Tag
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tạo sức bật mới cho Thủ đô chủ động thực hiện sứ mệnh

Tin tức 01/01/2024 09:00
aa
TTTĐ - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thảo luận lần đầu tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV, với nhiều ý kiến đóng góp chất lượng, tâm huyết, đi thẳng vào các nội dung trọng tâm của dự thảo. Nhiều đại biểu nhấn mạnh, phải xác lập cơ sở pháp lý để Hà Nội thực hiện 2 sứ mệnh: Sứ mệnh là Thủ đô của Việt Nam, là trái tim của cả nước, là biểu tượng quốc gia trong quan hệ quốc tế và sứ mệnh là đô thị đặc biệt, là động lực phát triển cho vùng và đất nước
10 điểm mới, nổi bật trong công tác Mặt trận Thủ đô năm 2023 Chỉ thị về tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
 Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tham dự phiên họp
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tham dự phiên thảo luận

Đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền

Thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) ngày 27/11, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn tỉnh Đắk Nông) cho rằng, quy định đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố trong quyết định một số nội dung thuộc tổ chức bộ máy, biên chế là một bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho thành phố thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù trong dự thảo.

Việc phân quyền cho HĐND Thành phố Hà Nội được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND thành phố Hà Nội, quận, huyện, thị xã, tạo sự chủ động, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu kịp thời trong công tác quản lý nhà nước hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu quy định thêm một số điều kiện, yêu cầu đặt ra để đảm bảo sự thận trọng, chặt chẽ hơn đối với việc thành lập các cơ quan mới này.

 Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tham dự phiên họp

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn tỉnh Đắk Nông) phát biểu tại phiên thảo luận

Để cụ thể hóa yêu cầu tại Nghị quyết số 15, Điều 17 của luật đã thiết kế một khoản về thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô. Đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng, đây là nội dung quan trọng, tạo ra cú hích trong cơ chế thu hút, trọng dụng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, để quy định có tính khả thi hơn, đại biểu cho rằng cần trao quyền cho HĐND thành phố ban hành các văn bản quy định cụ thể hơn với các đối tượng cần thu hút, có sự phân loại các đối tượng một cách rõ ràng, để có quy định về chế độ, chính sách cho phù hợp trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm và đãi ngộ, để thu hút, giữ chân được người tài đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Đoàn TP Cần Thơ) đồng tình rất cao với việc ban hành sửa đổi Luật Thủ đô. Về chính trị, pháp lý, đại biểu cho biết, đã có Nghị quyết số 06 của Trung ương, Nghị quyết số 15 và Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị, trong đó nhấn mạnh yêu cầu và mục tiêu: xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách phát triển Hà Nội trở thành Thủ đô văn minh, hiện đại, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa liên kết đô thị.

Về cơ sở thực tiễn, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ, qua 10 năm thực hiện Luật Thủ đô cho thấy, kết quả thực hiện các mục tiêu, giải pháp đề ra trong Luật còn nhiều hạn chế, tồn tại, nhất là về công tác quy hoạch, xây dựng, giao thông, hạ tầng văn hóa, xã hội, tôn giáo, việc thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển, vấn đề an sinh xã hội, phát triển khoa học công nghề và bảo vệ môi trường…

Về quy định thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Điều 17 của dự thảo, đại biểu nhận thấy, trong bối cảnh hiện nay đây là một nội dung hết sức quan trọng, nếu làm tốt thì sẽ giúp Thủ đô phát triển mạnh mẽ, đột phá để đạt được các mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, quy định tại Điều 17 còn chưa rõ, chưa đầy đủ, cần hoàn thiện để việc triển khai được khả thi. Bên cạnh đó, thực tiễn cho thấy, không thể chỉ đưa ra một số ưu đãi, chờ người tài đến với mình mà phải chủ động tìm kiếm, phát hiện, từ đó lôi kéo để thu hút họ.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng nhận thấy, chỉ thu hút và trọng dụng nhân tài là chưa đủ mà cần phải có chính sách tìm kiếm và phát hiện nhân tài. Đồng thời cần làm rõ hơn khái niệm “nhân tài”.

Đáng lưu ý, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị cần có một chương riêng về nội dung này với tên gọi “Đào tạo, bồi dưỡng, phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn rất rõ ràng

Trao đổi với phóng viên bên lề kỳ họp, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) cho biết:

Hiến pháp năm 2013 đã xác định, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội. Dự thảo Luật phải xác lập cơ sở pháp lý để Hà Nội thực hiện 2 sứ mệnh: Sứ mệnh là Thủ đô của Việt Nam, là trái tim của cả nước, là biểu tượng quốc gia trong quan hệ quốc tế và sứ mệnh là đô thị đặc biệt, là động lực phát triển cho vùng và đất nước. Dự thảo Luật đã được xây dựng theo 2 sứ mệnh nêu trên, trong đó, đã phân quyền mạnh từ Trung ương cho Hà Nội trong nhiều lĩnh vực theo phương châm "Cả nước vì Hà Nội".

“Tôi nhất trí với nhiều quy định mang tính đột phá, đặc thù trong dự án Luật về nội dung này, nhất là quy định về: Thu hút, trọng dụng nhân tài; đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); thu hút nhà đầu tư chiến lược hay ưu đãi đầu tư.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, quy định về trách nhiệm của Thủ đô với chính quyền trung ương và với các địa phương khác còn khiêm tốn. Vì vậy, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát, bổ sung để đáp ứng yêu cầu "Hà Nội vì cả nước"”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nói.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long

Phát biểu giải trình, làm rõ thêm một số nội dung đại biểu nêu tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu, đã có hơn 100 ý kiến góp ý về dự án Luật này, kể cả tại các phiên thảo luận tổ và bằng văn bản. Các ý kiến của đại biểu Quốc hội đều thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi).

“Luật này có cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn rất rõ ràng và có tính thuyết phục. Chúng ta cần thống nhất xây dựng các cơ chế đặc thù cho Thủ đô cả nước, chứ không phải riêng cho thành phố Hà Nội. Nếu chúng ta xây dựng được các cơ chế để Thủ đô phát triển, Thủ đô sẽ tiếp tục làm đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, văn hóa... cho cả nước”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh.

Trước một số ý kiến đề nghị làm rõ thêm một số nội dung trong dự Luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ghi nhận và sẽ nghiên cứu, tiếp thu, giải trình; cùng với thành phố Hà Nội, báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục hoàn chỉnh dự án Luật để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến thông qua tại kỳ họp sau.

Phát biểu bổ sung về tổ chức bộ máy, Bộ trưởng Lê Thành Long nêu, Hà Nội đã sơ kết và đánh giá kỹ việc thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và thống nhất nhận thức tiếp tục thực hiện cơ chế này, luật hóa để phát huy hiệu quả, hiệu lực và đảm bảo vận hành tốt.

“Trên cơ sở thực tế, khi tăng cường phân cấp, phân quyền, HĐND cấp quận được giao thêm khá nhiều nhiệm vụ nên cần thiết phải có một cấp hội đồng ở đây”, Bộ trưởng nêu.

Về số lượng đại biểu HĐND và cấp phó của HĐND, theo số liệu chưa đầy đủ, Hà Nội có tốc độ gia tăng dân số cơ học hằng năm là 1,4%. Với số lượng 95 đại biểu HĐND thành phố hiện nay, chia bình quân thì 105.000 người dân mới có một đại biểu, thấp hơn bình quân của cả nước (là 26.500 người dân/đại biểu).

Ngoài ra, các nhiệm vụ giao bổ sung cho HĐND gồm 38 nhiệm vụ, quyền hạn và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 110 nhiệm vụ, quyền hạn nếu như Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Các biện pháp về bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô được quy định tại Điều 34 dự thảo Luật khiến một số đại biểu còn băn khoăn. Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đây là những nội dung tương đối đặc thù khi khác với quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành. Tuy nhiên, dự thảo luật thiết kế theo hướng là biện pháp ngăn chặn, chứ không phải là biện pháp xử lý; trong đó lưu tâm đặc biệt đến quy định với các công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy.

Bộ trưởng nêu, trong giai đoạn 2008-2018, chúng ta đã thực hiện Nghị định số 180/2007/NĐ-CP, trong đó cũng áp dụng một số biện pháp ngăn chặn vi phạm trật tự đô thị. Theo tổng kết của Hà Nội, những biện pháp này đã phát huy tác dụng, hiệu quả. Tuy nhiên, trước các ý kiến băn khoăn của đại biểu, Bộ trưởng cho biết, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục hoàn thiện chặt chẽ hơn về các quy trình, điều kiện, thẩm quyền và người áp dụng, bảo đảm không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức có liên quan.

Đọc thêm

Thách thức việc làm và thu nhập cho người dân nổi lên gay gắt Tin tức

Thách thức việc làm và thu nhập cho người dân nổi lên gay gắt

TTTĐ - Cử tri và Nhân dân kiến nghị Đảng, Nhà nước chỉ đạo tháo gỡ khó khăn để hạn chế các doanh nghiệp rời khỏi thị trường, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, vì thách thức về việc làm, thu nhập cho người dân đang là vấn đề nổi lên khá gay gắt.
Ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy tăng trưởng Tin tức

Ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy tăng trưởng

TTTĐ - Chính phủ sẽ tập trung vào 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Trong đó, Chính phủ ưu tiên hàng đầu vẫn là thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới...
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kiến thức chuyên sâu cho cán bộ Tin tức

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kiến thức chuyên sâu cho cán bộ

TTTĐ - Sáng 20/5, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức ở trong nước đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý năm 2024.
Quốc hội bắt đầu chương trình nghị sự kéo dài gần 27 ngày Tin tức

Quốc hội bắt đầu chương trình nghị sự kéo dài gần 27 ngày

TTTĐ - Sáng 20/5, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chương trình nghị sự 26,5 ngày; xem xét, quyết định hơn 40 nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tin tức

Đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Sáng 20/5, trước phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại biểu Quốc hội đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Công tác lập pháp là nội dung trọng tâm của kỳ họp thứ bảy Thời sự

Công tác lập pháp là nội dung trọng tâm của kỳ họp thứ bảy

TTTĐ - Sáng 20/5, tại Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội), kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể.
Tấm gương sáng, mẫu mực cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô noi theo Thời sự

Tấm gương sáng, mẫu mực cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô noi theo

Đồng chí Đào Duy Tùng sinh ngày 20-5-1924 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nôi. Truyền thống yêu nước cách mạng của quê hương và gia đình đã hun đúc ngọn lửa nhiệt tình cách mạng cháy bỏng và tác động sâu sắc đến nhận thức tư tưởng của đồng chí Đào Duy Tùng.
Đà Nẵng lập Tổ công tác xúc tiến hợp tác với Hoa Kỳ Tin tức

Đà Nẵng lập Tổ công tác xúc tiến hợp tác với Hoa Kỳ

TTTĐ - UBND thành phố Đà Nẵng vừa có quyết định số 997-QĐ/UBND về việc thành lập Tổ công tác xúc tiến hợp tác Đà Nẵng - Hoa Kỳ tại TP Đà Nẵng.
Hôm nay, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước Tin tức

Hôm nay, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

TTTĐ - Sáng nay (20/5), kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV khai mạc tại Nhà Quốc hội. Vào cuối buổi sáng, Quốc hội sẽ bắt đầu làm công tác nhân sự, dự kiến sáng 22/5 sẽ hoàn thành nội dung này.
Hoàn thiện tổng thể quy hoạch sân bay Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược Tin tức

Hoàn thiện tổng thể quy hoạch sân bay Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược

TTTĐ - Chiều 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công gói thầu số 12 thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình mở rộng nhà ga hành khách quốc tế T2 của sân bay Nội Bài - gói thầu chính và quan trọng nhất của dự án mở rộng nhà ga hành khách T2; với yêu cầu phấn đấu chậm nhất ngày 31/12/2025 phải hoàn thành dự án này.
Xem thêm