Tag
Hội nghị hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Pháp lần thứ 12

Tăng cường hiệu quả hợp tác kinh tế địa phương Việt Nam - Pháp

Xã hội 13/04/2023 10:21
aa
TTTĐ - Năm 2023 kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (1973 - 2023), 10 năm ngày hai nước nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược (2013 - 2023). Trên chặng đường 50 năm qua, vượt qua mọi biến động lịch sử, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Pháp ngày càng bền chặt, đi vào chiều sâu, hợp tác toàn diện, phong phú, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Hội nghị hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Pháp lần thứ 12 góp phần thắt chặt hơn quan hệ hai nước, đồng thời là đòn bẩy, động lực thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững, toàn diện sau đại dịch COVID-19.
“Sắc màu Việt Nam”: Cơ hội để du khách trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Hội nghị hợp tác các địa phương Việt - Pháp: Cơ hội quảng bá cho du lịch Hà Nội Nhiều hoạt động bên lề Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12

Những con số ấn tượng

Kể từ khi thiết lập quan hệ song phương đến nay, Việt Nam và Pháp luôn tạo dấu ấn trong quan hệ thương mại với những con số ấn tượng. Đặc biệt, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA) đi vào thực thi đã tạo đà cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường châu Âu, trong đó có Pháp.

Hiện nay, Pháp là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU). Kim ngạch thương mại Việt Nam - Pháp có tốc độ tăng trưởng bình quân 15,7%/năm trong giai đoạn năm 2011 - 2019. Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu, Pháp hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam trong EU, chỉ đứng sau Hà Lan, Đức, Áo.

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Xuân Nam và Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam Herve Conan ký kết Thỏa ước tín dụng cho khoản vay ưu đãi không bảo lãnh Chính phủ trị giá 80 triệu EURO cho “Dự án lưới điện phân phối miền Nam” do Tổng Công ty Điện lực miền Nam làm chủ đầu tư. Ảnh: TTXVN
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Xuân Nam và Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam Herve Conan ký kết Thỏa ước tín dụng cho khoản vay ưu đãi không bảo lãnh Chính phủ trị giá 80 triệu EURO cho “Dự án lưới điện phân phối miền Nam” do Tổng Công ty Điện lực miền Nam làm chủ đầu tư. Ảnh: TTXVN

Năm 2021, kim ngạch thương mại giữa hai nước giảm nhẹ nhưng nếu xét đến tác động nặng nề do dịch bệnh COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung từ cuối năm 2019 đến nay, cho thấy tác động tích cực của EVFTA trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam và Pháp. Thương mại song phương giữa hai nước liên tục tăng trưởng, đạt gần 7 tỷ euro (7,45 tỷ USD) vào năm 2021 và ước tính lên tới 8 tỷ euro (8,5 tỷ USD) vào năm 2022.

Về hợp tác đầu tư, nhiều doanh nghiệp Pháp chọn đầu tư vào Việt Nam không chỉ vì thị trường nội địa đầy tiềm năng, mà còn là địa bàn thuận lợi để phát triển kinh doanh ra khu vực ASEAN. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ đầu năm 2021 đến nay, các doanh nghiệp Pháp đầu tư 20 dự án mới, điều chỉnh mở rộng 9 dự án và thực hiện 83 lượt góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP). Tổng vốn đầu tư đăng ký mới, điều chỉnh và GVMCP đạt 23,7 triệu USD. Tính đến ngày 20/11/2022, Pháp là đối tác FDI lớn thứ 2 của Việt Nam trong EU và đứng thứ 16/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, với 659 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký gần 3,75 tỷ USD. Quy mô đầu tư bình quân của Pháp đạt hơn 5,7 triệu USD/dự án, thấp hơn quy mô dự án bình quân chung của cả nước là 12,1 triệu USD/dự án.

Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Pháp tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành sản xuất, phân phối điện, các lĩnh vực dịch vụ, bán buôn và bán lẻ, kinh doanh bất động sản... Đặc biệt, dự án Metro số 3 là dự án nhận được sự tài trợ lớn từ phía Pháp và góp phần quan trọng vào việc cải thiện tình hình giao thông của thành phố Hà Nội, cũng như giảm thiểu phát thải gây hiệu ứng nhà kính trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với sự đe dọa của biến đổi khí hậu.

Ở chiều ngược lại, tính đến tháng 3/2022, Việt Nam đầu tư sang Pháp 18 dự án với tổng số vốn hơn 38 triệu USD. Kết quả này được đánh giá là còn thấp so với tiềm năng hợp tác giữa hai nước và thế mạnh của các doanh nghiệp Pháp cũng như so với nhu cầu đầu tư, phát triển của Việt Nam. Do vậy, Việt Nam và Pháp đều kỳ vọng vào sự hợp tác và tham gia của các nhà đầu tư Pháp, nhất là trong các dự án tương lai. Bên cạnh đó, hai bên đề xuất một số nội dung mới cần tăng cường hợp tác liên quan tới các dự án đầu tư trong lĩnh vực chuyển đổi số và nông nghiệp…

Động lực thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững

Để làm sâu sắc thêm mối quan hệ bền chặt giữa hai nước, thiết thực kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp vào năm 2023, Hội nghị hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Pháp lần thứ 12 được tổ chức với chủ đề "Hợp tác địa phương: Động lực thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững, toàn diện sau đại dịch COVID-19”.

Để chuẩn bị tốt nhất cho Hội nghị này, UBND TP Hà Nội đã lên phương án chuẩn bị kĩ lưỡng. Công tác chuẩn bị nội dung, được triển khai hết sức tích cực với nền tảng kinh nghiệm các sự kiện quốc tế đã được tổ chức trên địa bàn thành phố. Website hội nghị (https://vf12.vn/) được đưa vào hoạt động từ ngày 16/2/2022, đăng tải những thông tin về quan hệ Việt Nam - Pháp, giới thiệu về các địa phương và hợp tác song phương.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12

Về công tác bảo đảm an ninh, Công an thành phố Hà Nội xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023. Vì vậy, Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành triển khai nhiều kế hoạch để đảm bảo an ninh, an toàn trước, trong và sau hội nghị, bao gồm cả các hoạt động bên lề, sự di chuyển của các đoàn, công tác giao thông, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ...

Về công tác y tế, Sở Y tế đã lên kế hoạch với các nội dung nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, giám sát chất lượng nước sạch, cử đội y tế thường trực tại các địa điểm diễn ra hội nghị, sân bay để sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp…

Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 tập trung trao đổi, thảo luận xoay quanh 4 phiên hội thảo chuyên đề: Đô thị bền vững; Môi trường, nước và xử lý nước; Văn hóa, Di sản và Du lịch; Thành phố thông minh và Số hóa.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động bên lề cũng được tổ chức nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, giao lưu giữa các địa phương, đối tác của hai nước như: Không gian quảng bá các địa phương (với quy mô 100 - 120 gian hàng quảng bá, giới thiệu về văn hóa, địa điểm du lịch, các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của các địa phương Việt Nam);

Lễ hội “Balade en France” với quy mô 50 gian hàng của các doanh nghiệp Pháp - Việt hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, nông nghiệp, thực phẩm, được tổ chức dưới hình thức hội chợ nhằm giới thiệu đến công chúng về ngành nông nghiệp, công nghệ thực phẩm Pháp và nghệ thuật văn hóa ẩm thực Pháp;

Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Pháp; Các hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc giữa chính quyền với chính quyền (G2G), chính quyền với doanh nghiệp (G2B), doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B); Chương trình nghệ thuật chào mừng Hội nghị; Triển lãm ảnh về quan hệ Việt Nam - Pháp và hợp tác cấp địa phương Việt Nam - Pháp...

Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 dự kiến có sự tham gia của trên 800 đại biểu của cả phía Việt Nam và Pháp, bao gồm lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan, lãnh đạo các chính quyền địa phương, đại diện các Hội hữu nghị, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, nhân sỹ trí thức Việt kiều yêu nước tại Pháp, đại diện các dự án hợp tác giữa Việt Nam - Pháp, một số tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, các trường đại học và cộng đồng doanh nghiệp của hai nước Việt Nam và Pháp.

Đọc thêm

Bình Định đẩy mạnh triển khai dự án điện gió ngoài khơi Xã hội

Bình Định đẩy mạnh triển khai dự án điện gió ngoài khơi

TTTĐ - Tỉnh Bình Định đang tích cực xúc tiến các thủ tục liên quan để Tập đoàn PNE sớm triển khai dự án điện gió ngoài khơi với công suất dự kiến là 2.000MW, vốn đầu tư 4,6 tỷ USD.
Xác định điểm tiếp nhận sản phẩm nạo vét Khu bến cảng Mỹ Thủy Xã hội

Xác định điểm tiếp nhận sản phẩm nạo vét Khu bến cảng Mỹ Thủy

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa đề nghị Công ty Cổ phần Liên doanh Cảng quốc tế Mỹ Thủy, bố trí các điểm tiếp nhận sản phẩm nạo vét phù hợp với triển khai dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy.
Khẩn trương tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị Xã hội

Khẩn trương tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh cần phải tổ chức tổng kết những nơi thí điểm thực hiện chính quyền đô thị, cơ chế đặc thù để xem xét những kinh nghiệm hay, những việc chưa được để tạo ra sự minh bạch, công bằng trong cả nước...
Công an Quảng Trị giúp dân vùng lũ sớm ổn định cuộc sống Muôn mặt cuộc sống

Công an Quảng Trị giúp dân vùng lũ sớm ổn định cuộc sống

TTTĐ - Đại tá Nguyễn Đức, Hải Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị yêu cầu cán bộ, chiến sĩ bám địa bàn, khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống cho Nhân dân.
Bắc Bộ ngày nắng, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa rào Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa rào

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 30/10 và sáng sớm 31/10, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to; riêng khu vực Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Cầu Giấy tập trung giám sát những vấn đề dân sinh Đô thị

Cầu Giấy tập trung giám sát những vấn đề dân sinh

TTTĐ - Ngày 30/10, quận Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa đồng chí Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trên địa bàn quận.
Hải Phòng sẽ bỏ HĐND cấp quận, phường? Đô thị

Hải Phòng sẽ bỏ HĐND cấp quận, phường?

TTTĐ - Theo đề xuất của Chính phủ, chính quyền địa phương ở quận, phường tại thành phố Hải Phòng là UBND quận, phường và là cơ quan hành chính Nhà nước ở quận, phường, không có HĐND.
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” khen thưởng 60 giáo viên tiêu biểu Nhịp sống phương Nam

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” khen thưởng 60 giáo viên tiêu biểu

TTTĐ - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc được khen thưởng tại chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024.
Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô 2024 và một số chính sách mới Muôn mặt cuộc sống

Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô 2024 và một số chính sách mới

TTTĐ -Sáng 30/10, tại Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động".
Cùng người dùng góp phần giảm phát thải carbon Môi trường

Cùng người dùng góp phần giảm phát thải carbon

TTTĐ - Grab Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) tỉnh Ninh Thuận và Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Cộng đồng sống bền vững (Quỹ Sống).
Xem thêm