Tag

Tết này đã hết nghèo

Muôn mặt cuộc sống 26/01/2025 08:00
aa
TTTĐ - Đối với người nghèo, Tết là điều mà ai cũng sợ, sợ không đủ ăn, sợ không đủ mặc, sợ không có tiền sắm đồ mới cho con… sợ đủ điều.
TP Hồ Chí Minh: Vui Tết cùng 3.000 trẻ em khó khăn, khuyết tật Loạt linh vật Ất Tỵ độc đáo "ngập tràn" TP Hồ Chí Minh Đà Nẵng: Hoa tết rộn ràng xuống phố, chủ vườn ngóng chờ người mua

Thoát nghèo với nhiều hộ gia đình chỉ là điều ước trong mơ nhưng Tết năm nay, với những hộ nghèo ở TP Thủ Đức, mô hình thí điểm thành phố trong thành phố đầu tiên của cả nước đã thoát nghèo. Để biến giấc mơ thành hiện thực, ngoài những nỗ lực phấn đấu của bản thân, bên cạnh họ còn có những người bạn đồng hành, những nguồn quỹ xã hội luôn đồng hành và chia sẻ.

Đồng hành để thấu hiểu

Mỗi một hộ nghèo là một câu chuyện buồn, nghịch cảnh có thể khác nhau nhưng họ có chung hoàn cảnh là nghèo. Nghèo ở đây được hiểu là phải chạy ăn từng bữa, đối diện từng ngày với cảnh thiếu trước hụt sau, là ánh mắt mòn mỏi buồn bã vì không tiền chạy thuốc. Không ít trường hợp rơi vào vòng xoáy, cứ ngỡ cuộc đời phải dừng lại trước nghịch cảnh, nhưng rồi “cánh tay xã hội” chìa ra, giúp họ thoát khỏi bế tắc và tin vào tương lai.

4 năm trước, chị Huỳnh Kim Tiền, ngụ tại 25/6 đường 20, KP 4, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, được đưa vào diện hộ nghèo của phường. Việc rà soát đưa hộ gia đình chị Tiền vào chương trình hộ nghèo là sự sâu sát, đồng cảm của những cán bộ làm công tác xã hội của địa phương.

Trước khi được đưa vào diện hộ nghèo, nguồn kiếm sống chủ yếu của gia đình trông chờ vào công việc thợ xây của người chồng và độ đầy vơi của nồi sữa đậu nành của chị mỗi ngày nơi góc đường. Cuộc sống vất vả nhưng họ vẫn nỗ lực lo toan. Mọi chuyện đang yên lành thì bất ngờ chị Tiền phát hiện mình bị căn bệnh nan y vào năm 2017. Thế giới bình yên bỗng sụp đổ.

Chị Huỳnh Kim Tiền chuẩn bị cho một ngày mưu sinh
Chị Huỳnh Kim Tiền chuẩn bị cho một ngày mưu sinh

Để chữa trị, chị phải ngưng việc buôn bán, cái khó khăn vất vả bỗng chốc chuyển hết lên đôi vai người chồng. Con còn nhỏ, thu nhập của công nhân thợ xây của anh không thể gánh hết sinh hoạt gia đình.

Hai vợ chồng quyết định nói thật hoàn cảnh với gia đình hai bên nhờ hỗ trợ. Nguồn lực của hai bên nội - ngoại dành cho gia đình chị rồi cũng đến lúc thấm mệt. Tiền chữa trị của chị Tiền lúc đó lên đến hàng trăm triệu đồng. Khó chồng khó, nhiều đêm chị chỉ biết ngồi khóc khi nhìn con nhỏ, phương kế sinh nhai bế tắc.

Đến một ngày, cái khó của chị được chính quyền địa phương biết Sau khi rà soát lại hoàn cảnh, gia đình chị được đưa vào diện hộ nghèo. “Từ khi phát hiện bệnh đến giờ, tôi phải thực hiện 8 lần hóa trị và 12 lần xạ trị kéo dài vài năm, số tiền chi trả không thể tính hết.

Nhờ có cô Mai (cán bộ chuyên trách xã hội phường) đến chia sẻ giúp đỡ. Ngày tôi được xem xét hộ nghèo, có được BHYT miễn giảm 100% nên thuốc than và chi phí khám không còn là gánh nặng, mừng lắm!. Sức khỏe yếu đi nhiều nhưng tôi vẫn cố gắng buôn bán, vì con”, chị Tiền kể, đôi mắt ngấn lệ.

Để tiếp tục sinh kế, chị Tiền được hướng dẫn vay vốn từ các nguồn quỹ xã hội. “Mới rồi tôi xin thoát nghèo, không phải vì mình giàu mà thấy bệnh tật cũng đã ổn, tiếp tục mưu sinh được nên mình xin ra để nhường lại cho những người còn khó hơn. Giờ chỉ mong có sức khỏe, chỉ sợ bệnh tái phát…”, chị Tiền bảo vậy.

Chị Tiền buôn bán bên góc đường Phạm Văn Đồng
Chị Tiền buôn bán bên góc đường Phạm Văn Đồng

Những người nghèo lâm vào nghịch cảnh như chị Tiền không phải ít. Trường hợp chị Nguyễn Thị Mến, ngụ tại 69/28 đường 48, phường Hiệp Bình Chánh, cũng ngặt nghèo trăm bề.

Gia đình chị không có nhà riêng, sống nhờ nhà của người anh chồng. Khoảng năm 2015, chồng chị đột nhiên phát bệnh nan y, lúc đó cơn túng quẫn khiến gia đình chị không còn ngày nào được bình yên. Đôn đáo ngược xuôi cũng không có cách nào đủ tiền để chữa bệnh.

Cũng may, địa phương qua rà soát hiểu được tình cảnh nên đưa gia đình chị vào diện hộ nghèo của phường. Các chương trình hỗ trợ hộ nghèo được kích hoạt nên gia đình mới có điều kiện chữa trị cho chồng theo chế độ BHYT miễn giảm 100%.

Năm 2016, chồng chị qua đời, con còn nhỏ, nhưng chị vẫn xin thoát nghèo vì đủ sức nuôi 2 đứa. Những tưởng nỗ lực sẽ giúp gia đình chị tìm lại được những ngày bình yên. Chưa được 2 năm, chị xin lại vào diện nghèo khi phát hiện mình cũng đang mang trong mình căn bệnh nan y.

Con nhỏ, bệnh nặng, hoàn cảnh của chị trở nên bi đát. Trong những ngày bi quan vẫn là chị Mai (cán bộ chuyên trách xã hội) tìm đến động viên, chia sẻ. Sự hỗ trợ từ xã hội đã giúp chị dần bình tâm và cố gắng vươn lên. Bệnh vừa ổn định, chị vội quay lại với sinh kế, vừa phụ cháu bán quán cơm, vừa theo bạn buôn bán thêm quần áo.

“Khó chưa hết, nhiều người hỏi tôi sao lại xin thoát nghèo, nhưng tôi nghĩ bản thân mình phải cố gắng, lúc bệnh nặng cần sự hỗ trợ, còn có sức khỏe thì mình phải tự làm, trong xã hội còn nhiều người cần sự giúp đỡ hơn”, chị Mến chia sẻ.

Cùng nhau thoát nghèo

Nhìn tiệm cửa sắt liên tục gia công hàng dịp cuối năm, ít ai nghĩ rằng mới 1 năm trước, hộ gia đình của anh Phạm Thanh Bình - Đỗ Ngọc Anh vẫn còn đang nằm trong diện hộ nghèo của địa bàn phường Tam Phú, TP Thủ Đức.

Việc thoát nghèo của gia đình chị Ngọc Anh ngoài tinh thần tự thân vận động, còn là hiệu quả của sự hỗ trợ kịp thời các chính sách đối với người nghèo.

Gia đình anh Bình - chị Ngọc Anh đang chuẩn bị gia công hàng giao cho khách
Gia đình anh Bình - chị Ngọc Anh đang chuẩn bị gia công hàng giao cho khách

Gia đình chị Ngọc Anh thuộc trường hợp nghèo “bền vững”. Trước đây, lúc mẹ chị còn sống, gia đình thuộc diện hộ cận nghèo. Sau khi mẹ mất, gia đình chị được chuyển thẳng vào diện hộ nghèo. Kinh tế thu nhập chính của gia đình trông chờ vào việc làm thuê mướn lúc có lúc không.

