Tag
Công nghiệp văn hóa Hà Nội

Tạo đột phá với không gian sáng tạo

Văn hóa 08/02/2022 16:07
aa
TTTĐ - Với hơn 1.000 năm văn hiến, Hà Nội được đánh giá có thế mạnh trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Một trong những trụ cột của thành phố sáng tạo và “mũi nhọn” cho sự phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô chính là các không gian sáng tạo.
Không gian nghệ thuật đầy màu sắc chào năm mới

Nhìn từ những thành công trên thế giới

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ngành công nghiệp văn hóa (một phần của ngành công nghiệp sáng tạo) đang phát triển nhanh chóng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Với khả năng đem lại nguồn thu lớn, lượng việc làm đáng kể, không ít quốc gia đã coi công nghiệp văn hóa là “con gà đẻ trứng vàng” và phát triển ngành này trở thành lĩnh vực đột phá, nguồn lực lớn trong chiến lược phát triển đất nước.

Ông Đỗ Đình Hồng- Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao thăm khu trưng bày mẫu của Bảo tàng Hà Nội
Ông Đỗ Đình Hồng, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thăm khu trưng bày mẫu của Bảo tàng Hà Nội

Công nghiệp văn hóa và sáng tạo được xem như chìa khóa phát triển. Những năm gần đây, Nhật Bản và Hàn Quốc đã trở thành thị trường công nghiệp văn hóa và sáng tạo lớn nhất thế giới, vượt cả Châu Âu và Bắc Mỹ. Cả hai quốc gia Bắc Á này đều coi công nghiệp văn hóa, đặc biệt là văn hóa giải trí, là phương tiện quan trọng để thúc đẩy quan hệ quốc tế.

Các sản phẩm của công nghiệp văn hóa Nhật Bản như truyện tranh, phim hoạt hình, trò chơi công nghệ cao, thời trang, âm nhạc, ẩm thực… đã dần trở nên quen thuộc ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Với những chính sách đầu tư có trọng điểm, nguồn lực sức mạnh “mềm” - văn hóa, Nhật Bản đã không ngừng vươn lên trở thành cường quốc kinh tế đầu tiên của Châu Á...

Tạo đột phá với không gian sáng tạo
Diễu hành nghệ thuật chào mừng 20 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu Thành phố vì hòa bình (năm 2019)

Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia xây dựng và phát triển thành công ngành công nghiệp văn hóa. “Thai nghén”, hình thành từ những năm 90, đến nay, Hàn Quốc nổi lên như một nước xuất khẩu lớn về văn hóa đại chúng, phim ảnh và ca nhạc. Nơi đây cũng đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đông đảo du khách các nước, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, công nghiệp văn hóa Hàn Quốc đã mang lại “hiệu quả lan tỏa” đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Ở Anh, công nghiệp văn hóa đã tạo ra thu nhập khoảng 112,5 tỷ bảng/năm (5% GDP), chiếm 10 - 15% thị phần công nghiệp văn hóa thế giới. 85% thu nhập quốc dân của Hồng Kông (Trung Quốc) có được từ nguồn thu dịch vụ giải trí, truyền hình. Giá trị gia tăng của công nghiệp văn hóa Trung Quốc đạt 3,47 nghìn tỷ Nhân dân tệ năm 2017 (chiếm 4,23% GDP)...

Ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam dẫn Báo cáo Toàn cầu của UNESCO năm 2018 nhấn mạnh: Văn hóa và các ngành công nghiệp sáng tạo đang ngày càng được coi là những giải pháp chiến lược cho những mô hình sáng tạo, sản xuất, gia tăng thu nhập và giảm nghèo kiểu mới, đồng thời, chúng đang nhanh chóng trở thành một thành phần chủ đạo cho sự phát triển kinh tế trên thế giới nói chung và tại khu vực Đông Nam Á nói riêng.

Những gợi mở cho Hà Nội

Hà Nội đang kỳ vọng công nghiệp văn hóa sẽ trở thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Thủ đô. Không những thế, ngành công nghiệp văn hóa còn góp phần giải quyết việc làm thông qua sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, tiêu dùng của người dân và xuất khẩu; Góp phần quảng bá hình ảnh, con người Thủ đô; Xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa…

Diễu hành nghệ thuật chào mừng 20 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu Thành phố vì hòa bình (năm 2019)
Diễu hành nghệ thuật chào mừng 20 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu Thành phố vì hòa bình (năm 2019)

Một trong những điểm mới trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng là khẳng định quyết tâm: Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa. Thủ đô Hà Nội hiện là một trong những địa phương đầu tiên xác định sẽ sớm ra một nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa… Những cách làm hay trên thế giới về quy hoạch không gian sáng tạo sẽ là hướng đi gợi mở cho Hà Nội thúc đẩy sự phát triển của một thành phố sáng tạo - mục tiêu mà thành phố vươn tới.

Là kiến trúc sư sáng lập 282 Design, anh Phạm Thanh Huy đã từng đi qua nhiều thành phố lớn trên thế giới. “Mắt thấy, tai nghe” từ những không gian sáng tạo trên thế giới đã thôi thúc anh sáng lập nên không gian sáng tạo ở Hà Nội. Điều mà anh đúc rút ra là các nước dành diện tích lớn cho các không gian sáng tạo, phố đi bộ, điểm giao lưu văn hóa hoặc bảo tàng.

Theo anh Phạm Thanh Huy, ở nước ta, các khu bảo tàng, các khu công cộng, thư viện khá vắng người đến thăm thì ở một số nước như Nhật Bản hay các nước phương Tây, những nơi này lại rất “hút” khách. Bởi lẽ, không gian sáng tạo ở những nơi này rất thoáng đãng để người dân có thể tụ tập... Đặc biệt, mật độ cây xanh của họ rất nhiều.

Kiến trúc sư Nhâm Chí Kiên (nhóm kiến trúc sư Weplay) cũng là người đã đi khảo sát ở nhiều nơi trên thế giới và cũng rất tâm đắc với những công viên “mở” xen kẽ trong các quảng trường lớn. Ở đây, người dân, du khách có thể vừa tham quan, vừa dừng chân dễ dàng. “Điều này đối lập hoàn toàn với những “công viên hàng rào” ở nước ta”, kiến trúc sư Nhâm Chí Khanh nói.

Bên cạnh việc tạo ra những không gian xanh hay khoảng không gian thoáng đãng, việc “tái sinh” cơ sở sản xuất cũ thành không gian sáng tạo là hướng đi được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, giúp mang lại lợi ích đa chiều.

Trên thế giới, các không gian sáng tạo được hình thành từ nhà máy cũ không phải hiếm. Những cơ sở công nghiệp nặng và hạ tầng kiểu cũ như hầm mỏ, kho tàng, ga tàu, sân bay... khi phải đóng cửa do không phù hợp, người ta đã tìm cách chuyển đổi công năng để lưu lại ký ức, tìm cách phục vụ đời sống dân chúng thay vì phá bỏ. Điển hình như: Công trình Zeche Zollverein (North Rhine-Westphalia, Đức) từ mỏ than công nghiệp chuyển thành công viên văn hóa đa năng; Nagasaki Shipyard Museum (Nagasaki, Nhật Bản) từ bến tàu cảng công nghiệp chuyển thành bảo tàng lịch sử công nghiệp...

Chia sẻ quan điểm tại tham luận “Di sản công nghiệp - Một cách tiếp cận mới trong việc chuyển đổi các nhà máy cũ ở nội đô”, PGS. TS Phạm Thúy Loan, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, cho biết, trên thế giới, nhiều thành phố đã chuyển đổi từ thành phố công nghiệp sang thành phố của du lịch, dịch vụ và công nghệ. Các nhà máy cũ được chuyển đổi thành không gian hoạt động nghệ thuật, sáng tạo, khởi nghiệp. Chiến lược này vừa làm giàu văn hóa, lịch sử cho thành phố, vừa tạo môi trường cởi mở thu hút sự tham gia của người dân.

Nhắc đến một số hướng đi theo cách này trên thế giới và gợi ý cho Hà Nội, PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam lấy ví dụ Tobacco Factory Theatre ở thành phố Bristol (Anh). Đây là không gian sáng tạo hình thành từ việc cải tạo một công trình cũ - nhà máy thuốc lá bị bỏ hoang thành địa điểm nghệ thuật mang sức sống mới.

Hà Nội với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững

Ngày 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm lần thứ XVII Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2021). Tại lễ kỷ niệm, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đỗ Đình Hồng cho biết, trải qua hơn một ngàn năm với biết bao biến đổi, thăng trầm, Thăng Long - Hà Nội trở thành mảnh đất "địa linh nhân kiệt", là "trái tim của cả nước" - nơi kết tinh và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống văn hiến, lòng nhân nghĩa và yêu chuộng hòa bình của con người Việt Nam.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao chia sẻ, 2021 là năm đặc biệt khó khăn chưa có tiền lệ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Mọi ngành nghề, trong đó có công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Thủ đô đều bị ảnh hưởng nặng nề. Với những nỗ lực mạnh mẽ đảm bảo sự an toàn của các cơ quan, công sở, điểm di tích, di sản, ngành đã đổi mới tổ chức nhiều hình thức để bảo tồn, phát huy giá trị các di sản.

Ngành cũng đã tham mưu để Thành ủy, UBND TP sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô với những điều, khoản cụ thể trong lĩnh vực văn hóa. Để đạt được những kết quả đó, có phần không nhỏ của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ và rất nhiều các tổ chức, cá nhân yêu di sản...

Hơn 20 năm qua, Hà Nội đã gìn giữ, phát huy các giá trị của danh hiệu Thành phố vì hòa bình, tạo nên sức hấp dẫn riêng có của Thủ đô. Hình ảnh Hà Nội là một điểm đến "an toàn - thân thiện", ngày càng được giới thiệu, quảng bá rộng rãi và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Bằng chủ trương phát triển Hà Nội ngày một năng động, sáng tạo trên nền tảng lịch sử, văn hóa ngàn năm văn hiến, Hà Nội chủ trương xây dựng Nghị quyết về phát triển Công nghiệp văn hóa với những mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững; Trước mắt là thực hiện các cam kết, xây dựng và phát triển Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Khẳng định sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Nội tuy đạt được những thành tích đáng khích lệ nhưng cũng còn những tồn tại, hạn chế và đang đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; TP Hà Nội và Hội đồng di sản văn hóa quốc gia… để sự nghiệp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Thủ đô ngày càng đạt được kết quả tốt đẹp…

Trên nền tảng những quyết sách về văn hóa tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, các nhà khoa học kỳ vọng, Hà Nội sẽ khai thác hiệu quả sức mạnh mềm để xây dựng Thủ đô ngày càng tốt đẹp hơn, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của đất nước.

Đọc thêm

Màn catwalk ấn tượng của Á quân Tỏa sáng thiên thần nhí mùa 5 Thời trang - Làm đẹp

Màn catwalk ấn tượng của Á quân Tỏa sáng thiên thần nhí mùa 5

TTTĐ - Vượt qua nhiều thí sinh tài năng, cô bé 6 tuổi Ngô Tuệ Cát từ Đà Nẵng đã chinh phục Ban Giám khảo và khán giả, giành ngôi vị Á quân cuộc thi Tỏa sáng thiên thần nhí mùa 5.
Hoàng hôn màu tím: Khúc tình ca giữa núi rừng Văn học

Hoàng hôn màu tím: Khúc tình ca giữa núi rừng

TTTĐ - Bài thơ "Hoàng hôn màu tím" vẽ lên một bức tranh thiên nhiên và tình yêu đầy sắc màu và cảm xúc. Từng dòng thơ như những nét vẽ tinh tế, khắc họa một hoàng hôn màu tím trên miền quê hương bình dị, mang đậm chất trữ tình và lãng mạn.
Trang phục dân tộc của Lydie Vũ làm từ thổ cẩm Tây Bắc Instant Article (Facebook)

