Tag

Tết "Sử Giề Pà" tạ ơn Thần trâu dẫn nước của người Bố Y huyện Mường Khương - Lào Cai

Văn hóa 13/05/2019 15:55
aa
TTTĐ - Theo truyền thuyết, Tết Sử Giề Pà nói về thời xa xưa, Nhà Trời đưa một con trâu trắng xuống hạ giới giúp dân tìm ra nguồn nước để vượt qua nạn hạn hán lịch sử.

Tết

Thực hiện nghi lễ trong Tết Sử Giề Pà.

Trong thực tế đời sống, người Bố Y có truyền thống cấy lúa nước từ rất lâu đời và con trâu đóng vai trò hết sức quan trọng. Tết Sử Giề Pà độc đáo với mâm lễ vật cúng chung của làng là chiếc đầu trâu được nặn bằng xôi bảy màu, có đôi sừng dài tượng trưng cho con trâu trưởng thành khỏe mạnh, thêm trứng nhuộm phẩm đỏ, xôi bảy màu, gà luộc nguyên con, rượu, chè, hương, tiền...

Tết “Sử Giề Pà” hay còn có các tên gọi “Tết 8/4”, “Lễ Tạ ơn trâu thần” được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng 4 Âm lịch. Đây là một trong những lễ hội lớn trong năm của người Bố Y, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, hình thành qua câu chuyện truyền thuyết của người Bố Y về ngày trâu thần đã dẫn họ tìm được nguồn nước.

Bà con trong bản múa hát cầu cho một năm mùa màng tươi tốt - con trâu khỏe mạnh
Bà con trong bản múa hát cầu cho một năm mùa màng tươi tốt - con trâu khỏe mạnh

Tết chỉ diễn ra một ngày nhưng trước đó, các gia đình đã thực hiện các bước chuẩn bị cho ngày tết rất công phu. Người đàn ông trong nhà lựa chọn những mẻ thóc nếp ngon nhất, phơi và giã để làm nguyên liệu nấu xôi bảy màu. Phụ nữ thì đảm đương việc tìm nguyên liệu để nhuộm màu cho xôi và trứng gà. Các nguyên liệu dùng để nhuộm màu đều là các loại thảo dược được kiếm trong rừng hoặc trồng trong vườn nhà. Việc chuẩn bị trứng gà cũng được những người phụ nữ trong gia đình thực hiện cách đó rất lâu và chọn những quả trứng gà ngon gom lại để dành đến ngày mồng 8/4 làm quà cho trẻ em.

Ngày đón tết, mỗi gia đình cử một đại diện là nam giới có sức khỏe tốt, mang cuốc, xẻng, dao phát lên đầu nguồn sửa sang lại nguồn nước, ống dẫn nước, phát quang đường dẫn nước về tới làng. Đồng thời, huy động thanh niên trong làng cùng nhau sửa sang lại đường vào thôn, phát quang cỏ cây ven đường cho khang trang, sạch sẽ để đón tết. Buổi tối trước ngày tết, phụ nữ các gia đình bắt đầu lấy cây nhuộm màu đun lấy nước để ngâm gạo nếp, quá trình ngâm qua một đêm sẽ làm cho gạo nếp ngấm màu và có độ dẻo, ngon và thơm lâu. Cũng vào đêm hôm trước tết, khách từ xa tới, người già, người trẻ, trai gái trong làng tổ chức hát giao duyên đối đáp. Nội dung những câu hát nói về sự tích, ý nghĩa của tết 8/4 và các nội dung hỏi thăm nhau về một năm lao động sản xuất, về tình yêu đôi lứa. Cũng từ ngày tết này có nhiều đôi nam nữ nên duyên vợ chồng, trăm năm hạnh phúc…

Vào ngày tết “Sử Giề Pà” các gia đình trong làng đều dậy từ rất sớm, phụ nữ chuẩn bị đồ xôi và luộc trứng để nhuộm màu xôi, còn những người đàn ông sắp xếp lại những đồ vật đã được chuẩn bị từ trước để dâng cúng.

Trước khi mang lễ lên cúng ở đầu nguồn nước, người Bố Y phải tạ lễ con trâu trong nhà bằng cách nắm xôi cuộn vào cỏ để cho trâu ăn trước, gia đình có bao nhiêu con trâu thì cuộn bấy nhiêu nắm xôi để tỏ lòng biết ơn con vật quý của gia đình. Mọi người trong làng góp gà, rượu... để làm một mâm cúng chung tại miếu nơi đầu nguồn nước của làng. Đặc biệt lễ vật để cúng phải có hình một con trâu làm bằng xôi bảy màu. Già làng sẽ cúng ở đầu nguồn nước để tạ ơn trâu thần.

Cũng trong ngày tết 8/4 này tất cả thanh niên trong thôn bản cùng tập trung lại chơi các trò chơi dân gian như đánh đu, đánh còn, đánh quay và các trò chơi đồng dao.