Ngày chị lập gia đình, cái nghèo tiếp tục kế thừa, thu nhập có đỡ hơn nhờ vào công việc sửa xe máy của anh Bình, chồng chị Ngọc Anh, nhưng bấp bênh không ổn định.

Hai đứa con ra đời, nhìn cảnh nhà thiếu trước hụt sau, anh Bình bỏ ngang nghề sửa xe, mày mò học hỏi nghề làm cửa sắt. Tay ngang vào nghề, để có việc làm, anh lặn lội tìm đến các công trình nhà dân dụng, làm từ hạng mục nhỏ nhất.

Cứ lặng lẽ cố gắng, sau vài năm anh cũng có được nguồn hàng nhất định, lúc này đối diện với cái khó về phương tiện máy móc gia công, vay tiền bên ngoài thì không kham nổi lãi suất, nhìn quanh chẳng biết vay mượn ai.

Biết gia cảnh của anh, cán bộ chuyên trách xã hội địa phương đã hỗ trợ gia đình anh tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách.

Có vốn, anh đầu tư vào máy móc gia công. Sau vài lần đáo hạn, năm 2023, gia đình anh xin thoát nghèo. “Cách đây 4 năm, con gái nhỏ của tôi bị sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu, phải thay toàn bộ máu, số tiền chạy chữa lên đến vài trăm triệu đồng.

Gia đình phải chạy vay mượn khắp nơi, cũng may cứu được cháu. Giờ lo làm trả nợ, khó khăn còn nhiều lắm, nhưng nhờ có vốn phát triển công việc nên giờ thoát nghèo rồi. Thật sự được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi mà gia đình tôi mới có động lực vươn lên”, chị Ngọc Anh tâm sự.

Có rất nhiều người nghèo sau khi tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ xã hội đã vực dậy được kinh tế gia đình. Của để chưa có, nhưng cái ăn đã không còn phải lo toan từng bữa. Như trường hợp của chị Đặng Thị Loan, ở phường Linh Xuân, TP Thủ Đức.

Chị Loan đang chặt dừa giao cho khách
Chị Loan đang chặt dừa giao cho khách

“Trước đây con đường số 4 này đông người qua lại nên việc kinh doanh tốt lắm, giờ vắng người nên có hơi chậm, quan trọng là bây giờ không còn phải lo cái ăn như trước đây nữa”, chị Loan kể. Cũng nhờ đồng vốn vay của nguồn quỹ xã hội hỗ trợ người nghèo, cái tiệm bán trái cây trên đường số 4 đã trở thành cứu cánh của gia đình 3 miệng ăn.

Năm 2017, chị một mình nuôi 2 con còn nhỏ, đồng lương từ nghề bảo mẫu không đủ trang trải cuộc sống, chị tìm thêm việc giúp việc nhà. Nỗ lực cỡ nào cái nghèo nó cứ bám riết sau lưng. Nhiều đêm nằm khóc mà không nghĩ được lối thoát.

“Lúc đó bế tắc lắm, cô Hạnh - Tổ trưởng, nhà đối diện, biết chuyện nên tìm đến thăm hỏi, động viên. Biết tôi khó khăn nên cô đưa vào diện hộ nghèo, giúp tôi tiếp cận nguồn vốn xã hội. Lúc đầu không dám vay vì nghĩ không biết làm sao trả. Cô động viên tôi, mở ra cái xe bán nước mía, rồi mua thêm trái cây về bán. Thấy có hướng ra, tôi mới dám vay vốn làm, giờ thì ổn định rồi”, chị Loan nói.

Có được công việc, chị lao vào làm. Để thoát nghèo, 2 - 3 giờ sáng chị đã thức để đi lấy hàng rồi bán cho đến tận khuya. Cái nghèo còn đang đeo bám, chị phải đối diện với căn bệnh tự kỷ của đứa con trai lớn. Để giúp con, chị xin cho con đi vào bộ đội. Sau khi mãn hạn, chị vui mừng chào đón con trở về, bình an và hết bệnh.

