một thầy lang nổi tiếng điều trị các bệnh bằng "thần dược" nước kiềm.
Tuổi trẻ ngành y tế xung kích vì sức khỏe cộng đồng Tin Y tế

Tuổi trẻ ngành y tế xung kích vì sức khỏe cộng đồng

TTTĐ - Cùng với chiếc áo blouse trắng quen thuộc, các y, bác sĩ trẻ thuộc Đoàn Thanh niên Bộ Y tế còn thường xuyên khoác trên mình chiếc áo xanh tình nguyện với nhiều hoạt động xung kích vì sức khỏe cộng đồng.
Thu hồi thuốc Pyfaclor Kid vi phạm mức độ 3 Tin Y tế

Thu hồi thuốc Pyfaclor Kid vi phạm mức độ 3

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội thông báo thu hồi thuốc Cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid (Cefaclor 125mg).
Đợt cao điểm tuyên truyền Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động Tin Y tế

Đợt cao điểm tuyên truyền Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động

TTTĐ - Hưởng ứng tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm An toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc” và chủ đề tháng Công nhân là “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền về lĩnh vực này.
Trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở Tin Y tế

Trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở

TTTĐ - Chiều 25/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về các dự thảo đề án quan trọng chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Phấn đấu 100% trạm y tế hoạt động nguyên lý y học gia đình Tin Y tế

Phấn đấu 100% trạm y tế hoạt động nguyên lý y học gia đình

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 989/KH-SYT để nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình trên địa bàn thành phố năm 2025 với mục tiêu phấn đấu 100% trạm y tế hoạt động hiệu quả theo nguyên lý y học gia đình.
Nâng cao năng lực dự phòng, phát hiện và quản lý bệnh ung thư Tin Y tế

Nâng cao năng lực dự phòng, phát hiện và quản lý bệnh ung thư

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 1138/KH-SYT về phòng chống ung thư trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do mắc bệnh ung thư.
Xem thêm