Tag

Thành công không chỉ học đại học

Giáo dục 30/06/2018 14:00
aa
TTTĐ - Tuổi 18 luôn phải đứng trước nhiều nhiều lựa chọn. Học đại học là con đường mà phần lớn các bạn trẻ chọn để tiếp tục hành trình ước mơ. Tuy nhiên, đó có thể là con đường ngắn nhất dẫn tới thành công nhưng chắc chắn không phải duy nhất.

Thành công không chỉ học đại học

Khóc vì thi

Kết thúc kì thi THPT quốc gia 2018, nhiều thí sinh đã thất vọng, thậm chí có bạn còn khóc khi không làm được bài vì đề thi khó. Trong đầu ai cũng băn khoăn liệu với đề thi như thế này có đỗ được trường mình mong muốn không? Điểm chuẩn sẽ biến động như thế nào?

Thí sinh Phạm Yến Thanh (điểm thi THPT Đinh Tiên Hoàng) rất buồn khi chỉ tự tin được 6 điểm. Thanh chia sẻ: “Đề Toán rất khó, nhiều câu em tính toán mãi cũng không ra đáp án. Em làm được 25 câu và nghĩ mình chỉ được khoảng 6 điểm”.


Thành công không chỉ học đại học
Thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018. Ảnh: Vương Đức

Còn bạn Nguyễn Minh Châu có phần tốt hơn khi tự tin được 7 điểm môn Toán. Minh Châu cho biết: “So với năm ngoái, em thấy đề năm nay khó hơn rất nhiều. Vì vậy, không chỉ em mà nhiều bạn cũng chỉ mong đạt điểm đỗ tốt nghiệp. Tuy nhiên, em rất tự tin mình được khoảng 7 điểm”.

Kết thúc ngày thi thứ hai, nhiều thí sinh tại điểm thi THPT Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) tỏ vẻ lo lắng. Đa số thí sinh cho biết, đề thi năm nay khó và mình không hoàn thành tốt bài thi như kỳ vọng.

Hoàng Phương Thảo (học sinh trường THPT Chu Văn An) nhận xét: “Đề khó, em làm được khoảng 60%, còn 40% em khoanh bừa. So với năm ngoái thì đề khó hơn rất nhiều”.

Hoàng Anh Tuấn chia sẻ: “Em cảm thấy khá buồn vì không làm được bài như kì vọng. Đề Toán năm nay khó so với mọi năm. Đề Văn cũng khá khó, còn bài thi Tổ hợp cũng không dễ ăn điểm. Em cảm thấy không hài lòng về bài thi của mình”.

Sau những ngày thi căng thẳng, Nguyễn Thái Bình buồn bã cho biết: “Em nghĩ em chỉ làm được 50%, số còn lại em toàn khoanh đại”.

Thí sinh không xét tuyển đại học tăng

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), năm 2018, trong tổng số 925.961 thí sinh đăng kí dự thi THPT quốc gia, 688.641 em đăng kí xét tuyển đại học.

Số thí sinh chỉ đăng kí xét tốt nghiệp, không lựa chọn đại học là 237.320, tăng 5,2% so với năm trước.

Theo PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, tỷ lệ học sinh thi đại học giảm là tín hiệu đáng mừng, cho thấy phần nào đánh giá về bằng cấp đã thay đổi. PGS Trần Xuân Nhĩ đề xuất Bộ GD&ĐT cần cải thiện việc phân luồng học sinh.

“Học hết bậc THCS, chúng ta phải chia luồng học sinh sao cho số theo đại học chiếm 40% - 50%, còn lại theo trung cấp nghề, vừa học văn hóa vừa đào tạo công nhân lành nghề”, PGS Trần Xuân Nhĩ đề xuất.

GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư kí Hội Khuyến học Việt Nam, cũng đồng tình với quan điểm này. Theo ông, ngày càng nhiều học sinh không chọn thi đại học là khả quan. Bởi thực tế, nhiều năm gần đây, sau khi tốt nghiệp THPT, hầu hết học sinh đều đua nhau vào đại học, nhiều người còn gọi là “phổ cập đại học".

Trong khi đó, phần “trống” là giáo dục nghề nghiệp, nơi cung cấp nguồn nhân lực công nhân lành nghề phục vụ sản xuất trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh, ít có chất lượng cao. Việc thay đổi nhận thức thi THPT quốc gia là chuyển biến tốt cho chính học sinh và thị trường lao động.

Đại học không phải là con đường duy nhất

Người ta vẫn bảo, đại học không phải là cánh cửa duy nhất. Kì thi này cũng không phải là khốc liệt nhất. Cuộc đời còn rất nhiều thách thức đón chờ bạn. Vì vậy, bạn nên tự tin mình đủ mạnh mẽ, đủ dũng khí để bước tiếp.

Đỗ đại học tuy quan trọng, quyết định tương lai, nghề nghiệp của bạn có thuận lợi hay không nhưng nó không phải là tất cả. Bản thân chúng ta chỉ có một nhưng con đường tương lai thì vô vàn chứ không phải duy nhất một cánh cổng đại học. Đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công.

Đa số những gì chúng ta học trên ghế nhà trường là những kiến thức hàn lâm, sách vở, có thứ có ích nhưng có thứ không áp dụng được vào thực tế nếu chúng ta không đi ra bên ngoài và trải nghiệm cuộc sống. Cuộc sống không có sách vở thì không thể được nhưng sách vở chỉ là những con chữ, con số vô nghĩa nếu chúng ta chỉ học mà không làm. Muốn thành công có nhiều cách hơn chúng ta tưởng. Thành công không phải là cực kì giàu có, thành công không chỉ như vậy và cũng không nhất thiết phải như vậy. Thành công là khi chúng ta làm những thứ bằng sức lao động và trí óc của mình để đạt được mong muốn. Như vậy là thành công.

Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, tại sao lại đặt nặng tư tưởng vào một tấm bằng đại học? Nó chỉ như một giấy chứng nhận về khả năng tiếp thu kiến thức nghề nghiệp để áp dụng trong tương lai. Các công ty có thể cần hoặc không cần một nhân viên có bằng đại học nhưng nó vẫn là một công cụ đắc lực của chúng ta. Không vì thế thì làm sao nhiều người phải kì công đi học như vậy. Có những người không cần tấm bằng đại học, chỉ cần tốt nghiệp cấp THPT, thậm chí THCS vẫn tin vào lý tưởng của mình và đi theo con đường riêng của họ. Họ kinh doanh, thất bại liên tục nhưng không hề nản chí. Có thể hàng chục năm sau, họ mới có thể thành công.

Dẫu biết rằng, đại học không phải con đường duy nhất để lập nghiệp và cũng không phải tiêu chuẩn để đánh giá mức độ thành công của mỗi người nhưng luôn là nỗi ám ảnh đối với các em học sinh đi thi đại học. Nó đem lại những cảm giác dằn vặt, tự ti, thất vọng, hoang mang cho nhiều thí sinh. Với quan niệm đỗ đại học mới có thể thành đạt, nhiều phụ huynh đã sốc khi con thi trượt đại học. Thay vì an ủi, động viên con, họ đã mắng mỏ, dè bỉu, trách cứ con với tư tưởng “thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li”. Điều này đã tạo áp lực nặng nề cho các em.

Ông Lâm cũng khuyên, các bậc phụ huynh không nên “đao to búa lớn”, gây áp lực vì điều đó sẽ làm cho các em buồn, tổn thương đến tâm lý, dẫn đến những hành động đáng tiếc xảy ra. Điều các bậc phụ huynh nên làm lúc này là hãy trở thành người bạn của con, lắng nghe tâm sự, gần gũi con để chia sẻ, đồng cảm; động viên, giúp đỡ các em vượt qua thất bại. Cho con một không gian thư giãn thoải mái, bầu không khí gia đình đầm ấm vui vẻ, có thể cùng con đi du lịch... Mỗi gia đình cần vạch ra cho con những viễn cảnh tốt đẹp hơn, từng bước cùng con lập kế hoạch năm mới, có thể sẵn sàng cho một kì thi sắp tới, cũng có thể định hướng cho con một nghề phù hợp. Đặc biệt, cha mẹ không nên tỏ thái độ như khinh rẻ, mắng nhiếc, so sánh con với những học sinh khác... Cha mẹ cần là điểm tựa tinh thần vững chắc cho con, hãy xem chuyện thi trượt đại học là hết sức bình thường và coi đó là lần thử nghiệm chưa thành công.


Tin liên quan

Đọc thêm

Lan tỏa yêu thương qua hoạt động thiện nguyện đầu hè Giáo dục

Lan tỏa yêu thương qua hoạt động thiện nguyện đầu hè

TTTĐ - Trong những ngày đầu hè 2025, tinh thần “lá lành đùm lá rách” đã được thầy và trò Trường Tiểu học Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội hiện thực hóa bằng chuỗi hoạt động thiện nguyện thiết thực, mang yêu thương đến với những hoàn cảnh kém may mắn.
Bí quyết “vượt ải” môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 Giáo dục

Bí quyết “vượt ải” môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

TTTĐ - Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, thí sinh cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. TS Trịnh Thu Tuyết - nguyên giáo viên Ngữ văn trường THPT chuyên Chu Văn An hiện là giáo viên Hệ thống Giáo dục Hocmai đã đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích dành cho sĩ tử.
Bộ GD&ĐT hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính Giáo dục

Bộ GD&ĐT hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Các khâu chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT đã sẵn sàng Giáo dục

Các khâu chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT đã sẵn sàng

TTTĐ - Theo ông Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã sẵn sàng.
Bộ GD&ĐT trao tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Giáo dục" Giáo dục

Bộ GD&ĐT trao tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Giáo dục"

TTTĐ - Chiều 16/6, Bộ GD&ĐT tổ chức gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhiều đại học nhận chứng chỉ IELTS xét tuyển đến cuối tháng 6 Giáo dục

Nhiều đại học nhận chứng chỉ IELTS xét tuyển đến cuối tháng 6

TTTĐ - Nhiều trường đại học ở Hà Nội chỉ nhận chứng chỉ IELTS để xét tuyển đến cuối tháng 6, trước hạn đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT.
Bảo đảm công bằng để trẻ được tiếp cận giáo dục Giáo dục

Bảo đảm công bằng để trẻ được tiếp cận giáo dục

TTTĐ - Sáng 16/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Kiểm soát tốt để giữ ý nghĩa của chính sách miễn học phí Giáo dục

Kiểm soát tốt để giữ ý nghĩa của chính sách miễn học phí

TTTĐ - Sáng 16/6, thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ sự nhất trí và ủng hộ mạnh mẽ chủ trương miễn học phí cho học sinh mầm non và phổ thông.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong bậc lương hành chính sự nghiệp Giáo dục

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong bậc lương hành chính sự nghiệp

TTTĐ - Ngày 16/6, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Nhà giáo, đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.
Hà Nội thử nghiệm đăng ký tuyển sinh trực tuyến đầu cấp lần 2 Giáo dục

Hà Nội thử nghiệm đăng ký tuyển sinh trực tuyến đầu cấp lần 2

TTTĐ - Hôm nay, ngày 15/6, Sở GD&ĐT Hà Nội mở cổng tuyển sinh trực tuyến tại địa chỉ https://tsdaucap.hanoi.gov.vn để phụ huynh đăng ký thử nghiệm.
Xem thêm