Tag

Tăng cường phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ

Xã hội 18/06/2019 13:26
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ.

Tăng cường phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm vụ đoàn thanh tra Bộ Xây dựng “vòi tiền”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tự hào và khâm phục tinh thần của VinFast

Đề xuất vấn đề nguồn nhân lực trong cách mạng công nghiệp 4.0

Dành hơn 332,5 tỷ đồng tặng quà cho người có công dịp 27/7

Hãy làm hết mình vì sự phát triển của đất nước

Thủ tướng kết thúc các chuyến thăm chính thức Nga, Na Uy, Thụy Điển

Công điện gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu rõ: Ngày 22 tháng 4 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Về cơ bản, các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức đã tổ chức triển khai nghiêm túc và đạt được kết quả bước đầu, tạo hiệu ứng tích cực trong xã hội.

Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ cá nhân, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, sơ hở của chính sách, pháp luật… sách nhiễu, gây phiền hà, thậm chí tiêu cực, tham nhũng khi thực hiện hoạt động công vụ, gây bức xúc, làm xói mòn lòng tin của người dân, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian gần đây, đã xảy ra nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong một số lĩnh vực (hải quan, thuế, quản lý thị trường…) và ngay cả trong chính lực lượng chức năng của thanh tra một số địa phương và Bộ, ngành.

Đồng thời, dư luận xã hội cũng bức xúc về sự thiếu minh bạch, thiếu kiểm soát, nguy cơ tiềm ẩn tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ của một số lĩnh vực nhạy cảm khác (điều tra, thi hành án, kiểm toán, tổ chức nội vụ…).

Trước tình hình nêu trên, để chủ động phòng ngừa vi phạm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ, phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai ngay các biện pháp sau:

1. Quán triệt, thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về phòng chống tham nhũng, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Người đứng đầu bộ, ngành, địa phương phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng chống tham nhũng; nếu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại đơn vị, cơ quan mình thì phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước; phải coi đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục, lâu dài, đặc biệt quan trọng và lấy làm tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của từng cơ quan, đơn vị.

2. Đẩy mạnh phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong chính lực lượng chức năng và đội ngũ cán bộ, công chức thực thi pháp luật. Thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, quy trình chuyên môn nghiệp vụ. Cần ban hành quy chế làm việc rõ ràng, minh bạch, cụ thể và có cơ chế kiểm soát hiệu quả đối với cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, thi hành án, hải quan, thuế, quản lý thị trường… bảo đảm ngăn chặn cho được tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, "vòi vĩnh", "chung chi", phục vụ động cơ cá nhân, vụ lợi trong thực thi công vụ

3. Từng cơ quan, đơn vị phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức với người dân, doanh nghiệp khi giải quyết công việc; tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Triển khai rộng rãi hệ thống ghi âm, ghi hình, camera trực tuyến tại các địa điểm có tiếp xúc trực tiếp với người dân, doanh nghiệp và có bộ phận thường trực để theo dõi, giám sát thường xuyên.

Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm.

4. Người đứng đầu bộ, ngành, địa phương, cơ quan phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các cơ quan, lực lượng thực thi pháp luật có yếu tố nhạy cảm cao trong việc chấp hành những quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong thực thi công vụ. Đồng thời, các đơn vị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật; định kỳ luân chuyển, thay đổi vị trí công tác đối với những vị trí nhạy cảm, phức tạp theo đúng quy định; đồng thời, lựa chọn, bố trí người có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đảm nhiệm các vị trí nhạy cảm, nhất là đối với các trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra viên…

5. Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan báo chí và nhân dân trong việc phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ. Yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện nghiêm Công điện này; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện về Thanh tra Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thanh tra Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh.

Đọc thêm

Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam Đô thị

Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam

TTTĐ - Ngày 19/4, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, việc tiến hành lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND quận về sắp xếp đơn vị hành chính 18 phường trên địa bàn quận đang được triển khai thực hiện đồng loạt. Phương án dự kiến, quận Hoàn Kiếm sẽ thành lập 2 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hoàn Kiếm và Cửa Nam.
HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương Đô thị

HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương

TTTĐ - Tại Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) ngày 18/4, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và lấy tên TP Hồ Chí Minh.
Người dân TP Hồ Chí Minh háo hức xem hợp luyện diễu binh Muôn mặt cuộc sống

Người dân TP Hồ Chí Minh háo hức xem hợp luyện diễu binh

TTTĐ - Tối 18/4, hàng ngàn người dân TP Hồ Chí Minh đã tập trung về tuyến đường Lê Duẩn, trước cổng Dinh Độc Lập (Quận 1) đón xem màn hợp luyện đầu tiên của các khối diễu binh, diễu hành ngày 30/4 tới.
TP Hồ Chí Minh tri ân sâu sắc người có công Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh tri ân sâu sắc người có công

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh xác định công tác đền ơn đáp nghĩa là trách nhiệm đồng thời là đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân thành phố cũng như dân tộc.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất: Nhà ga hành khách T3 hoàn thành xây dựng vượt tiến độ 2 tháng Muôn mặt cuộc sống

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất: Nhà ga hành khách T3 hoàn thành xây dựng vượt tiến độ 2 tháng

TTTĐ - Ngày 15/4, Liên danh nhà thầu do Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (HANCORP) là thành viên đứng đầu, đã hoàn thành xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất. Đây là sự nỗ lực lớn “vượt nắng thắng mưa” của các nhà thầu nói chung, HANCORP nói riêng.
Quận Ba Đình chuyển giao, tiếp nhận các tổ chức Đảng và đảng viên Muôn mặt cuộc sống

Quận Ba Đình chuyển giao, tiếp nhận các tổ chức Đảng và đảng viên

TTTĐ - Quận ủy Ba Đình (Hà Nội) quyết định chuyển giao 2 chi bộ với 37 Đảng viên; đồng thời nhận 8 Đảng bộ với 1003 đảng viên.
Miễn phí tuyến xe điện mới cho du khách tại Cát Bà từ ngày 18/4 Muôn mặt cuộc sống

Miễn phí tuyến xe điện mới cho du khách tại Cát Bà từ ngày 18/4

TTTĐ - Từ ngày 18/4/2025, Tập đoàn Sun Group đưa vào vận hành thử nghiệm hệ thống giao thông công cộng hiện đại đón du khách từ ga đi cáp treo Phù Long đến Vịnh trung tâm Xanh Island. Hệ thống xe điện, xe buggy điện không chỉ giải quyết bài toán giao thông trên đảo mà còn từng bước xác lập và củng cố hình ảnh đảo ngọc xanh, sinh thái, không khí thải carbon.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc Muôn mặt cuộc sống

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 18/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Công an Hà Nội "truyền lửa" cho thế hệ trẻ Muôn mặt cuộc sống

Công an Hà Nội "truyền lửa" cho thế hệ trẻ

TTTĐ - Sáng 18/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an TP Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt các cán bộ, chiến sĩ từng chi viện chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Thanh niên nhặt được 150 triệu đồng, trả người đánh mất Muôn mặt cuộc sống

Thanh niên nhặt được 150 triệu đồng, trả người đánh mất

TTTĐ - Sáng 18/4, anh Nguyễn Tiến Tùng (sinh năm 1993, trú tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội), trên đường đi làm qua địa bàn xã Văn Bình, huyện Thường Tín, đã phát hiện một chiếc túi nilon màu xanh bị rơi trên đường liên thôn có đựng số tài sản giá trị lớn.
Xem thêm