Tạp chí Văn nghệ Quân đội phát động cuộc thi truyện ngắn “Lửa Mới”
![]() |
Đặt tên cuộc thi là “Lửa mới”, theo Đại tá, nhà văn Nguyễn Bình Phương - Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội, Ban tổ chức phần nào muốn cùng các tác giả viết truyện ngắn khơi lên ngọn lửa xúc cảm, phấn khích mới, cùng những góc tiếp cận, những suy ngẫm trên bình diện mới, để từ đó có thể viết ra những tác phẩm đủ sức sưởi ấm và lay động tâm hồn người đọc. Ban tổ chức hy vọng các nhà văn, không phân biệt thế hệ, không phân biệt khuynh hướng, cùng nhau nhiệt tình thể hiện tài năng của mình trên Văn nghệ Quân đội để cuộc thi Lửa mới thực sự có lửa mới.
Cuộc thi truyện ngắn “Lửa mới” dành cho tất cả các công dân Việt Nam trong và ngoài nước. Cuộc thi không hạn chế đề tài, ưu tiên những tác phẩm viết trực diện về chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang và người chiến sĩ, đặc biệt là trong thời bình ở nơi khó khăn, hiểm nguy, biên giới, hải đảo...
Tác phẩm dự thi là truyện ngắn, không giới hạn số chữ, chưa công bố trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào, chưa đưa lên các websites, blogs, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter... của các tổ chức, cá nhân. Các tác phẩm dự thi không được in vào tập sách riêng của tác giả và các tuyển tập chung cho đến khi kết thúc cuộc thi, trừ những tuyển tập do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức ấn hành. Cuộc thi không nhận truyện dài, tiểu thuyết. Tác phẩm dự thi cần ghi rõ Truyện ngắn dự thi gửi về Tạp chí Văn nghệ Quân độ, số 4 - Lý Nam Đế - Hà Nội, hoặc qua địa chỉ email: [email protected]. Ban tổ chức dự kiến sẽ trao 10 giải thưởng cho những tác phẩm xuất sắc, trong đó có 1 Giải Nhất, 2 Giải Nhì, 3 Giải Ba, 4 Giải Tư.
Ban tổ chức bắt đầu nhận tác phẩm dự thi từ tháng 1/2018, hạn cuối cùng là ngày 30/11/2019. Lễ trao giải vào dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 / 22/12/2019).
![]() |
Đại tá, nhà văn Nguyễn Bình Phương phát biểu tại buổi lễ
Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá, nhà văn Nguyễn Bình Phương - Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội cho biết, số lượng tạp chí in của Văn nghệ Quân đội hiện nay là trên 3 vạn 4 một tháng và đang có xu hướng tăng nhẹ ở thị trường bán lẻ phía Nam. Đây là tín hiệu cho thấy Văn nghệ Quân đội vẫn duy trì được sự gắn bó của bạn đọc truyền thống và phần nào chiếm thêm sự quan tâm của những độc giả mới. Bên cạnh đó, còn có Văn nghệ Quân đội điện tử, với nhiều chuyên mục hấp dẫn, phong phú, độc lập so với tạp chí in giấy. Trong năm 2018, được sự đầu tư của Bộ Quốc phòng, sẽ chính thức cho ra mắt và vận hành tạp chí Văn nghệ Quân đội điện tử phiên bản tiếng Anh.
Cũng theo nhà văn Nguyễn Bình Phương, trong hành trình hơn 60 năm, từ số khởi nguồn chính thức cho tới bây giờ và hẳn là cả sau này, truyện ngắn vẫn là một trong những thể loại mà Văn nghệ Quân đội chú ý hướng đến. Để tạo thêm không khí cuốn hút mới cho thể loại này, được sự đồng ý của thủ trưởng Tổng cục Chính trị, tạp chí Văn nghệ Quân đội quyết định mở cuộc thi sáng tác truyện ngắn trong vòng 2 năm 2018 - 2019, với tên gọi: “Lửa Mới”. Trong cuộc thi này, Văn nghệ Quân đội chủ trương không hạn chế về mặt đề tài, và Ban tổ chức cuộc thi sẽ cởi mở đón nhận, tôn trọng mọi khuynh hướng, mọi phong cách sáng tác, miễn là những điều đó không phương hại đến tôn chỉ, nhiệm vụ của Văn nghệ Quân đội. “Tuy nhiên, do đặc điểm, vị trí của mình, chúng tôi vẫn khuyến khích và dành sự ưu tiên nhất định cho những tác phẩm viết trực tiếp về chiến tranh Cách mạng và đề tài người chiến sĩ hôm nay”- nhà văn Nguyễn Bình Phương nhấn mạnh. Ông cũng tiết lộ thêm: “Trong quá trình diễn ra cuộc thi, tạp chí Văn nghệ Quân đội sẽ mở các trại sáng tác để tạo điều kiện cho các nhà văn có thời gian và không gian riêng thực hiện những tác phẩm của mình”.
![]() |
Họa sĩ Thành Chương và Tào Linh tặng Trần Thị Tú Ngọc và Lưu Thị Mười hai bức minh họa trong hai truyện ngắn từng đăng trên VNQĐ
Nhân dịp này, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã trao tặng thưởng năm 2017 cho tác giải Trần Thị Tú Ngọc với chùm 3 truyện ngắn, tác giả Võ Diệu Thanh với bút kí “Sống như một dòng sông”, dịch giả Trần Ngọc Hồ Trường với truyện dịch “Người vác ghế” (Yusuf Idris), tác giả Trần Văn Lợi với chùm 3 thơ, tác giả Đỗ Lai Thúy với bài viết “Trúc Thông và những cách tân tiền đổi mới”, họa sĩ Tào Linh với các bức tranh bìa và minh họa trong năm 2017, tác giả Hùng Lý với các bài viết trên Văn nghệ Quân đội Online trong năm 2017.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hành trình “xuyên không” một thiên niên kỷ

Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An

Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước

Viết tiếp bản hùng ca trong thời đại mới

Khai hội đền Bia, công nhận khu du lịch cấp tỉnh

Nhà thiết kế Hoàng Ly và sinh viên trình diễn áo dài cờ đỏ sao vàng

Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính"

Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn"

TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm
