Tag

Tấm gương người thầy trong văn hóa ứng xử trường học

Giáo dục 05/10/2023 12:05
aa
TTTĐ - Bước sang tháng thứ 2 của năm học mới 2023 - 2024, Hà Nội đã xuất hiện liên tiếp 2 vụ việc giáo viên có hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực gây phẫn nộ trong dư luận.
Để văn hóa ứng xử là “tài sản quý” trao truyền cho con cháu... Xứng đáng thiếu nhi Thủ đô thanh lịch, văn minh

Sự việc đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, từ những hình ảnh, clip được phản ánh có thể thấy, những sai lầm đến từ giáo viên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng văn hóa học đường.

Hành động khó chấp nhận

Chiều tối 29/9, trên mạng xã hội lan truyền clip được cho là tại hành lang lớp học của trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội).

Tấm gương người thầy trong văn hóa ứng xử trường học
Hành vi lệch chuẩn khó chấp nhận của thầy giáo ở huyện Thạch Thất, Hà Nội

Trong đoạn clip, một em học sinh nằm ra hành lang lớp học, khóc lóc, còn cô giáo thì có hành động túm cổ áo học sinh, kéo lê ngay tại cửa lớp học. Clip nhận được sự quan tâm, chia sẻ rầm rộ của cộng đồng mạng với nhiều bình luận phê phán hành động của cô giáo được cho là giáo viên môn Giáo dục công dân của nhà trường.

Từ báo cáo của trường THPT Đa Phúc, trưa 2/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã có văn bản gửi trường THPT Đa Phúc liên quan đến việc clip giáo viên N.T.P có hành động túm cổ áo, kéo lê học sinh nữ được đăng tải trên mạng xã hội.

Sở GD&ĐT yêu cầu Hiệu trưởng trường THPT Đa Phúc tạm đình chỉ công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp và tư vấn tâm lý học đường đối với bà N.T.P, giáo viên trường THPT Đa Phúc theo quy định; Bố trí giáo viên thay thế bảo đảm đúng quy định hiện hành để hoạt động giáo dục của nhà trường diễn bình thường theo kế hoạch của đơn vị.

Sự việc xảy ra ở trường THPT Đa Phúc (huyện Sóc Sơn) chưa kịp “nguội” thì ngay lập tức, từ trường THPT Phan Huy Chú - Thạch Thất cũng xuất hiện đoạn video về hình ảnh giáo viên có hành vi, lời nói thiếu chuẩn mực với tựa đề “Thầy giáo lại ứng xử không giống thầy giáo”. Trong đoạn video, thầy giáo đứng trên bục giảng, chỉ tay và mắng một học sinh nam với nhiều từ ngữ không chuẩn mực, xưng hô "mày - tao" với học sinh.

Qua điều tra, nhà trường xác định giáo viên trong đoạn video là N.C.T (sinh năm 1979), là giáo viên môn tiếng Anh. Thời điểm đoạn video được quay vào tiết 3 ngày 29/9 tại lớp 10A9. Học sinh trong đoạn video và học sinh quay video đều cùng học lớp 10A9.

Không bao che cho hành vi lệch chuẩn

Dù cả 2 giáo viên có hành động thiếu chuẩn mực này đều đã bị đình chỉ công tác giảng dạy thế nhưng, sự việc vẫn gây nên những bức xúc trong dư luận. Nhiều phụ huynh bày tỏ sự bất bình về hành vi, lời nói của người thầy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến học trò.

Phụ huynh Nguyễn Minh Tiến (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ: “Tôi thật sự phẫn nộ khi xem cả 2 clip trên. Thật không thể tưởng tượng ở môi trường giáo dục mà các thầy cô có thể cư xử thô lỗ như vậy với học trò. Thầy như vậy thì thử hỏi trò có ngoan được không?”.

Còn chị Trần Thị Minh Thư (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thì lo lắng: “Không chỉ có phụ huynh, trên các diễn đàn, mạng xã hội, hội nhóm dành cho học sinh Hà Nội, rất nhiều học sinh theo dõi clip, bình luận về thầy, cô. Đó thực sự là một chuyện rất xấu, tác động đến hành vi, lối sống của các em.

Ngành Giáo dục thường xuyên nói đến văn hóa trường học, văn hóa học đường. Theo tôi, văn hóa này không xa xôi gì mà nên được làm gương từ chính những người thầy với hành vi, lời nói chuẩn mực để làm gương cho học trò noi theo”.

Ngày 1/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác xây dựng văn hóa học đường. Trong Chỉ thị có nhắc đến thực trạng thực tế vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên, nhà giáo biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống văn hóa, hành vi ứng xử trên bình diện xã hội và môi trường học đường.

Hà Nội là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với hơn 2.800 trường, hơn 2,2 triệu học sinh và hơn 120 nghìn giáo viên các cấp học. Trong khi đó, bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, môi trường học đường chịu tác động đa chiều từ xã hội, mối quan hệ giữa nhà giáo với học sinh ngày càng bình đẳng hơn, việc bảo đảm an toàn trường học cũng như xây dựng, duy trì văn hóa học đường là khó khăn không nhỏ.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết đã và đang chỉ đạo các nhà trường, đơn vị liên quan khẩn trương xác minh, làm rõ sự việc và sẽ công khai kết quả điều tra. Căn cứ vào mức độ vi phạm, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm khắc, đúng quy định để bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, thân thiện cho học sinh; Đồng thời triển khai giải pháp ngăn chặn các hành vi tương tự.

“Thành phố Hà Nội sẽ xử lý nghiêm khắc và tinh thần là không bao che, nể nang, dễ dãi với những hành vi không chuẩn mực của nghề, bảo đảm môi trường học tập tốt nhất cho học sinh”, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Cần quan tâm đặc biệt đến giáo dục mầm non Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Cần quan tâm đặc biệt đến giáo dục mầm non

TTTĐ - Giáo dục mầm non được đánh giá là cấp học khó nhất, ở cả việc chăm sóc trẻ và tính tích hợp các khoa học giáo dục.
Chú trọng giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non Giáo dục

Chú trọng giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non

TTTĐ - Đó là một trong những nhiệm vụ được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 với giáo dục Mầm non tổ chức sáng 23/7.
Đã tìm được Quán quân mùa đầu tiên cuộc thi truyền hình về điện Giáo dục

Đã tìm được Quán quân mùa đầu tiên cuộc thi truyền hình về điện

TTTĐ - Trường THCS Nam Sài Gòn, Quận 7 đã giành chiến thắng ngoạn mục cuộc thi truyền hình “Kilowatt? - Học sinh chung tay sử dụng điện an toàn, tiết kiệm”.
Teen Hà Nội thỏa sức sáng tạo tại trại hè tranh biện song ngữ Giáo dục

Teen Hà Nội thỏa sức sáng tạo tại trại hè tranh biện song ngữ

TTTĐ - Trại hè tranh biện song ngữ Camp Aletheia 2024 vừa diễn ra tại trường Tiểu học - THCS Sunshine Maple Bear.
Quyết tâm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến Dự án xây dựng Trường Đại học Việt-Nhật Giáo dục

Quyết tâm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến Dự án xây dựng Trường Đại học Việt-Nhật

TTTĐ - Chiều 22/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Cố vấn Đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt Takebe Tsutomu, người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam.
Điểm sàn xét tuyển của Đại học Y Hà Nội tăng nhẹ Giáo dục

Điểm sàn xét tuyển của Đại học Y Hà Nội tăng nhẹ

TTTĐ - Trường Đại học Y Hà Nội vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) năm 2024.
21 điểm được nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngân hàng Giáo dục

21 điểm được nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngân hàng

TTTĐ - Học viện Ngân hàng vừa thông báo về mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Điểm chuẩn xét tuyển kết hợp vào Đại học Kinh tế Quốc dân Giáo dục

Điểm chuẩn xét tuyển kết hợp vào Đại học Kinh tế Quốc dân

TTTĐ - Chiều 22/7, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn đủ điều kiện trúng tuyển đại học chính quy năm 2024 theo phương thức xét tuyển kết hợp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò trọng ân tình Giáo dục

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò trọng ân tình

TTTĐ - Những câu chuyện về người trò trọng ân tình Nguyễn Phú Trọng vẫn vẹn nguyên trong kí ức người ở lại...
Hà Nội tạo “cú hích” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Giáo dục

Hà Nội tạo “cú hích” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Học sinh đoạt huy chương Vàng quốc tế có thể được thưởng hàng trăm triệu đồng hay các cơ sở giáo dục đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường mua sắm thiết bị dạy học… tất cả đều là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển toàn diện của ngành Giáo dục Thủ đô.
Xem thêm