Tag
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Tạo cơ chế thông thoáng, thuận lợi nhất cho người dân các địa phương

Muôn mặt cuộc sống 15/05/2024 18:16
aa
TTTĐ - Sau khi thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, HĐND TP Hà Nội đề nghị các Sở, ngành cần nhanh chóng có hướng dẫn, quy định cụ thể để có cơ chế thông thoáng, thuận lợi nhất để thực hiện chủ trương này, nhất là chính sách cho đội ngũ cán bộ dôi dư.
Thông qua mức giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc quỹ BHYT Xem xét thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Cử tri Hà Nội kiến nghị sớm thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Giảm 61 xã, phường, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm

Sáng 15/5, tại kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề của HĐND TP Hà Nội, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.

Theo đó, khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Hà Nội sẽ giảm 61 xã, phường (trong đó có 46 xã, 15 phường).

Tuyên truyền, lấy ý kiến của người dân về chủ trương hợp nhất xã Đồng Phú và xã Hồng Phong (huyện Chương Mỹ)
Tuyên truyền, lấy ý kiến của người dân về chủ trương hợp nhất xã Đồng Phú và xã Hồng Phong (huyện Chương Mỹ)

Sau sắp xếp các phường, 6 quận (Cầu Giấy, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Thanh Xuân) và thị xã Sơn Tây có đơn vị hành chính mới.

Riêng quận Cầu Giấy chỉ điều chỉnh địa giới hành chính và dân số một số phường để phù hợp quy định nhưng vẫn giữ nguyên số lượng và tên gọi các phường. Quận Cầu Giấy điều chỉnh một phần phường Yên Hòa, Dịch Vọng vào phường Quan Hoa; một phần phường Nghĩa Đô, Dịch Vọng và Dịch Vọng Hậu vào phường Nghĩa Tân.

Tại 12 huyện (Gia Lâm, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì, Chương Mỹ, Mê Linh) có 36 xã mới được sắp xếp từ 76 xã.

Hà Nội có đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp là quận Hoàn Kiếm.

Nguyên nhân do quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hoá của TP Hà Nội. Quận có địa giới hành chính ổn định, hình thành trước năm 1945, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, gắn với truyền thống lịch sử hình thành của thành Đại La, Thăng Long, Đông Đô, của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Quy hoạch xung quanh hồ Hoàn Kiếm là một chỉnh thể có yếu tố đặc thù, kế thừa lịch sử, văn hóa, kiến trúc được chia ra làm 3 khu vực chính: khu phố cổ, 4 khu vực hồ Gươm và phụ cận, khu phố cũ đã giữ hình thái ổn định từ năm 1990 đến nay.

Từ năm 1995, Trung ương và TP Hà Nội đã phê duyệt 4 Đề án quy hoạch dành riêng cho khu vực này (1 quy hoạch của Bộ Xây dựng; 1 quy hoạch của TP; 1 quy chế quản lý và 1 quy hoạch phân khu) để khẳng định tầm quan trọng vị trí đặc biệt cần bảo tồn, gìn giữ đối với khu phố cổ Hà Nội thuộc quận Hoàn Kiếm.

Nếu thực hiện sắp xếp quận sẽ mất đi các giá trị lịch sử văn hóa, truyền thống và quá trình hình thành đô thị văn hóa lâu đời của Thăng Long - Hà Nội, đồng thời sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của TP Hà Nội trong thời gian tới.

Hỗ trợ tối đa cho công dân khi thay đổi giấy tờ tùy thân

Vui mừng trước thông tin này, chị Nguyễn Thị Ly (sống ở phố Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây, khi đọc thông tin quận Hoàn Kiếm có thể bị sáp nhập, chúng tôi lo lắng lắm. Nay thành phố thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương giữ nguyên quận Hoàn Kiếm, tôi nhiệt liệt ủng hộ và cảm ơn thành phố đã lắng nghe ý kiến người dân”.

Đồng quan điểm, ông Hoàng Văn Bính (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho rằng: “Quận Hoàn Kiếm chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử riêng, là quận lõi của Thủ đô nên việc giữ nguyên đơn vị hành chính là hoàn toàn phù hợp với mong muốn của người dân và thực tiễn”.

Tạo cơ chế thông thoáng, thuận lợi nhất cho người dân các địa phương
Trước khi thông qua Nghị quyết, các địa phương đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính. Trong ảnh: Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường tại quận Thanh Xuân

Với các địa phương nằm trong diện phải sắp xếp đơn vị hành chính, do thành phố đã quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền đồng thời lấy ý kiến cán bộ, người dân địa phương sắp xếp từ trước đó nên bảo đảm sự đồng thuận trong quá trình thực hiện.

Chị Đặng Thị Hằng (ở quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Tại quận Long Biên chỉ nhập một phần phường Sài Đồng vào Phúc Đồng thành Phúc Đồng; nhập một phần phường Sài Đồng vào Phúc Lợi thành Phúc Lợi. Tôi nghĩ việc sắp xếp lại phường cũng tạo sự giao thoa, đa dạng về văn hóa, phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân”.

Ông Nguyễn Thanh Long (ở Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, ông ủng hộ chủ trương của thành phố nhưng mong thành phố lưu tâm đến các thủ tục hành chính liên quan đến chuyển đổi giấy tờ tùy thân của người dân.

Về vấn đề nhiều người dân quan tâm sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, trong giấy tờ tùy thân sẽ có thay đổi một số thông tin, theo chia sẻ của Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh với báo chí, chủ trương của thành phố là hỗ trợ tối đa cho công dân khi thay đổi giấy tờ tùy thân, giải quyết các hồ sơ, thủ tục hành chính có liên quan do thay đổi tên gọi địa giới hành chính. Thành phố sẽ có chỉ đạo cụ thể nội dung này trong thời gian tới. Việc giải quyết chuyển đổi giấy tờ thủ tục hành chính do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã được thành phố chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội thực hiện giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (về nhân thân) cho người dân theo cơ chế thành phố hỗ trợ toàn bộ.

Thực tế trước đây trong giai đoạn 1 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại một số địa phương đã hỗ trợ người dân theo hướng Công an thành phố Hà Nội xuống tận địa bàn thôn, tổ dân phố để làm thủ tục hành chính cho người dân.

Từ kinh nghiệm đó, trong lần sắp xếp này, đối với toàn bộ giấy tờ thủ tục hành chính để thay đổi địa danh, tên gọi của đơn vị hành chính, Ban Chỉ đạo thành phố đã có chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội và các cơ quan chuyên môn thành lập các tổ công tác xuống trực tiếp thôn, tổ dân phố để hỗ trợ người dân với mục tiêu nhanh nhất có thể, không bị gián đoạn.

Đọc thêm

Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Đúng 13h ngày 26/7, Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu, nghi thức diễn ra tại Nhà Tang lễ Quốc gia (TP Hà Nội). Ở Hội trường Thống Nhất (TP HCM), nhiều người dân lặng người, bật khóc khi chứng kiến giây phút đưa tiễn đồng chí Tổng Bí thư.
Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - 12h30, ngày 26/7, tuyến đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) đã dường như chật kín người dân. Bức tượng tạc hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đặt trang nghiêm, kê cao trên bàn phủ vải đỏ. "Bức tượng y như thật, mang thần thái của vị Tổng Bí thư trong lòng dân" - nhiều người dân đứng vây quanh bức tượng cảm thán!
Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM Nhịp sống phương Nam

Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM

TTTĐ - Trải qua 2 ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25 - 26/7), tại Hội trường Thống Nhất (dinh Độc Lập, TP HCM) đã có gần 1.000 đoàn đến viếng, với gần 70.000 lượt người.
Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong sáng ngày 26/7, 86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã tổ chức tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trái tim ấm áp  của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên Xã hội

Trái tim ấm áp của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên

TTTĐ - Trong ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội) rất nhiều người ấn tượng với hình ảnh “cô gái bán trứng” Trịnh Thị Thủy cùng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi. Mặc dù căn bệnh quái ác từ chất độc da cam khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng tinh thần lạc quan và mong muốn được lan tỏa yêu thương đã giúp chị Thuỷ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
"Mây trắng Xứ Đoài" tiễn đưa "Bác Trọng" vân du Muôn mặt cuộc sống

"Mây trắng Xứ Đoài" tiễn đưa "Bác Trọng" vân du

TTTĐ - Đối với các huyện Thạch Thất, Ba Vì và Thị xã Sơn Tây (vẫn thường được gọi là Xứ Đoài xưa), hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn gần gũi, đáng kính. Sự ra đi của "Bác Trọng" để lại niềm tiếc thương khôn xiết cho Đảng viên, Nhân dân Xứ Đoài.
Siết chặt an ninh tại nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Siết chặt an ninh tại nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Ngay từ sớm, lực lượng Công an TP Hà Nội đã triển khai phương án chốt trực ở khu vực Nghĩa trang Mai Dịch (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) - nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
TP HCM: Người dân kiên nhẫn chờ viếng Tổng Bí thư Nhịp sống phương Nam

TP HCM: Người dân kiên nhẫn chờ viếng Tổng Bí thư

TTTĐ - Ngày cuối cùng được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất đông người dân tại TP HCM đã tranh thủ sắp xếp công việc, xếp hàng từ sớm trước cổng Dinh Độc Lập, đợi đến lượt vào viếng cố Tổng Bí thư.
Tình cảm ấm áp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với người dân Ninh Thuận Xã hội

Tình cảm ấm áp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với người dân Ninh Thuận

TTTĐ - Trong thời gian công tác, trên cương vị Chủ tịch Quốc hội và Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có 2 lần đến thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Thuận vào năm 2007 và 2014.
Dòng người chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM Nhịp sống phương Nam

Dòng người chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM

TTTĐ - Chiều 25 và sáng 26/7, tại TP HCM, người dân chính thức được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất. Dòng người đã xếp hàng dài trước cổng dinh Độc Lập, xúc động chờ được vào chào bác lần cuối.
Xem thêm