Tạo đà cho sản phẩm văn hóa Thủ đô “vươn mình”
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Thiết lập kỷ cương để xây dựng văn hóa giao thông |
Anh Bùi Duy Khanh, Bí thư Đoàn phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội): Tạo môi trường để nghệ sĩ thể hiện ý tưởng đổi mới, sáng tạo
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của đất nước; là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá nhất của cả nước và là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Việc Hội đồng Nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa tại Thủ đô theo tôi là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
![]() |
Anh Bùi Duy Khanh |
Các trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ tạo điều kiện cho việc ra đời những sản độc đáo phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, trong đó công nghệ thông tin, chuyển đổi số kết hợp với yếu tố văn hóa truyền thống. Mặt khác, đây sẽ là nơi tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần bồi đắp và phát triển hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Hà Nội trở thành "Thành phố sáng tạo", quảng bá và nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới.
Trung tâm công nghiệp văn hóa cũng sẽ tạo môi trường để các nghệ sĩ thể hiện ý tưởng đổi mới, sáng tạo và phát triển sản phẩm văn hóa; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất và phân phối sản phẩm văn hóa cho đất nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Điều này sẽ góp phần để Thủ đô ngày càng phát triển sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Chị Vũ Thanh Ngoan (quận Long Biên, Hà Nội): Tạo động lực cho từng địa phương phát triển mạnh mẽ hơn
Qua báo chí, truyền thông tôi được biết Hà Nội là địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành một Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Nghị quyết số 09-NQ/TU đặt mục tiêu đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Hà Nội nằm trong nhóm các thành phố có ngành công nghiệp văn hóa phát triển hàng đầu có thương hiệu, sản phẩm uy tín, khả năng cạnh tranh cao với các thành phố trong khu vực.
![]() |
Chị Vũ Thanh Ngoan |
Ðể đạt được mục tiêu nêu trên, Hà Nội xác định đổi mới tư duy, nhận thức về phát triển công nghiệp văn hóa là một quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phát triển. Vì vậy, việc ban hành Nghị quyết về quy định, tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa là rất cần thiết.
Tôi rất tâm đắc với việc dự thảo quy định, Ủy ban Nhân dân cấp xã được đề xuất thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa. Với quy định này, mỗi địa phương sẽ phát huy được thế mạnh ngành nghề, di tích văn hóa lịch sử, truyền thống của địa phương. Từ đó, các địa phương sẽ tạo ra các sản phẩm công nghiệp văn hóa độc đáo được thị trường đón nhận.
Anh Nguyễn Huy Cường (trú tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội): Thúc đẩy các làng nghề vươn xa
Với 1.350 làng nghề, Hà Nội hiện đang chiếm hơn 30% tổng số làng nghề trên cả nước. Làng nghề vừa là nơi lưu giữ, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, vừa là những cơ sở kinh tế hết sức quan trọng. Trong các làng nghề nói chung, Hà Nội có số lượng lớn các làng chuyên sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, một trong sáu lĩnh vực công nghiệp văn hóa có thế mạnh mà thành phố ưu tiên phát triển trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
![]() |
Anh Nguyễn Huy Cường |
Đội ngũ nghệ nhân, thợ thủ công ở Hà Nội đa phần đều tài hoa, có năng khiếu, hậu duệ của nhiều dòng họ làm nghề lâu đời, vừa được trao truyền những kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp của các thế hệ đi trước, vừa rất năng động, sáng tạo.
Đặc biệt, hiện nay rất nhiều nghệ nhân trẻ không chỉ giỏi nghề mà còn nhanh nhạy trong đón nhận, tiếp thu cái mới, thành tựu khoa học - công nghệ. Nhiều bạn trẻ đã ứng dụng công nghệ đưa sản phẩm làng nghề vươn xa, không chỉ thị trường trong nước mà cả thế giới đón nhận.
Trong dự thảo Nghị quyết có quy định rõ hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa gồm: Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ sáng tạo và sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa; Dịch vụ hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ văn hóa; Tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm văn hóa; Xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm văn hóa trong nước và nước ngoài; Cung cấp dịch vụ về hạ tầng, cơ sở vật chất; dịch vụ tổ chức hoạt động trưng bày, biểu diễn, triển lãm và sự kiện văn hóa khác…
Là một người dân Bát Tràng tôi đặc biệt mong muốn việc xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm văn hóa trong nước và nước ngoài sẽ được Trung tâm công nghiệp văn hóa đẩy mạnh để tạo đà bứt phá cho các làng nghề.
Tin liên quan
Đọc thêm

Cơ hội cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo

Bạn trẻ học kỹ năng cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ cộng đồng

Hơn 200 tình nguyện viên được trang bị kỹ năng cứu nạn, cứu hộ

Tháng Ba, xây nhà, dựng sân chơi tặng thanh thiếu nhi

Bảo Thanh cùng các bạn trẻ cam kết đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn an toàn

An toàn giao thông, vui đón tết Ất Tỵ

Dấu ấn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi quận Đống Đa

Xuân yêu thương - Tết sẻ chia: Tỏa sáng tình người trong gian khó

Quận Đống Đa chung tay vì môi trường xanh, sạch của Thủ đô
