Tag

Tết của Gen Z và những áp lực riêng

Nhịp sống trẻ 30/01/2025 00:00
aa
TTTĐ - Không chỉ gói gọn trong việc sum họp gia đình, tết của các gen Z đang đi làm còn là cơ hội để họ thể hiện bản thân, kết nối với cộng đồng và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên bên cạnh khoảnh khắc sum vầy, các gen Z cũng đối mặt với nhiều áp lực “không tên”.
Muôn cung bậc cảm xúc đón Tết của gen Z Muôn vàn lý do “nhảy việc” sau Tết của Gen Z

Bài toán cân bằng thời gian cho gia đình và công việc

Với nhiều bạn trẻ làm việc bán thời gian, Tết đến đồng nghĩa với áp lực công việc gia tăng. Nguyễn Minh Hương, nhân viên part-time tại một quán ăn ở Mỹ Đình, chia sẻ: “Dù chỉ là làm thêm, công việc vẫn ảnh hưởng khá nhiều đến kế hoạch đón Tết. Quán ăn thường rất đông khách vào dịp cuối năm, đặc biệt là giáp Tết. Mình phải làm việc nhiều hơn, thời gian rảnh để mua sắm, chuẩn bị quà cáp cũng ít hơn”.

Bên cạnh việc thiếu thời gian, cân bằng giữa công việc và các hoạt động chuẩn bị cho Tết cũng đang là khó khăn với nhiều bạn trẻ. “Việc cân bằng giữa công việc và chuẩn bị Tết khá khó khăn, đặc biệt là về mặt thời gian. Mình thường phải lên kế hoạch chi tiết cho từng việc, tranh thủ thời gian rảnh để làm.

Bài toán chi tiêu dịp tết khiến nhiều bạn trẻ phải lập kế hoạch thật hợp lý
Bài toán chi tiêu dịp tết khiến nhiều bạn trẻ phải lập kế hoạch thật hợp lý

Dù vất vả nhưng mình đành phải cố gắng trong dịp cao điểm để kiếm thêm thu nhập. Sau Tết, mình sẽ lập lại thời gian biểu và dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập cũng như phát triển các kỹ năng cá nhân”, Nguyễn Minh Hương chia sẻ.

Cũng là một bạn trẻ hiện đang sinh sống và học tập, với Văn Gia Linh ở Cầu Giấy, Hà Nội, một barista tại quán cà phê, công việc hiện tại không gây nhiều áp lực lên kế hoạch đón Tết. Linh chia sẻ: “Công việc hiện tại của mình không có ảnh hưởng gì nhiều tới kế hoạch chuẩn bị Tết. Điều này tạo thuận lợi cho mình trong việc sắp xếp thời gian cho gia đình và bạn bè. Theo mình, quan trọng nhất là mấy ngày nghỉ vì mình muốn dành thời gian này cho gia đình nhiều hơn”.

Quan điểm này thể hiện rõ nét giá trị gia đình trong văn hóa Tết truyền thống của người Việt, đặc biệt là với người trẻ. Linh cũng chia sẻ về những hoạt động truyền thống của gia đình trong dịp Tết: “Mình sẽ về quê thăm và chúc tết ông bà, sau đó sẽ cùng gia đình gói bánh chưng, trang trí nhà cửa, đưa mẹ đi chợ mua sắm Tết. Đêm 30, mình cũng sẽ phụ mẹ chuẩn bị mâm cơm canh để cúng thời khắc Giao thừa… Dù vậy, có mấy ngày nghỉ, việc cân bằng thời gian dành cho gia đình, bạn bè và công việc cũng sẽ khiến mình phải suy nghĩ để cân bằng sao cho phù hợp nhất”

Cân bằng thời gian để đón Tết cùng gia đình là điều khá căng thẳng với những Genz bận rộn
Cân bằng thời gian để đón Tết cùng gia đình là điều khá áp. lực với những Genz bận rộn

Có thể nói, đây là vấn đề chung của nhiều người trẻ khi muốn dành thời gian cho tất cả những người thân yêu trong dịp Tết.

Áp lực với gia đình trẻ

Khác với những người trẻ độc thân có thể thoải mái tận hưởng kỳ nghỉ, với những người đã lập gia đình, đặc biệt là có con nhỏ, Tết đến mang theo nhiều áp lực hơn, đặc biệt là về mặt tài chính. Chị Hiền Dương, 29 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội chia sẻ những nỗi lo lắng thường trực mỗi dịp Tết đến: “Từ ngày lấy chồng, hầu như Tết nào tôi cũng chỉ xoay quanh nhà chồng và con cái. Nếu như lúc chưa kết hôn, sự lo lắng của tôi là thời gian nào dành cho công việc, bạn bè và gia đình thì hiện tại, tôi luôn phải nghĩ sao cho chu toàn giữa 2 bên nội ngoại. Rồi tiền lì xì cho hai bên gia đình, mua sắm đồ cho gia đình, sắp xếp sinh hoạt cho các con…” Đây là những khoản chi tiêu không hề nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khiến nhiều người trẻ cảm thấy áp lực. Việc cân đối thu chi sao cho vừa đủ các khoản, từ quà biếu người thân đến sắm sửa cho gia đình nhỏ, trở thành một bài toán khó đối với nhiều cặp vợ chồng trẻ.

Những vấn đề như: chi tiêu dịp Tết, Tết về nội hya ngoại... luôn khiến nhiều gia đình trẻ bất hoà (Ảnh minh hoạ)
Những vấn đề như: chi tiêu dịp Tết, Tết về nội hay ngoại... luôn khiến nhiều gia đình trẻ bất hoà (Ảnh minh hoạ)

Vợ chồng anh Hoàng Văn Tuấn ở quận Long Biên mới cưới được 3 tháng. Tết năm nay, gia đình anh Tuấn không lo về kinh tế và công việc mà lại này sinh ra tranh cãi về nhà ai ăn Tết. “Vừa cưới nhau, tết đầu tiên, tôi nghĩ nên ở nhà chồng là hợp lý, vì thế thôi khuyên vợ mình là ở lại ăn Tết, năm sau sẽ về nhà ngoại. Tuy nhiên vơ tôi chưa đồng ý, cô ấy đang yêu cầu ngày tết vợ về nhà ngoại, còn chồng ở nhà nội. Chúng tôi vẫn đang tranh cãi, chưa đưa ra quyết định cuối cùng”.

Tết vốn là dịp để mọi người nghỉ ngơi, thư giãn và tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình. Tuy nhiên, với nhiều người trẻ, Tết lại trở thành một gánh nặng. Việc thấu hiểu và chia sẻ những áp lực này là vô cùng quan trọng để giúp các gia đình trẻ có một cái Tết trọn vẹn và ý nghĩa hơn. Thay vì đặt nặng vấn đề vật chất, hãy tập trung vào những giá trị tinh thần, những khoảnh khắc sum vầy bên gia đình.

Đọc thêm

Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng Nhịp sống trẻ

Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng

TTTĐ - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cục diện của thị trường lao động toàn cầu. Với sự bùng nổ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, tự động hóa…, thế hệ trẻ đang là lực lượng xung kích trong tiến trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Song song với những cơ hội vàng là muôn vàn áp lực vô hình, khiến nhiều người trẻ không khỏi trăn trở, lo âu giữa vòng xoáy cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Quận Cầu Giấy tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”.
“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, kinh tế số bùng nổ và chuyển đổi số trở thành dòng chảy chính của thời đại, khởi nghiệp, lập nghiệp không còn là hành trình đơn thuần của cá nhân. Với thế hệ trẻ, đó là câu chuyện của bản lĩnh, sáng tạo, đặc biệt là sự “giải phóng tư duy” - điều kiện tiên quyết để dấn thân và bứt phá.
Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

TTTĐ - Với công nghệ thực tế ảo (VR) và 3D, một người chưa từng đến Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc ngồi bên kia bán cầu cũng có thể trải nghiệm không gian, cấu trúc của tòa nhà một cách trực quan. Đây là điểm nổi bật của dự án sử dụng công nghệ 3D và VR360 tái hiện các chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được một nhóm bạn trẻ Thủ đô thực hiện.
Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Thành đoàn Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều mô hình hiệu quả nhằm hỗ trợ thanh niên Thủ đô làm chủ công nghệ, phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Những hoạt động thiết thực của thanh niên góp phần xây dựng thành phố thông minh, đưa Thủ đô cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bên mâm cơm đoàn viên, yêu thương thêm đong đầy Nhịp sống trẻ

Bên mâm cơm đoàn viên, yêu thương thêm đong đầy

TTTĐ - Giữa nhịp sống hối hả và guồng quay công việc, học tập liên tục, những ngày nghỉ lễ như 30/4 – 1/5 trở thành khoảng thời gian quý giá để người trẻ “tạm dừng” và trở về mái ấm gia đình. Với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên, người lao động xa nhà, những ngày lễ không chỉ là kỳ nghỉ mà còn là dịp để được ăn một bữa cơm gia đình, thứ tưởng chừng giản dị nhưng lại ấm áp và thiêng liêng vô cùng.
Người trẻ nhìn về lịch sử bằng lăng kính số Nhịp sống trẻ

Người trẻ nhìn về lịch sử bằng lăng kính số

TTTĐ - Trong thời đại công nghệ phát triển không ngừng, việc tìm hiểu lịch sử không còn gói gọn trong những trang sách giáo khoa hay bài giảng trên lớp. Giới trẻ hôm nay, đặc biệt là Gen Z đang chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác: Học sử qua TikTok, podcast, YouTube và phim ảnh. Có lẽ, chính “lăng kính số” này đang mở ra một hành trình mới, nơi lịch sử không còn khô khan mà sống động, gần gũi và đầy cảm xúc.
Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

TTTĐ - Sáng 30/4, tại Lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2025.
Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ

TTTĐ - Tại buổi lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia, nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025), đại diện thế hệ trẻ Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, em Huỳnh Mạnh Phương bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.
Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng

TTTĐ - Tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bí thư Đoàn Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) Huỳnh Mạnh Phương đại diện cho 4,7 triệu thanh niên cả nước phát biểu suy nghĩ, cảm tưởng của thế hệ trẻ.
Xem thêm