Tag

Tăng tính tác động xã hội của các tác phẩm âm nhạc trong mùa dịch

Văn hóa 19/11/2021 18:41
aa
TTTĐ - Thời gian qua, nhiều tác phẩm tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt các tiểu phẩm, hoạt cảnh, các bài hát được sáng tác, thực hiện tạo hiệu ứng lan tỏa rất lớn. Các tác phẩm nghệ thuật có tính truyền cảm, động viên, cổ vũ tinh thần cho cộng đồng, tăng thêm sức mạnh, tình đoàn kết của Hà Nội và cả nước trong “cuộc chiến” cam go này. Vì thế các nhạc sĩ, nghệ sĩ nên tiếp tục hoạt động hăng say để cất lên những tiếng nói mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh.
Nghệ sĩ đường phố Việt Voltak tiếp tục gây chú ý với tác phẩm mới

Nhạc sĩ Xuân Trí là người đã gắn tên tuổi mình với các ca khúc vì cộng đồng. Trong mùa dịch này, anh tiếp tục cho ra đời những bài hát xúc động lòng người. Có thể kể đến “Nỗi nhớ hai miền”, “Việt Nam chống dịch vang danh” và “Toàn dân đoàn kết chống dịch”.

Nhạc sĩ Xuân Trí chia sẻ, bài hát “Nỗi nhớ hai miền” được anh viết lấy cảm hứng từ một câu chuyện có thật từng khiến anh rưng rưng xúc động. Đó là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam, hàng vạn y bác sĩ, chiến sĩ, cán bộ y tế từ khắp nơi trong cả nước đã không quản ngại hy sinh, vất vả, hiểm nguy để lên đường chi viện cho miền Nam ruột thịt.

Nhạc sĩ Xuân Trí
Nhạc sĩ Xuân Trí

Trong số đó có đoàn y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Một bác sĩ trong đoàn công tác của bệnh viện này đã gửi cho anh nghe những vần thơ chất chứa nỗi lòng, tâm sự mà anh đã viết với mong muốn có một ca khúc tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho các đồng đội, đồng nghiệp của mình đang ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh ở Bệnh viện dã chiến số 16, phường Phú Nhuận, Q.7. TP.HCM.

Anh mong muốn MV “Nỗi nhớ hai miền” ra đời là bản tình ca giữa thời dịch, tiếp thêm động lực và niềm tin để đội ngũ y bác sĩ vượt qua những khó khăn trong cuộc chiến chống dịch kéo dài. “Tôi đã từng viết nhiều ca khúc về đề tài chống dịch Covid-19. Trong mỗi ca khúc tôi đều gửi gắm vào đó những câu chuyện, hình ảnh của những chiến sĩ nơi tuyến đầu. Qua đó gửi tới họ lòng tri ân, biết ơn sự hy sinh thầm lặng, để mỗi người dân trong đó có tôi được sống bình yên” - nhạc sĩ Xuân Trí bày tỏ.

Nỗi nhớ hai miền được ca sĩ Nhật Thành thể hiện, gửi gắm trong đó những tâm tư, tâm sự, cảm xúc bồi hồi của những chiến sĩ áo trắng đã vội vã lên đường làm nhiệm vụ ở tâm dịch, có khi còn không kịp gặp gỡ, thổ lộ tình cảm với người mình yêu thương. Mặc dù vậy tất cả đều giữ vững niềm tin chiến thắng dịch bệnh để ngày nào đó sớm quay trở lại đoàn tụ với gia đình, với người thân và cả người thương.

Tăng tính tác động xã hội của các tác phẩm âm nhạc trong mùa dịch
MV "Việt Nam chống dịch vang danh" của nhạc sĩ Xuân Trí

Thông qua MV ca khúc "Việt Nam chống dịch vang danh", nhạc sĩ Xuân Trí cùng ekip thực hiện mong muốn góp thêm một tác phẩm cổ vũ động viên tinh thần các lực lượng đang ngày đêm trên tuyến đầu chống dịch, kêu gọi mọi người nâng cao ý thức của mình, chung tay đẩy lùi dịch bệnh, để người dân mọi miền Tổ quốc sớm trở lại cuộc sống hạnh phúc bình an.

Trước đó, với tinh thần "chống dịch như chống giặc", cả nước quyết tâm đồng lòng đẩy lùi Covid-19, nhạc sĩ Xuân Trí giới thiệu ca khúc mang tên "Toàn dân đoàn kết chống dịch".

Ca khúc được viết nhạc dựa trên lời thơ của tiến sĩ Phạm Thuyên nhằm tôn vinh sự đồng lòng, quyết tâm của cả nước trong cuộc chiến đấu chống đại dịch. Tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.

"Tôi luôn có cảm xúc và mong muốn mình viết được những bài hát đề tài xã hội, đưa giá trị văn hóa cũng như tinh thần đoàn kết dân tộc trong đó. Tình đoàn kết, tinh thần sẻ chia, càng khó khăn gian khổ bao nhiêu thì càng đoàn kết, vững mạnh, chiến thắng kẻ thù dù ở thời chiến hay trong thời bình, đó là nét đẹp văn hóa dân tộc mình", Xuân Trí nói.

Nhịp điệu ca khúc mang tiết tấu rộn ràng, hào hùng, mạnh mẽ như lời động viên tinh thần, thôi thúc các chiến sĩ tuyến đầu cũng như mỗi người dân đồng lòng trong công tác phòng chống dịch.

“Anh sẽ về nhưng không phải hôm nay” là ca khúc của nhạc sĩ Kiên Ninh do NSND Quốc Hưng thể hiện. Ca khúc mang âm hưởng hùng tráng nhưng lại đầy chất trữ tình, ngợi ca khí phách và tinh thần yêu nước, yêu quê hương, vì đồng bào, vì sức khỏe nhân dân, vì sự bình yên của đất nước mà những người chiến sĩ áo trắng sẵn sàng bất chấp nguy hiểm, xông pha vào mặt trận chống Covid-19.

Dù cuộc chiến đấu này đầy khó khăn, vất vả, nguy hiểm, gian nan, cam go và khốc liệt nhưng người chiến sĩ áo trắng vẫn một lòng tin quyết thắng. Ca khúc nói lên tiếng lòng của những y bác sĩ, gửi gắm tới những người thân yêu nơi quê nhà rằng: Hãy vững lòng tin, rồi mai chiến thắng đại dịch, khi đất nước thanh bình anh sẽ về.

Tăng tính tác động xã hội của các tác phẩm âm nhạc trong mùa dịch
NSND Quốc Hưng thể hiện ca khúc "Anh sẽ về nhưng không phải hôm nay"

Ca khúc đến với tác giả Kiên Ninh cũng như NSND Quốc Hưng một cách thật tình cờ. NSND Quốc Hưng nhận được bài thơ của người bạn Vũ Văn Ngọc và gửi cho nhạc sĩ Kiên Ninh nhờ phổ nhạc.

Nhạc sĩ Kiên Ninh chia sẻ, anh đã “chạm” cảm xúc ngay ở câu đầu tiên: "Câu thơ "Anh sẽ về nhưng không phải hôm nay" đầy ý nghĩa, chứa đựng tình yêu vô bờ bến của đôi vợ chồng trẻ, đồng thời cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm, tình yêu với đất nước. Những ý nhạc đã bật trào ngay trong tôi và chỉ mất một buổi, ca khúc cùng tên ra đời".

NSND Quốc Hưng chia sẻ “Giữa bản nhạc và lời thơ có sự đồng điệu, từ lời văn, giai điệu, cấu trúc âm nhạc đều rất hợp nhau. Ca khúc ra đời mang 3 cảm xúc: của nhà thơ, của nhạc sĩ và của ca sĩ. Với tôi, đây là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa, ủng hộ tinh thần cho những người nơi tuyến đầu chống dịch”.

Trong lúc dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát tại các tỉnh phía Nam, Ngọc Lê Ninh đã ngay lập tức viết nên bài thơ “Hành khúc Mặt trận Corona” cũng là tiếng lòng của một nhà thơ công dân trước cuộc chiến cam go, căng thẳng, quyết liệt của toàn thể dân tộc.

Sau đó, cùng với năng khiếu âm nhạc, anh quyết định phổ thơ thành ca khúc và tiến hành làm MV với sự tham gia nhiệt tình của: Sao mai Bùi Thu Huyền, Sao mai Nguyễn Diệu Thúy; Á hậu Trang Viên, ca sĩ Quốc Quốc và MC Nguyễn Hưng. Với nhịp điệu hào hùng, tràn đầy khí thế xông lên quyết thắng, ca khúc đang tiếp thêm sức mạnh cho toàn dân ta chiến đấu và chiến thắng con virus nhỏ bé và quái ác.

Tăng tính tác động xã hội của các tác phẩm âm nhạc trong mùa dịch
Các nghệ sĩ thể hiện MV "Hành khúc mặt trận Corona" của tác giả Ngọc Lê Ninh

Tiếp theo thành công của bài hát "Hành khúc mặt trận Corona", Tiến sĩ, nhà thơ Ngọc Lê Ninh lại tiếp tục sáng tác tác phẩm "Bài ca thắng giặc Corona".

"Bài ca thắng giặc Corona" cũng truyền tải một thông điệp ý nghĩa đó là niềm tin yêu, trách nhiệm, tình yêu thương và niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Bài hát như một khúc tráng ca hào hùng, góp phần khích lệ, động viên ý chí kiên cường, sức chiến đấu bền bỉ của mọi lực lượng để đem lại niềm hy vọng lớn Tổ quốc chúng ta cũng như thế giới sớm trở lại bình yên.

NSƯT Trần Tựa, Á hậu - ca sĩ Trang Viên và cùng nhiều các ca sĩ, nghệ sĩ như NSƯT Hồng Liên, NSƯT Trần Đại Mý, Sao mai Hiền Anh, Sao mai Diệu Thúy, Thu Sang, Thanh Thủy, đạo diễn Bảo Bảo, các học sinh trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc, Tiểu Nghĩa Tân... đã cùng nhau hòa giọng hát vang nhạc phẩm này trong MV cùng tên.

Các nghệ sĩ đã cùng nhau hóa thân thành nhiều thành phần, tầng lớp trong xã hội như bác sĩ, công an, bộ đội, trí thức, đầu bếp, đồng bào dân tộc, nghệ sĩ, giáo viên, học sinh... để biểu thị lòng mong muốn và quyết tâm của toàn thể dân tộc ta. Chúng ta đã chiến đấu, sẽ chiến đấu hết sức mình cho đến ngày thắng lợi cuối cùng.

NSND Tự Long (áo vàng) nhận giải tác phẩm được yêu thích nhất trong cuộc thi “Giải thưởng dành cho các tác phẩm nghệ thuật về chủ đề phòng, chống dịch bệnh Covid-19”
NSND Tự Long (áo vàng) nhận giải tác phẩm được yêu thích nhất trong cuộc thi “Giải thưởng dành cho các tác phẩm nghệ thuật về chủ đề phòng, chống dịch bệnh Covid-19”

Với tổng số lượt share, like, comemt nhiều nhất, hai tác phẩm “Tình anh - Người chiến sĩ áo trắng” của tác giả Lê Thế Song, biểu diễn NSND Tự Long và “Lớp học đặc biệt mùa Covid” của Nhà hát múa rối Thăng Long đã đạt giải tác phẩm được yêu thích nhất trong cuộc thi “Giải thưởng dành cho các tác phẩm nghệ thuật về chủ đề phòng, chống dịch bệnh Covid-19” do Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức.

Còn rất nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ Hà Nội suốt thời gian qua bằng nhiều hoạt động nghệ thuật của mình đã tiếp sức thêm cho Nhân dân, đồng bào, lực lượng y bác sĩ, tình nguyện viên và cả những người trong khu phong tỏa, cách ly. Lời ca, tiếng nhạc xưa kia đã “tiếng hát át tiếng bom”, nay tiếp tục phát huy vai trò của mình trong “cuộc chiến” với dịch bệnh Covid-19. Trong vai trò công dân - nghệ sĩ, những người làm nghệ thuật một lần nữa đã thể hiện sự lăn xả, vào cuộc của mình với cộng đồng trước những vấn đề của xã hội, của toàn cầu.

Hi vọng, trong thời gian tới, sẽ còn có thêm nhiều tác phẩm ghi lại dấu ấn khó quên trong lịch sử loài người, lịch sử đất nước và Hà Nội, đặc biệt về tinh thần bất khuất, tương thân tương ái, vì đồng bào, vì Tổ quốc của mỗi người hôm nay.

Nhạc sĩ Đinh Phương Anh lan tỏa tình yêu âm nhạc qua sóng phát thanh Nhạc sĩ Đinh Phương Anh lan tỏa tình yêu âm nhạc qua sóng phát thanh
Đại sứ Phật ca Phương Dư mong muốn lan tỏa âm nhạc Phật giáo Đại sứ Phật ca Phương Dư mong muốn lan tỏa âm nhạc Phật giáo
NSƯT Thanh Lam: Để có “Con đường âm nhạc” hôm nay là cả sự khổ luyện, áp lực NSƯT Thanh Lam: Để có “Con đường âm nhạc” hôm nay là cả sự khổ luyện, áp lực

Ngọc Hân

Đọc thêm

Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo Văn hóa

Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo

TTTĐ - Với tinh thần sáng tạo, đổi mới không ngừng, ngành văn hóa Hà Nội đã và đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong hành trình xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Từ những chương trình hành động cụ thể đến việc tiên phong phát triển công nghiệp văn hóa, những nỗ lực ấy đã mang lại trái ngọt, định hình một diện mạo văn hóa mới cho Hà Nội, đồng thời đặt ra những mục tiêu lớn lao hơn cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại Văn hóa

Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại

TTTĐ - Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030 không chỉ là ngày hội lớn của toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ cơ quan Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội mà còn là dịp mỗi đảng viên thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu, sáng tạo của cán bộ văn hóa để tiếp tục xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô... Nghệ thuật

Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô...

TTTĐ - Để đưa ngành nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, NSND Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long đưa ra những giải pháp sâu sắc và thiết thực tại Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030.
Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Văn hóa

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội

TTTĐ - Sáng 3/7, Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030 đã khai mạc tại Bảo tàng Hà Nội. Với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, Đại hội có sự tham dự của 138 đại biểu.
Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025 Văn hóa

Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025

TTTĐ - Hội đồng Anh đã chính thức ra mắt ấn phẩm mới nhất giới thiệu về các không gian văn hóa sáng tạo tại Việt Nam với tên gọi Tầm nhìn Sáng tạo 2025.
Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp Nghệ thuật

Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Những tiết mục biểu diễn tại chương trình “Chào mừng thành công của việc sáp nhập địa giới hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp” do phường Ô Chợ Dừa (Hà Nội) tổ chức đã thể hiện quyết tâm của lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ và niềm tin tha thiết của Nhân dân gửi gắm trong bước ngoặt lịch sử này.
Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật Nghệ thuật

Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật

TTTĐ - Cuộc thi thiết kế Art Toy (đồ chơi nghệ thuật) “Kokomo & Momimi” do Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Tri thức số (TTS) phát động nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật đồng thời phát triển hệ sinh thái sở hữu trí tuệ (IP) mang dấu ấn văn hóa Việt.
Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới Văn hóa

Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới

Tối 1/7, tại Phố sách Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố thành lập phường Cửa Nam – đơn vị hành chính mới thuộc quận Hoàn Kiếm, theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính tại Thủ đô, hướng đến mô hình chính quyền đô thị hiện đại, phục vụ Nhân dân hiệu quả.
Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử Văn hóa

Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử

TTTĐ - Sáng 1/7, đông đảo người dân đã đến các chùa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (mới) để lắng nghe 3 hồi chuông trống bát nhã. Đây một nghi lễ tâm linh đặc biệt được tổ chức đồng loạt trên cả nước, cầu nguyện quốc thái dân an nhân dịp vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng Nghệ thuật

Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng

TTTĐ - Tối 30/6 Sở Văn hoá thể thao và du lịch Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật "Rạng rỡ Hải Phòng" chào mừng việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Chương trình được truyền hình trực tiếp tại 2 điểm cầu Nhà hát lớn Hải Phòng và Trung tâm Văn hóa xứ Đông Hải Dương.
Xem thêm