Tag
Đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Nghị định số 64/2008/NĐ-CP

Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động thiện nguyện

Xã hội 30/03/2021 12:00
aa
TTTĐ - Nghị định số 64/2008/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo ra khuôn khổ pháp lý giúp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan liên quan huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực để hỗ trợ cho người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau thiên tai, sự cố...
Khung pháp lý cho hoạt động nhân đạo, từ thiện là rất cần thiết Học trò làm minishow âm nhạc gây quỹ thiện nguyện Câu chuyện thiện nguyện bốn mùa của chàng trai đầy nghị lực “Show Đông” hướng tới những mảnh đời ở Trung tâm Bảo trợ xã hội

Tồn tại nhiều bất cập trong công tác thiện nguyện

Ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc quốc gia tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho biết: Trong nhiều thập kỷ trước đây, Việt Nam là một quốc gia nằm trong đới khí hậu khắc nghiệt về bão, lũ và biến đổi khí hậu, cùng với việc là một nước nghèo nên nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ, cứu trợ của cộng đồng quốc tế. Cộng với truyền thống “lá lành, đùm lá rách” của Việt Nam đã góp phần hỗ trợ được nhiều cá nhân và cộng đồng mỗi khi gặp khó khăn, thiên tai và dịch bệnh.

Thực tiễn từ mùa bão lũ cuối 2020 đã nảy sinh một số bất cập khi so sánh, đối chiếu với quy định pháp luật, đó là, công tác phê duyệt dự án cứu trợ của nước ngoài còn chậm, chồng chéo trong việc thực hiện giữa Nghị định 64, Nghị định 50 và Nghị định 80.

Thêm nữa, việc tham gia cứu trợ của các cá nhân, tổ chức thiếu chuyên nghiệp nên dẫn đến chồng chéo, lãng phí, chưa công bằng nên gây mất đoàn kết trong dân, người làm cứu trợ bị dèm pha, thậm chí bắt đầu xuất hiện hiện tượng lợi dụng cứu trợ để trục lợi...

Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động thiện nguyện
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng các tổ chức quốc tế để hỗ trợ bà con nhân dân các tỉnh chịu ảnh hưởng bởi thiên tai

Cũng theo ông Phạm Quang Tú, mặc dù Việt Nam đã đạt ngưỡng phát triển trung bình nhưng vẫn còn nhiều người nghèo cần hỗ trợ, cộng với đặc thù địa lý khiến cho Việt Nam luôn đối mặt với thiên tai khắc nghiệt, do đó, công tác cứu trợ từ thiện, nhân đạo vẫn là hoạt động phổ biến và luôn được quan tâm.

Vì lẽ đó, quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định cần tính đến việc mở rộng đối tượng tham gia cứu trợ, thiện nguyện đến mọi tổ chức, cá nhân; Tăng cường sự chuyên nghiệp và phối hợp trong công tác cứu trợ để bảo đảm hiệu quả và an toàn; Thay đổi tư duy của chính quyền và đoàn thể trong công tác cứu trợ - từ “quản lý” cứu trợ đến “điều phối và hỗ trợ” nhằm bảo đảm hoạt động cứu trợ hiệu quả.

Ngày 23/10/2020, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì xây dựng nghị định thay thế Nghị định 64. Ngày 25/12/2020, Bộ Tài chính đã công khai bản dự thảo trên cổng thông tin của bộ để lấy ý kiến Nhân dân theo quy định của pháp luật.

Bình luận về dự thảo Nghị định 64 sửa đổi, ông Phạm Quang Tú cho biết, bản dự thảo được đưa ra kịp thời và đã tích hợp đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, dự thảo bổ sung thêm quy định cho phép các cơ sở y tế, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và cá nhân được vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động trợ giúp người mắc bệnh hiểm nghèo, theo từng trường hợp cụ thể.

Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động thiện nguyện
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng các tổ chức quốc tế để hỗ trợ bà con nhân dân các tỉnh chịu ảnh hưởng bởi thiên tai

Đồng thời, dự thảo đã có sự phân tách rõ ràng về tổ chức vận động đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước đối với các tổ chức và các cá nhân.

Dự thảo đã phân tách rõ giữa nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vận động và nguồn ngân sách nhà nước. Theo đó, các khoản đóng góp tự nguyện do tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận và sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo không tổng hợp vào ngân sách Nhà nước.

Dự thảo cũng đã đề cao tính công khai, minh bạch đối với cả tổ chức và cá nhân trong việc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước đối với các tổ chức.

Tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng “hệ sinh thái” cho các hoạt động thiện nguyện

Góp ý cho dự thảo sửa đổi Nghị định 64, ông Trần Đăng Tuấn, đại diện Quỹ Trò nghèo vùng cao cho rằng, định hướng chính sách chủ đạo của nghị định sửa đổi là cần tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng “hệ sinh thái” cho các hoạt động thiện nguyện và cứu trợ khẩn cấp. Hệ sinh thái đó dựa trên nền tảng cung cấp thông tin cho nhau giữa chính quyền, mặt trận tổ quốc với các tổ chức, cá nhân tham gia cứu trợ.

Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động thiện nguyện
Cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng “hệ sinh thái” cho các hoạt động thiện nguyện

Theo ông Tuấn, nên chuyển trọng tâm của tổ chức mặt trận ở Nghị định 64 cũ là tiếp nhận phân phối sang cung cấp thông tin. “Người đi làm từ thiện tấm lòng thì có thừa nhưng thiếu thông tin, trong khi cái thuận lợi lớn nhất của địa phương là có thông tin trong khi Nghị định 64 cũ không giải quyết được việc phát huy mặt mạnh nhất của hệ thống mặt trận tổ quốc, chính quyền địa phương là thông tin.

Vì vậy, cần có quy định rõ về cơ chế cung cấp thông tin. Tạo nên được hệ sinh thái cho hoạt động từ thiện như trên thì đồng thuận giữa hệ thống quản lý và cộng đồng mới lâu dài”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Các chuyên gia cũng góp ý thêm rằng, bên cạnh môi trường thuận lợi cũng cần có các chính sách cụ thể về ưu đãi thuế hoặc miễn trừ cho công tác từ thiện. Công tác tôn vinh, ghi nhận các tấm gương làm từ thiện của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Đặc biệt, cần loại bỏ từ duy “cho hay không cho” trong việc thực hiện công tác cứu trợ, thiện nguyện; Thay vào đó cần bổ sung những quy định, hướng dẫn về cách thức, phương pháp thực hiện và điều phối nhằm đảm bảo công tác cứu trợ hiệu quả, minh bạch và có trách nhiệm giải trình cao.

Tùy từng trường hợp, hoàn cảnh, địa phương thì tổ chức nhà nước hay tổ chức Nhân dân, tổ chức xã hội hoặc cá nhân đều có thể đứng ra điều phối công tác cứu trợ.

Đọc thêm

Mức hưởng BHYT thay đổi khi áp dụng cách tính lương mới BHXH & Đời sống

Mức hưởng BHYT thay đổi khi áp dụng cách tính lương mới

TTTĐ - Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng, do đó, mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của người bệnh có thay đổi.
Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng Muôn mặt cuộc sống

Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công Muôn mặt cuộc sống

Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.
Tối 3/7, khu vực Bắc Bộ cục bộ có mưa rất to Môi trường

Tối 3/7, khu vực Bắc Bộ cục bộ có mưa rất to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 3/7 đến sáng 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 120mm.
3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới Muôn mặt cuộc sống

3 nhóm nghề Hà Nội tập trung đào tạo trong 5 năm tới

TTTĐ - Trong 5 năm tới, 3 nhóm nghề mà thành phố Hà Nội tập trung đào tạo theo xu hướng, nhu cầu là: Công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.
Phố Lý Thường Kiệt có thiết kế đô thị riêng Đô thị

Phố Lý Thường Kiệt có thiết kế đô thị riêng

TTTĐ - Dự án 31-35 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) chậm tiến độ liên quan đến thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thường Kiệt. Hiện nay, đồ án này đang được triển khai, dự kiến đến tháng 8/2024 sẽ được phê duyệt.
Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14%

TTTĐ - Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020 - 2023 vượt 6,14% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục hàng năm góp phần quan trọng cung cấp nguồn lao động qua đào tạo cho thị trường lao động Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival nghề truyền thống Quảng Nam

TTTĐ - Festival nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam - nâng tầm và hội nhập” sẽ chính thức diễn ra tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ ngày 28 - 31/8.
Các giải pháp cốt lõi mang tính khoa học và thực tiễn hữu ích Nhịp điệu cuộc sống

Các giải pháp cốt lõi mang tính khoa học và thực tiễn hữu ích

TTTĐ - Ùn tắc giao thông là vấn đề vô cùng nan giải đối với các đô thị lớn không chỉ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và còn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Từ những phân tích hết sức khoa học và thực tiễn, cuốn sách “Ùn tắc giao thông đô thị” đã nhận diện thấu đáo và đưa ra những giải pháp hữu ích, thiết thực để nhà quản lý các cấp có thể kết hợp đồng bộ, xử lý vấn đề này một cách hiệu quả và lâu dài.
Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ Muôn mặt cuộc sống

Đại biểu "truy" việc xử lý cán bộ qua kiểm tra công vụ

TTTĐ - Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết: Với số lượng hơn 140 nghìn cán bộ công chức và nhiều đầu mối các đơn vị thì hàng năm, Sở Nội vụ cũng chỉ kiểm tra được một số đơn vị điển hình, không thể kiểm tra được tất cả. Cho nên, trách nhiệm chủ yếu thuộc về thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
Xem thêm