Tăng cường phát triển KHCN trong các trường đại học
|
Hội nghị do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đồng chủ trì, thu hút hơn 300 đại biểu là lãnh đạo, nhà khoa học, giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, các bộ, ngành, các doanh nghiệp quan tâm tới nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tham dự.
Hội nghị nhằm mục đích tìm các giải pháp khả thi để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) trong các cơ sở giáo dục đại học phù hợp với thực tế trước mắt cũng như yêu cầu lâu dài về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Toàn cảnh Hội nghị
Hội nghị cũng hướng đến mục tiêu kết nối giữa các bên liên quan trong huy động mọi tiềm năng đội ngũ, cơ sở vật chất, nguồn lực đầu tư… để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và chuyển giao, giữa nhà trường, viện nghiên cứu với doanh nghiệp và cơ sở sản xuất.
Các đại biểu tập trung thảo luận 3 nội dung. Thứ nhất, xác định điểm nghẽn trong hoạt động KHCN nói chung và nghiên cứu khoa học nói riêng trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay, đề xuất các giải pháp để tháo gỡ. Thứ hai, làm rõ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách phát triển KHCN; tổ chức hoạt động KHCN và tiềm lực KHCN, kết nối doanh nghiệp, hợp tác quốc tế về KHCN.
Thứ ba, đề xuất các hướng nghiên cứu chiến lược và trọng tâm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của các ngành trong giai đoạn 2017-2025 phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; đồng thời, đề xuất các kiến nghị, giải pháp thực hiện.
Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động đào tạo nhân lực của các trường đại học cung cấp hơn 90% nhân lực KHCN trong cả nước. Sản phẩm đào tạo nhân lực KHCN của các trường đại học phục vụ trực tiếp các hoạt động quản lý điều hành của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý hiện nay. Các trường đại học phần lớn đều hoạt động đa ngành, đào tạo và nghiên cứu trong tất cả các lĩnh vực khoa học.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đề đạt nhiều ý kiến để thực hiện giải pháp hạ tầng, liên quan đến quy hoạch và đầu tư liên ngành, các bộ và địa phương để tiết kiệm nguồn lực đầu tư và tạo phương án đa lợi ích cho các bên liên quan tới hoạt động KH&CN và nguồn nhân lực.
Nhiều ý tưởng được đề xuất như: Thành lập các công viên khoa học, thông qua điều chỉnh quy hoạch các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao... tại các địa phương và của các bộ ngành nằm cạnh các trường đại học và tổ chức phối hợp hoạt động, theo mô hình Technopolis, tương tự Khu đô thị đại học Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Đại học Quốc gia Hà Nội. Tập trung đầu tư cho một số trung tâm KHCN lớn của đất nước gắn với các đại học quốc gia và các đại học vùng, cũng như một số đại học trọng điểm trong cả nước.
Trong giai đoạn tới, cần tăng cường đầu tư phát triển một số đại học 4.0, mang tư tưởng dẫn dắt, khai phóng, để tổ chức nghiên cứu và đào tạo cho một số ngành nghề mới, lĩnh vực KHCN mới gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chi tiết các bước đăng ký tuyển sinh đầu cấp trực tuyến

Phụ huynh bắt đầu đăng ký tuyển sinh trực tuyến cho con vào lớp 1

Cụ thể hóa "bộ tứ trụ cột" ở khía cạnh giáo dục

Fast Retailing trao tặng học bổng năm thứ ba liên tiếp dành cho học sinh Việt Nam

Bộ GD&ĐT chưa công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT

Sôi nổi vòng Chung kết giải đấu tranh biện tiếng Anh tại Hà Nội

VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường”

Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn
