Tăng cường sàng lọc và điều trị cho người nhiễm lao tiềm ẩn
Tầm quan trọng của sàng lọc lao tiềm ẩn
Hiện trên thế giới và Việt Nam gánh nặng bệnh lao vẫn là một vấn đề của sức khỏe cộng đồng. Về mặt lâm sàng có thể chia những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn lao thành hai nhóm chính: Lao tiềm ẩn và lao hoạt động (hay lao tiến triển).
Trong đó, lao hoạt động là bệnh với những biểu hiện, triệu chứng lâm sàng rõ rệt còn lao tiềm ẩn không phải là bệnh, không có biểu hiện, triệu chứng lâm sàng của lao hoạt động nhưng có nguy cơ chuyển sang thể hoạt động.
![]() |
Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Phổi Hà Nội |
Do vậy, theo Bệnh viện Phổi Hà Nội, hiện có hai nhóm đối tượng cần được khám phát hiện, quản lý lao tiềm ẩn. Nhóm thứ nhất là những người tiếp xúc gần/thường xuyên với bệnh nhân lao phổi: Trẻ dưới 5 tuổi tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi; Người từ 5 tuổi trở lên tiếp xúc hộ gia đình với BN lao phổi; Nhân viên y tế làm việc tại các đơn vị phòng chống lao hoặc các cơ sở y tế có thể có bệnh nhân lao đến khám; Cán bộ quản giáo, nhân viên làm việc tại các trại giam, trại giáo dưỡng.
Nhóm thứ hai là những người có các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển từ nhiễm lao thành bệnh lao: Người có HIV mọi lứa tuổi; bệnh nhân mắc các bệnh như bụi phổi, đái tháo đường; Suy thận, chạy thận nhân tạo, cấy ghép tạng và những người chuẩn bị cấy ghép tạng. Bệnh nhân điều trị ức chễ miễn dịch kéo dài (bệnh hệ thống như lupus, viêm khớp dạng thấp, vẩy nến…) hoặc điều trị thuốc sinh học (anti-TNF).
![]() |
Công tác phòng dịch COVID-19 luôn được chú trọng tại Bệnh viện Phổi Hà Nội |
ThS. BS Phạm Hữu Thường, Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Nội cho biết, ước tính hiện nay, 1/3 dân số thế giới bị nhiễm lao tiềm ẩn. Phần lớn những người này không có dấu hiệu triệu chứng của bệnh lao và không gây lây nhiễm cho người khác nhưng họ có nguy cơ phát triển thành bệnh và sẽ trở thành nguồn lây truyền trong cộng đồng. Khoảng 5-10% số người nhiễm lao trong vòng 5 năm đầu tiên sẽ tiến triển thành bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ để trở thành bệnh lao phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là tình trạng miễn dịch của cơ thể.
Đáng lo ngại hơn, lao tiềm ẩn ở trẻ em dưới 5 tuổi thường rất khó phát hiện, nếu không áp dụng các kỹ thuật xét nghiệm tiên tiến sẽ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác nên việc điều trị càng kéo dài khiến bệnh ngày càng nặng, khó điều trị hơn. Vì vậy, khi phát hiện trẻ nhiễm lao thường sẽ rơi vào tình trạng muộn, rất khó chữa trị, để lại nhiều di chứng nguy hiểm; Là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, lợi ích của việc sàng lọc đối tượng để chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn là giảm tỷ lệ lao tiềm ẩn chuyển sang thể lao bệnh, ngăn chặn nguồn lây, khống chế bệnh lao và nguy cơ về tác dụng phụ của thuốc, biến chứng tử vong cũng như tính khả thi về triển khai kỹ thuật xét nghiệm và kinh tế y tế.
Áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến nhất trong xét nghiệm và điều trị lao tiềm ẩn
Hà Nội đã triển khai điều trị lao tiềm ẩn cho các đối tượng bao gồm những người lớn nhiễm HIV đã được sàng lọc hiện không mắc bệnh lao; Trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ em từ 0-14 tuổi được xác định không mắc lao nhưng có sống cùng nhà với người bệnh lao phổi.
Trong thời gian tới, ngoài hai đối tượng trên thì tất cả các đối tượng sau khi chẩn đoán loại trừ bệnh lao mà có kết quả phản ứng lao tố da Tuberculin Skin Test (TST) hoặc test chẩn đoán lao tiềm ẩn khác mà được chương trình chống lao quốc gia khuyến cáo sử dụng, dương tính đều đủ điều kiện để tư vấn và thu dung điều trị lao tiềm ẩn.
![]() |
Bệnh viện Phổi Hà Nội áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến nhất trong xét nghiệm và điều trị bệnh |
Đối tượng thuộc các nhóm nguy cơ cao như người tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi bao gồm trẻ từ 5-14 tuổi, người lớn có HIV, bệnh nhân phổi, suy thận, chạy thận nhân tạo, cấy ghép tạng, điều trị ức chế miễn dịch kéo dài, cán bộ y tế khám chữa bệnh lao hoặc làm việc trong môi trường có bệnh nhân lao sẽ được ưu tiên.
Bệnh viện Phổi Hà Nội đã triển khai các phương pháp xét nghiệm hiện đại để chẩn đoán bệnh lao bằng xét nghiệm sinh hóa Quantiferon(IGRA). Công nghệ này đảm bảo cho kết quả nhanh, chính xác nhất, chẩn đoán sớm lao, nhất là lao kháng thuốc, kháng đa thuốc để lựa chọn phác đồ phù hợp.
Đặc biệt, với một số bệnh nhân nhiễm lao tiềm ẩn, mắc lao ở vị trí khó lấy bệnh phẩm như lao xương, lao hạch… trước đây thường rất khó để tìm ra vi khuẩn lao. Tuy nhiên, khi Bệnh viện Phổi Hà Nội áp dụng kỹ thuật xét nghiệm sinh hóa Quantiferon (IGRA), tất cả bệnh nhân đều có cơ hội tìm ra bệnh một cách nhanh nhất.
Xét nghiệm Quantiferon có thể phát hiện cả giai đoạn lao tiềm ẩn và lao hoạt động dựa vào đáp ứng miễn dịch tế bào. Trên cơ sở dự phòng phải kiểm soát tốt nhóm lao tiềm ẩn cũng giúp khống chế bệnh lao trong cộng đồng. Với một số bệnh nhân đặc biệt, khó lấy bệnh phẩm như đờm, dịch… phương pháp này cũng hỗ trợ tối ưu. Kỹ thuật cho kết quả nhanh chỉ sau 24 giờ, độ chính xác cao không báo dương tính giả, không ảnh hưởng bởi tình trạng tiêm chủng lao.
Để đấu tranh với bệnh lao một cách có hiệu quả thì chẩn đoán và điều trị đúng bệnh lao tiềm ẩn cũng như bệnh lao hoạt động đóng vai trò rất quan trọng, trong đó ngăn chặn bệnh lao bằng điều trị bệnh lao tiềm ẩn là một cấu phần quan trọng trong chiến lược thanh toán bệnh lao của Việt Nam.
Việc điều trị, giúp người mắc lao tiềm ẩn tránh được những hậu quả nặng nề lên sức khỏe khi bị lao hoạt động. Phác đồ điều trị lao tiềm ẩn khi được sàng lọc sớm và điều trị kịp thời cũng kinh tế hơn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chủ động tiêm chủng trọn đời: Tầm nhìn cho tương lai khỏe mạnh hơn

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Việt Nam dồn tổng lực loại trừ sốt rét trước năm 2030

Làm rõ nguyên nhân mẹ con sản phụ tử vong ở bệnh viện

Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn

Cứu sống bệnh nhân sốc thuốc huyết áp bằng kỹ thuật ECMO

Quảng cáo “lố”, Viện thẩm mỹ Lavender by Chang tiếp tục bị xử phạt

Siết chặt kiểm tra mỹ phẩm trên các sàn TMĐT và mạng xã hội

Giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh
