Tag

Tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm

Kinh tế 09/05/2025 06:02
aa
TTTĐ - ThS Lê Anh Tiến đồng sáng lập và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam cho rằng, Nghị quyết 68-NQ/TW không chỉ tháo gỡ trực tiếp các điểm nghẽn về pháp lý - hành chính mà còn tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm, đóng góp nhiều hơn.
Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số

ThS Lê Anh Tiến đã có những chia sẻ về cơ hội Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ mang lại.

Tạo sự đột phá

- Là doanh nhân trẻ, anh nhận thấy Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo ra những thuận lợi gì cho doanh nhân, doanh nghiệp?

- ThS Lê Anh Tiến: Trước khi có Nghị quyết 68-NQ/TW, kinh tế tư nhân đã đóng góp khoảng 55 - 58 % GDP và giải quyết 84 - 85 % lao động nhưng doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với tình trạng “tiền kiểm”. Đó là phải xin phép, cấp phép cho hàng chục thủ tục đăng ký kinh doanh và điều kiện đầu tư, dẫn đến chi phí thời gian và chi phí cơ hội rất cao.

ThS Lê Anh Tiến đồng sáng lập & Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam
ThS Lê Anh Tiến đồng sáng lập và Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam
Đồng thời, việc tiếp cận đất đai, vốn ưu đãi và công nghệ còn hạn chế, khiến nhiều start-up và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) không thể bứt phá ngay từ giai đoạn đầu.

Nghị quyết 68-NQ/TW đã tạo ra các đột phá chiến lược: Chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Hơn 30 ngành nghề kinh doanh chỉ yêu cầu doanh nghiệp tự khai báo, hoạt động thông suốt. Nhà nước kiểm tra sau để đảm bảo minh bạch và trách nhiệm. Điều này cắt giảm thủ tục, tăng tốc độ gia nhập thị trường và giảm chi phí vận hành.

Mặt khác, doanh nghiệp tiếp cận đất đai, cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn. Chính sách ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và SME trong việc thuê, mua đất đai với mức giá ưu đãi, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trước đây, thủ tục này kéo dài nhiều tháng, thậm chí cả năm.

Việc thành thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp tư nhân, đồng thời tăng hạn mức vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng là điểm nổi bật. Các gói tín dụng, bảo lãnh vốn vay cho doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ được mở rộng về quy mô và lãi suất thấp hơn thị trường.

ThS Lê Anh Tiến đồng sáng lập & Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam
ThS Lê Anh Tiến (thứ tư từ phải sang) tham gia Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu

Đặc biệt, doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 - 10 năm đầu, gia hạn nộp thuế VAT, thuế nhập khẩu thiết bị công nghệ cao… Trước đây, nhiều SME chịu gánh nặng thuế chồng thuế, ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền hoạt động.

Nghị quyết đặt tham vọng đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp tư nhân hoạt động, ít nhất 20 doanh nghiệp lớn Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; đến năm 2045 nâng quy mô lên 3 triệu doanh nghiệp. Đây là cam kết chính trị mạnh mẽ, truyền đi thông điệp rằng khát vọng vươn ra biển lớn được coi trọng và được hỗ trợ tối đa.

Nếu so sánh trước và sau khi có Nghị quyết 68 ta dễ dàng nhận thấy. Trước, phải “gõ cửa” nhiều cơ quan cấp phép, nguồn vốn và đất đai khan hiếm, chi phí cơ hội lớn. Nay, môi trường kinh doanh minh bạch, thủ tục đơn giản, Nhà nước coi doanh nhân là “đối tác chiến lược”, doanh nghiệp có thể dồn lực cho đổi mới sáng tạo, mở rộng thị trường thay vì lo thủ tục hành chính.

Với tư cách một doanh nhân trẻ, tôi thấy Nghị quyết 68-NQ/TW không chỉ tháo gỡ trực tiếp các điểm nghẽn về pháp lý - hành chính, mà quan trọng nhất là tạo niềm tin an toàn pháp lý và động lực mạnh mẽ để chúng tôi dám nghĩ, dám làm, đóng góp nhiều hơn cho phát triển chung của đất nước.

- Trong nội dung của Nghị quyết, điểm nào khiến anh tâm đắc nhất tại sao?

- ThS Lê Anh Tiến: Điểm khiến tôi tâm đắc nhất trong Nghị quyết 68-NQ/TW chính là tư tưởng coi doanh nghiệp tư nhân là đối tác chiến lược và cam kết tăng cường bảo vệ tối đa quyền lợi, tài sản của họ. Vì sao điều này đột phá?

Tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm
ThS Lê Anh Tiến

Trước nay, khu vực kinh tế tư nhân thường xuyên chịu rủi ro từ thay đổi chính sách, từ việc chưa có cơ chế bảo vệ rõ ràng khi đầu tư vào các lĩnh vực mới hoặc khi mở rộng quy mô. Việc Nghị quyết 68-NQ/TW khẳng định “giảm sự phiền hà; tăng cường mức độ bảo vệ đối với khu vực kinh tế tư nhân và khơi thông mọi nguồn lực” không chỉ đơn thuần là cắt giảm thủ tục hành chính, mà còn là một cam kết chính trị mạnh mẽ: Nhà nước sẽ đứng về phía doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và tài sản, xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm.

Khi chúng tôi - các doanh nhân trẻ được đảm bảo an toàn pháp lý và được đối xử bình đẳng như một “đối tác chiến lược”, tâm lý dám nghĩ, dám làm sẽ tăng lên đáng kể. Đó là nền tảng để các start-up tự tin đầu tư vào R&D, công nghệ mới, chấp nhận rủi ro với những ý tưởng đột phá thay vì lo ngại chi phí cơ hội và rào cản pháp lý quá lớn.

Việc bảo vệ doanh nghiệp tư nhân không chỉ là giải pháp tình thế mà là “chiến lược lâu dài”, nhằm hình thành lớp doanh nhân bản lĩnh, dám cạnh tranh quốc tế và đóng góp vào mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 20 doanh nghiệp tư nhân lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Với tôi, không gì giá trị hơn khi nhìn thấy nhà nước cam kết đồng hành, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp tư nhân - chính điều này sẽ tiếp thêm niềm tin và động lực để chúng tôi bứt phá, hiện thực hóa khát vọng vươn ra biển lớn.

Đón đầu cơ hội

Tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm
Ngoài kinh doanh ThS Lê Anh Tiến đồng sáng lập và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam tham gia nhiều hoạt động xã hội

- Trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo người trẻ đóng vai trò quan trọng, theo anh, Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo ra cú hích như nào cho vấn đề này?

- ThS Lê Anh Tiến: Với tư cách một doanh nhân trẻ đang dấn thân vào khởi nghiệp và đổi mới, tôi thấy Nghị quyết 68-NQ/TW tạo ra cú hích mạnh mẽ cho sức bật của người trẻ theo ba trụ cột chính:

Một là, cơ chế tài chính - nguồn lực nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp được trích tối đa 20 % thu nhập tính thuế để lập quỹ nội bộ cho R&D, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; sử dụng quỹ này cho các dự án nội bộ hoặc đặt hàng nghiên cứu bên ngoài theo cơ chế khoán sản phẩm. Nghị quyết yêu cầu triển khai chương trình bồi dưỡng 10.000 giám đốc điều hành (CEO), giúp trang bị kiến thức quản trị và tầm nhìn đổi mới cho lớp doanh nhân trẻ.

Hai là: Cải cách thể chế - thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, cắt giảm rào cản hành chính. Việc chuyển mạnh sang “hậu kiểm”, giúp giảm tối đa thủ tục tiền kiểm, tạo điều kiện cho các dự án công nghệ, startup triển khai nhanh mà không vướng pháp lý ban đầu. Quy trình thông thoáng này giúp người trẻ dám triển khai MVP (Minimum Viable Product) và thử nghiệm thị trường nhanh chóng.

Việc Đảng, Nhà nước xem doanh nhân là “đối tác chiến lược” và cam kết bảo hộ quyền lợi, đã khơi dậy tinh thần “dám nghĩ, dám làm” trong cộng đồng khởi nghiệp, đặc biệt là các bạn trẻ - nguồn lực đổi mới quan trọng nhất.

Tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm

Ba là, phát triển hệ sinh thái - kết nối mạng lưới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nghị quyết đặt tham vọng đến 2030 có ít nhất 20 doanh nghiệp tư nhân lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển lên 2 triệu doanh nghiệp, trong đó startup sáng tạo chiếm tỷ lệ đáng kể. Tiêu chí này mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư quốc tế cho các dự án do người trẻ khởi xướng.

Từ hoàn thiện khung pháp lý đến phát triển thị trường vốn, hạ tầng và đào tạo nhân lực chất lượng cao đều nhắm tới việc “nuôi dưỡng” hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, nơi người trẻ có thể tìm thấy nguồn lực, cố vấn và thị trường ngay tại nội địa trước khi vươn ra quốc tế.

Nhìn chung, Nghị quyết 68-NQ/TW không chỉ tháo gỡ về thủ tục và tài chính, mà quan trọng nhất là tạo nên một hệ sinh thái an toàn pháp lý, nguồn lực dồi dào và niềm tin mạnh mẽ để người trẻ tự tin khởi nghiệp, dấn thân vào đổi mới sáng tạo và góp phần đưa nền kinh tế tư nhân bứt phá.

- Là một người trẻ khởi nghiệp thành công, theo anh thanh niên cần chuẩn bị gì để có thể tận dụng được cơ hội Nghị quyết số 68-NQ/TW đưa lại?

- ThS Lê Anh Tiến: Với tư cách một người trẻ khởi nghiệp thành công, tôi cho rằng để tận dụng tối đa các cơ hội mà Nghị quyết 68-NQ/TW mang lại, thanh niên cần chuẩn bị những yếu tố sau:

Đổi mới tư duy và tầm nhìn chiến lược: Nghị quyết 68-NQ/TW nhấn mạnh phải “đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động, khơi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới” cho kinh tế tư nhân. Vì thế, doanh nhân trẻ cần rèn luyện tư duy chiến lược, khả năng phân tích thị trường và xác định rõ lợi thế cạnh tranh ngay từ giai đoạn ý tưởng.

ThS Lê Anh Tiến đồng sáng lập & Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam
ThS Lê Anh Tiến (thứ tư từ phải sang) đạt danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019

Nắm vững pháp luật và chính sách ưu đãi: Việc sửa đổi Luật Phá sản, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục pháp lý và mở rộng thủ tục phá sản rút gọn cùng cơ chế tố tụng điện tử sẽ giúp doanh nghiệp vận hành linh hoạt hơn. Tuy nhiên, để tránh rủi ro, thanh niên khởi nghiệp cần cập nhật đầy đủ khung pháp luật, hiểu rõ quyền tự do kinh doanh, bảo vệ tài sản và cơ chế ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng.

Thanh niên cũng phải có kỹ năng quản trị tài chính và tiếp cận vốn. Nghị quyết ưu tiên một phần nguồn tín dụng thương mại cho doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là SME và khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời kêu gọi đa dạng hóa nguồn vốn cho Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, bạn trẻ cần chuẩn bị hồ sơ tài chính chuẩn mực, kỹ năng lập kế hoạch vốn và pitch nhà đầu tư chuyên nghiệp để dễ dàng tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi, vốn mồi hay quỹ hỗ trợ.

Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và ít nhất 20 doanh nghiệp tư nhân lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Cơ hội hợp tác quốc tế rất rộng mở, vì thế doanh nhân trẻ cần chủ động tham gia vườn ươm, quỹ đầu tư, chương trình bồi dưỡng CEO, sự kiện networking… để tìm kiếm cố vấn, đối tác chiến lược và mở rộng thị trường.

Người trẻ phải làm chủ công nghệ và chuyển đổi số. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết là “thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số” trong khu vực tư nhân. Thanh niên khởi nghiệp cần đầu tư đào tạo về AI, Big Data, tự động hóa; thành lập quỹ nội bộ cho R&D; và nhanh chóng ứng dụng công nghệ số để nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời được hưởng ưu đãi về thuế và hỗ trợ công nghệ từ Nhà nước.

Chuẩn bị tốt năm trụ cột này sẽ giúp thế hệ doanh nhân trẻ không chỉ tận dụng được cơ chế mới mà còn bứt phá mạnh mẽ trong kỷ nguyên phát triển kinh tế tư nhân.

ThS Lê Anh Tiến đồng sáng lập và Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam - nền tảng Chatbot số 1 tại Việt Nam với hơn 10 triệu người dùng từ nhiều quốc gia. Anh cũng là Phó Ban điều hành Quỹ CTXH Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Phan Trọng Bình; thành viên hội đồng tư vấn chính sách, pháp luật về thanh thiếu nhi - Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam.

ThS Lê Anh Tiến là Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019; top 10 nhân vật dưới 30 tuổi trong danh sách Enterpreneurs to Watch 2017 của Forbes

Đọc thêm

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu Thị trường - Tài chính

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Quảng Nam chuẩn bị cho Tuần lễ Khởi nghiệp Sáng tạo TechFest 2025 Kinh tế

Quảng Nam chuẩn bị cho Tuần lễ Khởi nghiệp Sáng tạo TechFest 2025

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa công bố kế hoạch tổ chức "Tuần lễ Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam lần thứ Sáu - TechFest Quang Nam 2025" với chủ đề “Hành trình khởi nghiệp thành doanh nghiệp và phát triển sản phẩm địa phương phục vụ du lịch”.
TP HCM cần tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn cho tất cả các dự án còn đang vướng mắc Kinh tế

TP HCM cần tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn cho tất cả các dự án còn đang vướng mắc

Đối với 6 dự án cụ thể được báo cáo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị TP HCM theo thẩm quyền tập trung xem xét, tháo gỡ, bảo đảm hài hòa lợi ích, nhất là lợi ích của nhà đầu tư, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại đối với 6 dự án, chậm nhất trong quý III/2025.
TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè Doanh nghiệp

TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè

TTTĐ - Để đồng hành cùng các thương hiệu trên hành trình chinh phục mùa hè sôi động, TikTok chính thức khởi động chiến dịch "Hè hay đấy 2025" – chuỗi hoạt động và giải pháp toàn diện được thiết kế để giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, tối ưu hóa chiến dịch marketing và bứt phá doanh số.
Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam Doanh nghiệp

Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam

TTTĐ - Vào lúc 18h50’ ngày 7/5, dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 (phase 3) chính thức đưa vào khai thác dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 6.000 thùng/ngày - về đích sớm 20 ngày so với kế hoạch hiệu chỉnh. Đây là dấu mốc rất ý nghĩa đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển Doanh nghiệp

Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo các chuyên gia, Nghị quyết đã đưa ra các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao, khuyến khích chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả

TTTĐ - Với cách làm sáng tạo, bài bản, Đông Anh đã thành công trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đất bãi ven sông, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn Thủ đô, đón đầu xu hướng đô thị khi Đông Anh trở thành quận.
Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số Doanh nghiệp

Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số

TTTĐ - Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025 - 2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
TP Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ Thị trường - Tài chính

TP Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ

TTTĐ - Việc giải ngân vốn đầu tư công của TP Hồ Chí Minh vẫn chưa đạt yêu cầu kế hoạch đề ra. Do đó, thành phố sẽ tập trung triển khai nhiều giải pháp để quyết liệt tháo gỡ "điểm nghẽn" này.
Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI Doanh nghiệp

Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI

TTTĐ - Hệ thống điện ngày càng hiện đại, ổn định và liên tục không chỉ là yêu cầu kỹ thuật, mà còn là cam kết chất lượng với hàng triệu khách hàng. Tại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), đội sửa chữa điện nóng - Hotline - chính là lực lượng đặc biệt đang âm thầm góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giữ cho nhịp sống Thủ đô không gián đoạn.
Xem thêm