Tag

Tạo không gian pháp lý kiến tạo cho hoạt động khai thác, sử dụng bền vững đất rừng, tài nguyên rừng

Kinh tế 13/05/2025 16:00
aa
TTTĐ - Sáng 13/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp có bổ sung quy định chi tiết về nuôi, trồng phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
BAT Việt Nam tham gia trồng rừng thúc đẩy bảo vệ môi trường Trải nghiệm “lớp học trong rừng” để bảo vệ nguồn nước và môi trường Cùng người dùng góp phần giảm phát thải carbon Trồng hơn 40 nghìn cây gỗ lớn, ứng phó với biến đổi khí hậu
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần chú trọng đến vai trò cộng đồng, giữ dân mới giữ được rừng, người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần chú trọng đến vai trò cộng đồng, giữ dân mới giữ được rừng, người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tham dự cuộc họp còn có lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính, và một số tỉnh có vùng dược liệu lớn như Nghệ An, Quảng Nam, Kon Tum, Lai Châu, Yên Bái.

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Phó Thủ tướng yêu cầu Dự thảo Nghị định phải giải quyết được khó khăn, thách thức từ thực tiễn trong phát triển cây dược liệu dưới tán rừng; đồng thời xác định rõ phạm vi những khu vực, loại rừng cần quản lý, bảo vệ chặt chẽ; ngăn chặn, xử lý hiệu quả các hoạt động nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trái phép, tự phát gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng, môi trường rừng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng, có nhiều nguồn gen được sử dụng làm thuốc phòng và chữa bệnh. Trong đó, có nhiều loài dược liệu quý về công dụng chữa bệnh và có giá trị kinh tế cao như: Sâm Việt Nam, Tam thất, Đảng sâm… Nhiều tỉnh đã tập trung phát triển cây dược liệu trong rừng theo phương thức lâm-nông kết hợp, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo không gian pháp lý kiến tạo cho hoạt động khai thác, sử dụng bền vững đất rừng, tài nguyên rừng

Vì vậy, Nghị định sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý; tháo gỡ một số khó khăn trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn năm 2045, Đề án phát triển đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050.

Dự thảo Nghị định bổ sung thuật ngữ "Cây dược liệu" và "Thu hoạch cây dược liệu"; quy định các nguyên tắc, hình thức, phương thức, nội dung phương án cũng như trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định cũng quy định về cho thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Lãnh đạo các tỉnh cho biết việc ban hành Nghị định, cùng với chính sách cho thuê môi trường rừng là phù hợp với thực tiễn, mở thêm hướng phát triển kinh tế dưới tán rừng. Địa phương có cơ sở pháp lý để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển vùng dược liệu, cũng như xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn nguồn gốc địa lý đối với dược liệu do người dân nuôi, trồng phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Tạo không gian pháp lý kiến tạo cho hoạt động khai thác, sử dụng bền vững đất rừng, tài nguyên rừng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Hà Trọng Hải đề nghị, xem xét miễn tiền cho thuê môi trường rừng đối với vùng khó khăn, khuyến khích hoạt động liên kết, tạo công ăn việc làm cho đồng bào, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng…

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình kiến nghị Dự thảo Nghị định cần bổ sung chính sách khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân nuôi, trồng phát triển dược liệu; mở rộng thêm khu vực rừng được phép nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu tại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho rằng mục tiêu trồng cây dược liệu dưới tán rừng để phát triển rừng, vì vậy, Nghị định phải xây dựng các tiêu chí, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan; mở rộng không gian phát triển kinh tế từ rừng bằng cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư vào các vùng dược liệu như cơ sở nghiên cứu, nhà máy chế biến, hậu cần…

Tạo không gian pháp lý kiến tạo cho hoạt động khai thác, sử dụng bền vững đất rừng, tài nguyên rừng

Chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo Nghị định

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp xác đáng, từ thực tiễn của các địa phương để chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo Nghị định về phạm vi, nội hàm, mục tiêu, nhằm tạo không gian pháp lý kiến tạo cho hoạt động khai thác, sử dụng bền vững, đa mục đích đất rừng, tài nguyên rừng.

Phó Thủ tướng cho rằng, Nghị định cần tập trung quy định chặt chẽ hoạt động nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, và áp dụng chính sách khác nhau ở những khu vực địa bàn khác nhau về điều kiện kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng.

Trong đó, vùng đệm ở khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phải quy định chi tiết loại cây dược liệu được trồng, phương thức canh tác..., vùng lõi bảo vệ nghiêm ngặt phải kiểm soát hạn ngạch thu hoạch, khai thác cây dược liệu phát triển tự nhiên.

Tạo không gian pháp lý kiến tạo cho hoạt động khai thác, sử dụng bền vững đất rừng, tài nguyên rừng

Về một số cơ chế, chính sách cụ thể, Phó Thủ tướng cho rằng Nghị định phải thiết kế cơ chế khuyến khích, ưu đãi về máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ, tín dụng, đất đai xây dựng kho bãi, nhà xưởng chế biến… cho doanh nghiệp tổ chức liên kết với người dân trong nuôi, trồng phát triển các vùng dược liệu quy mô lớn, tạo ra được các chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu mang thương hiệu của địa phương, quốc gia, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, đủ điều kiện xuất khẩu.

"Nghị định cần chú trọng đến vai trò cộng đồng, giữ dân mới giữ được rừng, người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trình tự hồ sơ, thủ tục hành chính rõ đối tượng, cách làm để địa phương thực hiện theo thẩm quyền được phân cấp, phân quyền mà không cần phải ban hành thêm văn bản; ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý hậu kiểm thay cho tiền kiểm.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các bộ Tài chính, Y tế, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách bảo hiểm đối với hoạt động nuôi, trồng phát triển cây dược liệu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; xem xét bổ sung nhiệm vụ cho các quỹ liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng để hỗ trợ người nuôi, trồng phát triển cây dược liệu; xây dựng chỉ dẫn địa lý, bản đồ vùng dược liệu, sàn giao dịch thương mại điện tử…

Văn Thiêm

Đọc thêm

Quản trị biến động từ góc nhìn bản thể luận Doanh nghiệp

Quản trị biến động từ góc nhìn bản thể luận

TTTĐ - Trước một thế giới thay đổi ngày một nhanh và khó đoán định, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) xác định “quản trị biến động” là phương thức quan trọng và xuyên suốt trong điều hành doanh nghiệp. Bài viết này của TS Nguyễn Thành Hưởng - Tổ trưởng Tổ quản lý rủi ro Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2, đưa ra góc nhìn từ bản thể luận để lý giải: Biến động là gì và tại sao cần phải quản trị biến động?
Bảo hiểm Bảo Việt 60 năm giữ trọn niềm tin khách hàng Doanh nghiệp

Bảo hiểm Bảo Việt 60 năm giữ trọn niềm tin khách hàng

TTTĐ - Khẳng định cam kết thực thi chiến lược “lấy khách hàng làm trung tâm”, Bảo hiểm Bảo Việt vừa tổ chức buổi đối thoại chuyên sâu “Hợp tác để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của Bảo Việt” với sự tham dự của hơn 30 công ty giám định độc lập có quy mô lớn nhất trên toàn quốc.
Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam Kinh tế

Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam

TTTĐ - Đó là chủ đề của Diễn đàn công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025 - sự kiện mở đầu chuỗi hội thảo chuyên ngành của triển lãm NEPCON Vietnam 2025 diễn ra ngày 2/7 tại Hà Nội.
Hộ kinh doanh quản trị dòng tiền khó, đã có Shop Thịnh Vượng lo Doanh nghiệp

Hộ kinh doanh quản trị dòng tiền khó, đã có Shop Thịnh Vượng lo

TTTĐ - Thông báo biến động số dư bằng âm thanh qua app ngân hàng, phân tách nguồn thu từ nhiều cửa hàng, thực hiện phân tích tăng trưởng kinh doanh qua biểu đồ, Shop Thịnh Vượng của VPBank là công cụ tài chính đột phá, giúp hộ kinh doanh tăng trưởng bền vững.
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero Doanh nghiệp

SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero

TTTĐ - Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan – một sáng kiến tiêu biểu đang được triển khai tại Thái Lan, đã được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
10 giải pháp chống hàng giả, hàng gian, bảo vệ người tiêu dùng Nhịp sống phương Nam

10 giải pháp chống hàng giả, hàng gian, bảo vệ người tiêu dùng

TTTĐ - Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, chính quyền và chuyên gia tại TP Hồ Chí Minh đã cùng nhau bàn bạc, góp ý kiến để làm sao bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ thương hiệu Việt, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
BIDV MetLife ra mắt sản phẩm bảo hiểm mới Chủ động tương lai Doanh nghiệp

BIDV MetLife ra mắt sản phẩm bảo hiểm mới Chủ động tương lai

TTTĐ - BIDV MetLife chính thức giới thiệu sản phẩm bảo hiểm Liên kết chung đóng phí định kỳ “Chủ động tương lai” và gói dịch vụ chăm sóc khách hàng toàn diện “An thể chất - Vững tương lai”.
Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mở đơn tìm kiếm nhân lực tài năng trẻ Doanh nghiệp

Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mở đơn tìm kiếm nhân lực tài năng trẻ

TTTĐ - Vừa “lên sóng” chưa lâu, chương trình Vinamilk Graduate Talent Program (GTP) 2025 đã tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ. Thương hiệu sữa “quốc dân” tiếp tục thu hút nhân tài Gen Z với phiên bản hoàn toàn mới, với 25 vị trí tuyển dụng trải rộng trên 11 lĩnh vực nghề nghiệp đang là xu hướng hiện nay.
Nhận liên tiếp 3 giải thưởng tại diễn đàn Vietnam Summit 2025 Doanh nghiệp

Nhận liên tiếp 3 giải thưởng tại diễn đàn Vietnam Summit 2025

TTTĐ - Dai-ichi Life Việt Nam vừa được vinh danh liên tiếp 3 giải thưởng uy tín: Top 50 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả (VIE50), Top 100 doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh (ESG100) và Top 10 doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh - Ngành bảo hiểm (ESG10) tại Diễn đàn Vietnam Summit 2025 - “Đổi mới sáng tạo - Kiến tạo tương lai bền vững”, do Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính) phối hợp Viet Research tổ chức.
Công tác kiểm tra QTDND - Góp phần phát triển ổn định, an toàn hệ thống QTDND Kinh tế

Công tác kiểm tra QTDND - Góp phần phát triển ổn định, an toàn hệ thống QTDND

TTTĐ - Chiều ngày 30/6/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã tổ chức Hội nghị Công tác kiểm tra Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).
Xem thêm