Trang phục dân tộc của Lydie Vũ làm từ thổ cẩm Tây Bắc

TTTĐ - Lydie Vũ sẽ diện bộ trang phục “Cát Cát” do nhà thiết kế (NTK) Tăng Thành Công thực hiện cho phần thi National Costume tại Miss Supranational 2024.
Thế giới học đường trước năm 1945 trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài Văn học

Thế giới học đường trước năm 1945 trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài

TTTĐ - Kỉ niệm 10 năm ngày mất của nhà văn Tô Hoài (6/7/2014 - 6/7/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản tập truyện ngắn "Mực tàu giấy bản" gồm 10 truyện ngắn được viết trước năm 1945 của ông.
Triển khai cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt năm 2025 Văn hóa

Triển khai cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt năm 2025

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 05/KH/BTC triển khai cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước năm 2025.
Lang Công Đạt và sứ mệnh phụng sự để thành công Văn học

Lang Công Đạt và sứ mệnh phụng sự để thành công

TTTĐ - Anh Lang Công Đạt, người đồng sáng lập và điều hành Công ty cổ phần Sáng kiến Giáo dục toàn cầu (GEIN Academy) đã tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách đầu tay của mình mang tên “Phụng sự dẫn lối thành công”. Cuốn sách là câu chuyện về hành trình vượt khó đầy ấn tượng của chính tác giả và những bí quyết thành công mà tác giả đã đúc kết được sau hơn 10 năm lập nghiệp.
Nàng Diệp “Người một nhà” quyến rũ khi diện đầm dạ hội sang trọng Văn hóa

Nàng Diệp “Người một nhà” quyến rũ khi diện đầm dạ hội sang trọng

TTTĐ - Đầm dạ hội không chỉ là thời trang, mà còn là về phong cách và sự tự tin. Mùa hè năm nay, bộ sưu tập (BST) Eternal Elegance mong muốn mang đến cho mỗi người phụ nữ khi khoác lên mình chiếc đầm dạ hội đều cảm nhận được sự tỏa sáng và vẻ đẹp độc đáo của chính mình.
NTK Thoa Trần đưa tinh thần lịch sử vào "Bản sắc di sản Việt" Văn hóa

NTK Thoa Trần đưa tinh thần lịch sử vào "Bản sắc di sản Việt"

TTTĐ - Mới đây, cuộc thi Mrs Earth Vietnam 2024 diễn ra thành công tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Trong phần thi áo dài các thí sinh đã xuất hiện với bộ sưu tập (BST) mới nhất của nhà thiết kế (NTK) Thoa Trần mang tên "Bản sắc di sản Việt".
Giám khảo Kim Duyên đầy quyền lực trên "ghế nóng" Miss Supranational 2024 Văn hóa

Giám khảo Kim Duyên đầy quyền lực trên "ghế nóng" Miss Supranational 2024

TTTĐ - Đêm thi bán kết của Miss Supranational 2024 và Mister Supranational 2024 lần lượt diễn ra tại Ba Lan. Đại diện của Việt Nam tại 2 cuộc thi là Lydie Vũ - Đỗ Quang Tuyển đã có phần thể hiện ấn tượng. Trên hàng ghế Giám khảo, Á hậu Siêu quốc gia 2022 Kim Duyên thu hút mọi ánh nhìn với nhan sắc rạng rỡ, phong thái tự tin và đầy quyền lực.
Trang phục dạ hội của Lydie Vũ tại Bán kết Miss Supranational 2024 Văn hóa

Trang phục dạ hội của Lydie Vũ tại Bán kết Miss Supranational 2024

TTTĐ - Trong đêm Bán kết Miss Supranational 2024, Lydie Vũ sẽ diện thiết kế Butterfly gown của nhà thiết kế (NTK) Nguyễn Minh Tuấn. Chiếc váy được lấy cảm hứng từ chính hành trình “thoát kén”, vượt khỏi vùng an toàn của Lydie để đến với hành trình này.
Xem thêm