“Thằng lớn giờ cũng đi làm rồi, cháu nó đã trở lại bình thường, mừng lắm, thằng nhỏ giờ đang học lớp 8. Sau khi cháu hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về đi làm là tôi cũng thoát nghèo luôn. Thật sự lúc đó không có vốn để buôn bán, tôi cũng không biết mình trôi về đâu nữa” chị Loan kể.

Chị Loan bên cửa hàng trái cây đã giúp chị thoát nghèo
Chị Loan bên cửa hàng trái cây đã giúp chị thoát nghèo

Gia đình anh Đỗ Hữu Quan Phương - chị Cao Thi Luận, ngụ tại 66 đường số 40, phường Hiệp Bình Chánh, đang tất bật những ngày cuối năm chuẩn bị cho cái Tết đầu tiên thoát nghèo.

Hơn 10 năm trước, do hoàn cảnh khó khăn, gia đình họ được xét đưa vào diện hộ nghèo của phường. Thu nhập chính lúc đó chỉ trong vào đồng lương công nhân may của chị. Còn anh thì chuyên về chăm sóc mai, làm vườn, trồng kiểng, do công việc thời vụ bấp bênh nên thu nhập không ổn định.

Nhiều lần anh bàn với chị muốn mua mai về chăm sóc, cuối năm bán nhưng nghĩ mãi vẫn không ra vốn. Biết có nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, chị làm đơn xin vay. Ban đầu chỉ dám vay 50 triệu đồng để anh làm. Đi qua 1 năm hồi hộp, cuối năm số tiền bán mai cũng dư ra được chút đỉnh, anh chị vui mừng khi tìm được hướng đi đúng. Vậy là anh ra sức đầu tư vào công việc.

Anh Phương chăm sóc vườn mai của mình cho mùa vụ kiểng đón Tết
Anh Phương chăm sóc vườn mai của mình cho mùa vụ kiểng đón Tết

Sau 2 năm cày cuốc, số vốn ban đầu được hoàn trả cho ngân hàng đúng thời hạn, anh chị xin vay lên 100 triệu đồng. Vốn tăng, việc tăng anh bắt đầu đi tìm nguồn mai mua mang về chăm bẵm. “Tính đến nay, tôi cũng vay được nhiều lần, công việc của anh Phương cũng ổn định rồi nên kinh tế gia đình giờ không còn quá khó khăn như trước đây nữa, con cái giờ cũng lớn nên cái lo cũng giảm nhiều.

Vay tiền bên ngoài tụi tôi không dám, thật sự không tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi như vậy chúng tôi cũng bế tắc không biết lấy đâu ra tiền mà làm, mà thoát nghèo nữa” chị Luận hồ hởi.

Chỉ có những người lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc mới hiểu và cảm nhận được giá trị của sự giúp đỡ và hơn hết là thấu hiểu được hai chữ thoát nghèo quý như thế nào. Đằng sau hai chữ “thoát nghèo” chắc chắn không chỉ có nỗ lực của bản thân người nghèo mà là cả một quá trình đồng hành, thấu hiểu của những người “vác tù và” và những bàn tay nhân ái tìm đến chia sẻ.

Tết của những người thoát nghèo không có nghĩa là dư dả, mà là họ đã và đang có được chốn bình yên cho gia đình mình. Dẫu khó khăn còn bộn bề phía trước, nhưng trong ánh mắt họ đã có tia hy vọng, ấm áp của hai chữ: Tình người.

Đọc thêm

Gặp lại những con người đã làm nên lịch sử... Muôn mặt cuộc sống

Gặp lại những con người đã làm nên lịch sử...

TTTĐ - Sáng 28/4, tại Dinh Độc Lập (Quận 1, TP Hồ Chí Minh), Ban Liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 66 tổ chức buổi họp mặt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 78 năm Ngày Thành lập đơn vị (20/3/1947 - 20/3/2025). Trong số đó, nhiều cựu chiến binh trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, vào Dinh Độc Lập bắt Tổng thống Dương Văn Minh.
Dấu ấn cuộc đời của vị tướng theo cha làm cách mạng Nhịp sống phương Nam

Dấu ấn cuộc đời của vị tướng theo cha làm cách mạng

TTTĐ - Trong dòng chảy lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có những gia đình đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Trung tướng Lưu Phước Lượng - nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân khu 9, nguyên Phó Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, hiện là cố vấn Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP Hồ Chí Minh - là một điển hình tiêu biểu của truyền thống cha truyền con nối, kiên trung tận tụy vì Tổ quốc.
Thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân vụ hoả hoạn tại quận Hoàng Mai Xã hội

Thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân vụ hoả hoạn tại quận Hoàng Mai

TTTĐ - Sáng 28/4, thay mặt Ban Thường trực MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, đồng chí Phạm Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP đã tới Khoa chống độc, bệnh viện Bạch Mai thăm hỏi và động viên gia đình nạn nhân vụ hỏa hoạn xảy ra ở quận Hoàng Mai lúc rạng sáng cùng ngày.
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở Trạm cắt 220kV Bờ Y Muôn mặt cuộc sống

Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở Trạm cắt 220kV Bờ Y

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn đã quyết định công bố tình huống khẩn cấp do thiên tai để khắc phục hiện trạng sạt lở đất mái taluy âm khu vực công trình Trạm cắt 220kV Bờ Y.
Bà Rịa - Vũng Tàu còn 30 đơn vị hành chính cấp xã Muôn mặt cuộc sống

Bà Rịa - Vũng Tàu còn 30 đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vào TP HCM và hành chính cấp xã năm 2025.
Phản hồi sau kết luận chậm trả kết quả thủ tục hành chính Muôn mặt cuộc sống

Phản hồi sau kết luận chậm trả kết quả thủ tục hành chính

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành công văn giải trình các nội dung Thông báo kết luận kiểm tra đột xuất việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo phản ánh, kiến nghị của công dân về quy định hành chính tại Sở Xây dựng.
Ấn tượng bộ tem kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Nhịp sống phương Nam

Ấn tượng bộ tem kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Việc phát hành bộ tem đặc biệt này như một lời tri ân sâu sắc gửi tới các thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương, tuổi xuân cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng thời, bộ tem cũng là một thông điệp mạnh mẽ, góp phần tuyên truyền, giáo dục, hun đúc lòng tự hào dân tộc và khơi dậy tinh thần yêu nước nồng nàn trong mỗi trái tim người Việt Nam.
Những chiến sĩ trên mặt trận thông tin trong đại lễ 30/4 Muôn mặt cuộc sống

Những chiến sĩ trên mặt trận thông tin trong đại lễ 30/4

TTTĐ - Các cơ quan báo chí đã góp phần rất quan trọng trong việc ghi nhận, truyền tải và lan tỏa không khí Đại lễ 30/4 đến Nhân dân cả nước, tạo hiệu ứng tích cực trên các nền tảng truyền thông báo chí cả trong và ngoài nước.
Phạm nhân hồi hộp mong chờ ngày đặc xá để làm lại cuộc đời Muôn mặt cuộc sống

Phạm nhân hồi hộp mong chờ ngày đặc xá để làm lại cuộc đời

TTTĐ - Đợt đặc xá nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Trại tạm giam số 1 - Công an TP Hà Nội có hơn 80 phạm nhân trong danh sách đề nghị Chủ tịch nước xét đặc xá. Họ đang hồi hộp mong chờ ngày về để làm lại cuộc đời, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Mãn nhãn trước màn bay lượn của tiêm kích ngày tổng duyệt Muôn mặt cuộc sống

Mãn nhãn trước màn bay lượn của tiêm kích ngày tổng duyệt

TTTĐ - Sáng nay (27/4), bên cạnh các khối diễu binh, diễu hành thì tiêm kích, trực thăng và đại bác cũng rền vang trong buổi tổng duyệt trước sự reo hò, phấn khích của người dân và du khách tại TP hồ Chí Minh.
Xem thêm