Do điều kiện sinh sống của người Bố Y ở vùng miền núi nên địa hình dốc cao nên địa điểm vui chơi chủ yếu được tổ chức trong các thửa ruộng bậc thang gần nhà. Ngoài các trò chơi dân gian ra còn có các hoạt động trình diễn nghệ thuật dân gian khá được yêu thích như: Hát đối đáp, giao duyên, hát ống…Đây là hình thức hát dành cho những đôi nam nữ mới lần đầu mới gặp gỡ nhưng còn e thẹn, ngại ngùng không dám cất lời hát trước mặt nên mượn ống hát để thổ lộ tâm giao. Khi đôi nam nữ đã hợp lời, hợp ý thông qua ống hát thì họ mới gặp nhau.

Tết “Sử Giề Pà” được coi là tết cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn đến với bản làng, là dịp để các thành viên dành sự chăm sóc đặc biệt và bày tỏ lòng cảm ơn đến con trâu của gia đình. Đây cũng là dịp để các thành viên trong cộng đồng thể hiện tinh thần đoàn kết, gặp gỡ chia sẻ cho nhau nên mỗi khách mời của các gia đình đến dự đều dẫn theo con, cháu đi cùng để nhận được nhiều may mắn và tài lộc. Chính vì thế, khi mỗi đứa trẻ đến nhà chơi đều được chủ nhà tặng cho một quả trứng hồng và được coi là biểu tượng cho sự may mắn.

Đỗ Thương

Tin liên quan

Đọc thêm

Cầu nối để nhiều du khách quốc tế biết đến di sản của Hà Nội Văn hóa

Cầu nối để nhiều du khách quốc tế biết đến di sản của Hà Nội

TTTĐ - Không gian quảng bá di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa tại di sản thế giới đô thị cổ Provins, Cộng hòa Pháp là cầu nối để ngày càng nhiều du khách Pháp và quốc tế biết đến những di sản của Hà Nội và của Việt Nam.
Vùng 5 Hải quân trưng bày ảnh “Tự hào người chiến sĩ Hải quân” Nghệ thuật

Vùng 5 Hải quân trưng bày ảnh “Tự hào người chiến sĩ Hải quân”

TTTĐ - Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa tổ chức trưng bày ảnh với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Hải quân” tại đặc khu Phú Quốc, tỉnh An Giang.
Rộn ràng đêm nhạc chào mừng thành lập phường Sơn Tây Nghệ thuật

Rộn ràng đêm nhạc chào mừng thành lập phường Sơn Tây

TTTĐ - Tối 5/7, hàng ngàn người đã tham dự Chương trình nghệ thuật chào mừng quyết định thành lập phường Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực nhằm mang đến khí thế mới, tinh thần mới để phường này thực hiện các nhiệm vụ trước mắt.
Kiều Vũ được Nguyễn Minh Tuấn "chọn mặt gửi vàng" kết màn show diễn Thời trang - Làm đẹp

Kiều Vũ được Nguyễn Minh Tuấn "chọn mặt gửi vàng" kết màn show diễn

TTTĐ - Được chọn làm gương mặt kết màn trong show diễn cá nhân của NTK Nguyễn Minh Tuấn, người đẹp Kiều Vũ thu hút ánh nhìn bởi vẻ đẹp cuốn hút, đầy cá tính.
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản Nghệ thuật

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản

TTTĐ - Năm 2025, đánh dấu hành trình 10 năm lễ hội, sự kiện được tổ chức quy mô lớn hơn bao giờ hết với nhiều hoạt động văn hóa đồng hành phong phú và sự tham gia rộng rãi của cộng đồng.
Show diễn thời trang “Bước ra từ cổ tích” chinh phục khán giả nhí Thời trang - Làm đẹp

Show diễn thời trang “Bước ra từ cổ tích” chinh phục khán giả nhí

TTTĐ - Mới đây, nhà thiết kế Nhật Thực thực hiện show diễn thời trang thường niên tại Hà Nội mang tên "Bước ra từ cổ tích". Sự kiện đưa khán giả, đặc biệt là các em nhỏ trở về với thế giới cổ tích lung linh - nơi cái đẹp, cái thiện và những giá trị nhân văn được tôn vinh bằng ngôn ngữ của thời trang.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành” Văn hóa

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành”

Nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân, tối 3/7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và chủ trì chương trình giao lưu.
Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo Văn hóa

Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo

TTTĐ - Với tinh thần sáng tạo, đổi mới không ngừng, ngành văn hóa Hà Nội đã và đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong hành trình xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Từ những chương trình hành động cụ thể đến việc tiên phong phát triển công nghiệp văn hóa, những nỗ lực ấy đã mang lại trái ngọt, định hình một diện mạo văn hóa mới cho Hà Nội, đồng thời đặt ra những mục tiêu lớn lao hơn cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại Văn hóa

Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại

TTTĐ - Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030 không chỉ là ngày hội lớn của toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ cơ quan Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội mà còn là dịp mỗi đảng viên thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu, sáng tạo của cán bộ văn hóa để tiếp tục xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô... Nghệ thuật

Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô...

TTTĐ - Để đưa ngành nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, NSND Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long đưa ra những giải pháp sâu sắc và thiết thực tại Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030.
Xem thêm