Tag

Tạo động lực, cơ hội cho phát triển, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong tình hình mới

Tin tức 06/10/2023 23:22
aa
TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP ngày 6/10/2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2023.
11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2023 dự kiến diễn ra trong tháng 10
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chính phủ đánh giá cao các bộ, cơ quan ngang bộ đã triển khai nhiều giải pháp, đề xuất nhiều nội dung quan trọng, khó, phức tạp, cấp bách, nhạy cảm để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; Tạo động lực, cơ hội cho phát triển, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong tình hình mới.

Quyết liệt thực hiện bảo đảm 4 yêu cầu

Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, tạo đột phá trong thời gian tới. Các bộ, cơ quan ngang bộ cần quyết liệt thực hiện bảo đảm các yêu cầu.

Các bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng; Đánh giá, tổng kết kỹ việc thi hành pháp luật; Xác định rõ các quy định còn phù hợp để kế thừa; Các quy định không còn phù hợp với thực tiễn, yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển trong điều kiện hiện nay; Nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, bảo đảm phù hợp với đặc điểm về chính trị và điều kiện thực tế của Việt Nam, bảo đảm tính khả thi của các chính sách mới.

Cơ quan chức năng hoàn thiện các quy định bảo đảm đơn giản hóa các hồ sơ, quy trình, thủ tục hành chính; cắt giảm tối đa khâu trung gian; quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm; Công khai, minh bạch quá trình thực hiện; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước giữa cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương gắn với phân bổ nguồn lực; Tăng cường kiểm tra giám sát, kiểm soát quyền lực; Phòng, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, cục bộ, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật.

Các đơn vị tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn; Đẩy mạnh công tác truyền thông về chính sách nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội, người dân và đối tượng chịu tác động trực tiếp của dự án luật.

Các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải trực tiếp phụ trách, lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, thể chế; Có các giải pháp cụ thể để tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế; Thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng, thời hạn trình văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có các giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật tại các Nghị quyết của Chính phủ về Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7, tháng 8 năm 2023.

Để chuẩn bị cho phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật này, các Bộ: Công an, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động lập hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Các đơn vị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và báo cáo về tình hình xử lý các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực thi hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tạo động lực, cơ hội cho phát triển, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong tình hình mới

Rà soát các nội dung chính sách bảo đảm đồng bộ với pháp luật liên quan

Về Đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), Chính phủ cơ bản thống nhất với 4 chính sách trong hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và cơ quan có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của các Thành viên Chính phủ; hoàn thiện theo hướng:

Các đơn vị tiếp tục nghiên cứu, phân biệt rõ công cụ, dao được coi là vũ khí (có tính sát thương cao) với công cụ, dao sử dụng cho mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt để có cơ chế quản lý phù hợp, khả thi, tránh gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống Nhân dân; Tiếp tục rà soát thủ tục hành chính trong cấp phép; Nghiên cứu cắt giảm các loại giấy tờ không cần thiết trong hồ sơ cấp phép; Xem xét bổ sung quy định thực hiện thủ tục qua môi trường mạng bảo đảm quản lý hiệu quả, khả thi, thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện.

Nghị quyết yêu cầu rà soát các nội dung chính sách bảo đảm đồng bộ với pháp luật liên quan (Bộ luật hình sự, Luật Đầu tư, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp...).

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 để Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5 năm 2024).

Tạo động lực, cơ hội cho phát triển, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong tình hình mới

Hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo

Về Đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Chính phủ cơ bản thống nhất với 3 chính sách trong Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và cơ quan có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của các Thành viên Chính phủ.

Về quản lý đối với hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, cơ quan chức năng nghiên cứu làm rõ cách thức, biện pháp quản lý đối với hoạt động quảng cáo, trách nhiệm của từng chủ thể (người phát hành quảng cáo, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc quản lý nhà nước đối với loại hình quảng cáo này).

Về bổ sung các yêu cầu cụ thể đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt: Rà soát, làm rõ bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các luật liên quan (Luật Dược, Luật An toàn thực phẩm, ...);

Về tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo chí, cần đánh giá tác động kỹ lưỡng, tránh việc các ấn phẩm báo chí mang tính truyền tải thông tin có nhiều nội dung quảng cáo mang tính chất thương mại, gây phản cảm; rà soát các quy định về quảng cáo xuyên biên giới bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật về an ninh mạng, giao dịch điện tử, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Về quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo, tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng tính chất, phạm vi quản lý, xu thế phát triển dịch vụ quảng cáo để có cơ sở phân công cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm giúp Chính phủ về quản lý hoạt động quảng cáo, đồng thời cần phân định rõ trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo bảo đảm hiệu quả, không trùng dẫm; đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ quảng cáo là một lĩnh vực trọng tâm trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2035.

Cơ quan chức năng tiếp tục rà soát các quy định về thủ tục hành chính để quảng cáo trên báo in, báo nói, báo hình; Quảng cáo ngoài trời,... thống nhất với các quy định của pháp luật liên quan (Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Xây dựng,...), bảo đảm yêu cầu quản lý kiến trúc, bảo đảm an toàn sức khoẻ, tính mạng của người dân, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Các đơn vị rà soát, nghiên cứu, đánh giá kỹ các nội dung cần sửa đổi, bổ sung để đề xuất sửa đổi toàn diện hoặc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, bảo đảm khắc phục được những hạn chế, vướng mắc; Tạo hành lang pháp lý cho phát triển hiệu quả ngành quảng cáo và các ngành nghề có liên quan.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 để Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2024).

Chính phủ giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo xây dựng dự án luật này.

Vũ Hiển

Đọc thêm

Chất vấn các vấn đề cấp thiết trong quá trình phát triển Thủ đô Tin tức

Chất vấn các vấn đề cấp thiết trong quá trình phát triển Thủ đô

TTTĐ - Sáng 9/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 25, HĐND TP dành thời gian một buổi sáng cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil Tin tức

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

Sáng 9/7, sau gần 24 giờ bay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4/7 theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Sáng nay, HĐND TP Hà Nội chất vấn về an toàn thực phẩm Tin tức

Sáng nay, HĐND TP Hà Nội chất vấn về an toàn thực phẩm

TTTĐ - Sáng nay, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội sẽ chất vấn 2 nhóm vấn đề quan trọng, đang được TP Hà Nội tập trung chỉ đạo, dư luận, cử tri quan tâm.
Tỉnh Lào Cai: Tăng tốc chuẩn bị Đại hội điểm xã Yên Bình nhiệm kỳ 2025 - 2030 Tin tức

Tỉnh Lào Cai: Tăng tốc chuẩn bị Đại hội điểm xã Yên Bình nhiệm kỳ 2025 - 2030

TTTĐ - Chiều 8/7, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tổ trưởng Tổ công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội điểm tại Đảng bộ xã Yên Bình, nhiệm kỳ 2025 - 2030; làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy xã về một số nội dung quan trọng liên quan đến tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ cấp xã nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tháo gỡ khó khăn để vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp Tin tức

Tháo gỡ khó khăn để vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp

TTTĐ - TP cần đẩy nhanh sớm ổn định chính quyền địa phường hai cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, nhất là việc phân cấp, để giảm bớt gánh nặng cho cấp TP, tạo điều kiện cho cấp dưới được giải quyết công việc thuận lợi
Quyết liệt chống hàng giả để tạo cơ hội cho doanh nghiệp chân chính Tin tức

Quyết liệt chống hàng giả để tạo cơ hội cho doanh nghiệp chân chính

TTTĐ - Sau khi thành phố quyết tâm dẹp hàng giả, hàng nhái, nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh đã tạm dừng hoạt động. Theo đại biểu HĐND TP Hà Nội, việc này cần phải đánh giá thực chất, các cá nhân tạm dừng kinh doanh để tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng chứ không phải né thuế hay do các chính sách mới về thuế...
"Sức khoẻ" doanh nghiệp phản ánh chất lượng nền kinh tế Tin tức

"Sức khoẻ" doanh nghiệp phản ánh chất lượng nền kinh tế

TTTĐ - Thảo luận về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, đại biểu HĐND TP Hà Nội đề nghị TP cần quan tâm tới "sức khoẻ" doanh nghiệp, bởi đây là vấn đề ảnh hưởng lớn đến GRDP và phản ánh chất lượng của nền kinh tế...
Đẩy mạnh tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2/9 Thời sự

Đẩy mạnh tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2/9

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 178/KH-UBND về thông tin, tuyên truyền trên địa bàn thành phố Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 -19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Tiếp tục đổi mới hoạt động, đáp ứng thực tiễn Thủ đô Tin tức

Tiếp tục đổi mới hoạt động, đáp ứng thực tiễn Thủ đô

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của công tác quản lý Nhà nước và tình hình thực tiễn của Thủ đô.
Tăng cường giám sát quản lý tài sản công và hoạt động cấp xã Tin tức

Tăng cường giám sát quản lý tài sản công và hoạt động cấp xã

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội cần tăng cường giám sát, tái giám sát đối với các lĩnh vực: Quy hoạch đô thị; triển khai các dự án, đặc biệt là dự án treo, chậm tiến độ; việc thực hiện chế độ chính sách với cán bộ dôi dư, quản lý tài sản công…
Xem thêm