Tag

Tạo môi trường và động lực để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức

Tin tức 07/04/2023 19:17
aa
TTTĐ - Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh cả về số lượng, chất lượng, có cơ cấu hợp lý gắn với phát huy vai trò, trách nhiệm và năng lực của trí thức trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội... là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Đội ngũ trí thức Thủ đô phát huy trí tuệ, cống hiến tích cực, trách nhiệm với Hà Nội Hà Nội tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ trí thức cống hiến, phát triển
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 7/4/2023, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về Đề án "Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"; nghe Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo kết quả các đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2022 và đề xuất Chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023.

1. Về Đề án "Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước":

Sau khi nghe Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án báo cáo nội dung Đề án, Bộ Chính trị đã thảo luận, thống nhất đánh giá: Trong những năm đổi mới, nhất là sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, nhận thức chung trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vai trò, vị trí của trí thức ngày càng đầy đủ và toàn diện hơn. Đội ngũ trí thức Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, ngày càng nâng cao về chất lượng, chủ động, tích cực tham gia nghiên cứu, ứng dụng, sáng tạo khoa học; Là lực lượng đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; Có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Trở thành lực lượng quan trọng thúc đẩy hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch phát triển đất nước nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh công nhân - nông dân - trí thức.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Bên cạnh những kết quả tích cực đó vẫn còn một số hạn chế tồn tại, như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức chưa được hoàn thiện đồng bộ. Nghị quyết chậm được thể chế hóa thành cơ chế, chính sách; Thiếu cơ chế, chính sách đột phá, nhất là chính sách huy động các nguồn lực cho việc đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, đãi ngộ, tôn vinh trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là trí thức tinh hoa, nhà khoa học đầu ngành; Đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung vào lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm; Chưa có nhiều cơ sở khoa học, giáo dục, văn hóa, kinh tế mạnh. Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tính chủ động trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo đối với đội ngũ trí thức còn hạn chế, bất cập... Cơ cấu của đội ngũ trí thức còn bất hợp lý về ngành nghề, khu vực, độ tuổi; chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ngang tầm khu vực và trên thế giới; các công trình sáng tạo lớn chưa nhiều.

Bộ Chính trị khẳng định, trí thức Việt Nam là bộ phận nhân lực chất lượng cao, là lực lượng lao động sáng tạo có vinh dự và bổn phận tiên phong, trực tiếp tham gia, cống hiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh, bền vững; Làm cơ sở nâng cao chất lượng liên minh công - nông - trí, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh cả về số lượng, chất lượng, có cơ cấu hợp lý gắn với phát huy vai trò, trách nhiệm và năng lực của trí thức trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội... là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xác định việc tập trung đẩy mạnh cải cách thể chế, huy động các nguồn lực xã hội; tôn trọng, phát huy tự do tư tưởng, học thuật, thực hành dân chủ trong hoạt động nghiên cứu sáng tạo; có cơ chế, chính sách đặc biệt trọng dụng nhân tài, trí thức tinh hoa, nhà khoa học đầu ngành, chính là tạo môi trường, điều kiện và động lực căn bản để phát triển và phát huy đội ngũ trí thức.

Bộ Chính trị giao cho Ban Chỉ đạo Đề án tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị và các cơ quan liên quan để hoàn thiện Đề án, báo cáo Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

2. Về Báo cáo kết quả các đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2022 và Chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023:

Sau khi nghe Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo kết quả 6 Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, 5 Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư kiểm tra 33 tổ chức đảng trực thuộc Trung ương theo Chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2022, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận và cho rằng các cấp ủy, tổ chức đảng nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Đã phát huy tinh thần đoàn kết, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện bài bản, nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cụ thể hóa và tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII; Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi suy thóai về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; Thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm; Nêu cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm (đã được các đoàn kiểm tra thông báo đến các cấp ủy, tổ chức đảng). Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng phát huy ưu điểm, kết quả đạt được, nghiêm túc rút kinh nghiệm, có giải pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã chỉ ra, báo cáo Ban Bí thư trong quý I/2024. Tiếp tục bám sát các nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; Tập trung thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội. Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan có liên quan thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận và quyết định Chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023. Cụ thể là: Thành lập 5 Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, 5 Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư do các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư làm Trưởng đoàn, kiểm tra 30 tổ chức đảng trực thuộc Trung ương. Nội dung kiểm tra của các đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị là kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với kết quả thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Nội dung kiểm tra của các đoàn kiểm tra của Ban Bí thư là kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", tập trung vào nội dung đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 9/11/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc phức tạp, dư luận quan tâm.

Đọc thêm

Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại Tin tức

Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại

TTTĐ - Chúng ta phải hỗ trợ Thủ đô hoàn tất hệ thống tuyến đường sắt đô thị và mở rộng không gian phía Nam, phía Bắc sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục trung tâm, để Hà Nội trở thành nơi đáng đến và đã đến thì phải trở lại…
Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá Tin tức

Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá

TTTĐ - Với rất nhiều cơ chế, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta vừa phải làm rất là linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ mà Luật đã trao cùng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06 Tin tức

Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06

TTTĐ - Sáng 28/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06/Chính phủ; đánh giá kết quả lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn thành phố. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị.
Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi Tin tức

Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi

TTTĐ - Sáng 28/6, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP.
Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ -Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý vẫn giữ bố cục gồm 7 chương và 54 điều, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chỉ đạo, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 95,06% tổng số đại biểu), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Hôm nay (28/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Với nhiều đột phá ở các khía cạnh khác nhau về quy mô, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển, Luật Thủ đô (sửa đổi) kỳ vọng sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới cho Hà Nội; đồng thời lan tỏa cho cả vùng xung quanh Thủ đô.
Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới Tin tức

Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

TTTĐ - Chiều 27/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc (từ ngày 24-27/6) với những kết quả quan trọng, dấu ấn và điểm nhấn nổi bật, tiếp tục cụ thể hóa, triển khai những định hướng, tầm nhìn hợp tác chiến lược của lãnh đạo cấp cao thành những dự án cụ thể, hiệu quả, thiết thực, mang tính đột phá.
Hỗ trợ doanh nghiệp từ cơ chế, chính sách đến chăm lo đoàn viên Tin tức

Hỗ trợ doanh nghiệp từ cơ chế, chính sách đến chăm lo đoàn viên

TTTĐ - Chiều 27/6, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 09 Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Nhân dân làng cổ Đường Lâm Tin tức

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Nhân dân làng cổ Đường Lâm

TTTĐ - Ngày 27/6, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn công tác đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình tiêu biểu trên địa bàn xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây nhân Ngày gia đình Việt Nam 28/6 và Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7.
Xem thêm