Tag

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”

Khởi nghiệp sáng tạo 26/03/2025 14:03
aa
TTTĐ - Nhờ sự định hướng của các cấp bộ Đoàn, những năm qua, đời sống của các đoàn viên, thanh niên vùng biên giới tỉnh Kon Tum ngày càng được nâng cao. Nhiều đoàn viên, thanh niên là những tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Bán đấu giá sâm Ngọc Linh “tiếp sức” làng tái định cư Tu Thó Hỗ trợ đồng bào Xơ Đăng làm du lịch, bảo tồn văn hóa Tuổi trẻ Kon Tum nô nức tòng quân
Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”
Anh A Theng, Bí thư Đoàn xã Đăk Long giới thiệu về mô hình trồng cây mắc ca xen với cà phê (Ảnh: Trần Nghĩa)

Khởi nghiệp nơi vùng biên

Tháng 3 về, trong cái nắng chói chang huyện biên giới Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), từng đồi cà phê trắng xóa trải dài khắp các sườn đồi, mùi thơm tỏa ra ngào ngạt cả một vùng biên giới. Dẫn chúng tôi đi tham quan các mô hình làm kinh tế giỏi của đoàn viên, thanh niên, anh A Theng, Bí thư Đoàn xã Đăk Long phấn khởi cho biết: Những năm qua, nhằm giúp thanh niên trên địa bàn thay đổi tư duy canh tác, phát triển kinh tế, chúng tôi đã định hướng, tư vấn cho các đoàn viên, thanh niên tự tin làm giàu trên chính quê hương của mình.

Đặc biệt, hằng năm, chúng tôi xây dựng kế hoạch, phương án để đưa các đoàn viên, thanh niên đi học tập những mô hình sản xuất giỏi, đạt năng xuất cao và phù hợp với tình hình, thực tế của địa phương. Trong đó chú trọng các mô hình canh tác cây cà phê, mắc ca, cây ăn quả...

Ngoài ra, Đoàn xã cũng mời các chuyên gia nông nghiệp, chủ mô hình sản xuất nông nghiệp giỏi về tận nơi để hướng dẫn các đoàn viên, thanh niên cách trồng cây, cắt tỉa cành, phòng trừ bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Chính vì vậy, những năm qua, trên địa bàn xã Đăk Long đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao, mang lại thu nhập lớn cho các đoàn viên, thanh niên. Đáng chú ý, nhiều mô hình canh tác cây cà phê tiêu biểu, thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng.

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”
Vườn cà phê của anh A Tâm cho thu nhập cao (Ảnh: Trần Nghĩa)

Dẫn chúng tôi lên tham quan mô hình phát triển cây cà phê của anh A Tâm (32 tuổi, đoàn viên Chi đoàn thôn Măng Tách, xã Đăk Long). Anh A Tâm chia sẻ: “Đăk Long là xã biên giới giáp với nước bạn Lào. Do đó, trước đây thanh niên ở đây phụ thuộc vào săn bắt, hái lượm nơi núi rừng nên cuộc sống bấp bênh, khó khăn. Chính vì vậy, các đối tượng xấu sẽ lợi dụng vào những việc vi phạm pháp luật”.

A Tâm nhận thấy, nếu bản thân cứ phụ thuộc vào núi rừng thì cuộc sống sẽ rơi vào bế tắc, khó khăn triền miên và dễ bị kẻ xấu lợi dụng làm những việc phạm pháp. A Tâm cho hay: “Xã Đăk Long là địa bàn có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai và khí hậu rất phù hợp để phát triển cây cà phê, cây bời lời và các cây ăn quả khác”.

Tuy nhiên, nguồn vốn để phát triển sản xuất là một vấn đề lớn với một người trẻ như A Tâm. Lúc này A Tâm suy nghĩ, muốn “đi đường xa” phải lấy ngắn, nuôi dài thì mới có thể phát triển được mô hình cà phê. A Tâm đã lựa chọn việc trồng cây mì để có vốn mua cây giống, đào hố và mua phân bón.

Sau hơn 7 năm cần mẫn chăm sóc, học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, A Tâm đã có cho mình được khoảng 1.000 cây cà phê và hơn 1 hecta cây bời lời. A Tâm phấn khởi cho biết: “Năm vừa qua, trừ các chi phí, vườn cà phê cũng mang lại thu nhập gần 150 triệu đồng. Nhờ đó, gia đình đã có nguồn thu ổn định và đã mua sắm được xe máy, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt.

Nhờ có nguồn thu ổn định và có nguồn vốn, năm tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây cà phê để cuộc sống gia đình khá giả hơn”.

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”
Thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số khát khao làm giàu trên vùng đất khó (Ảnh: Trần Nghĩa)

Quyết tâm làm giàu trên mảnh đất “quốc bảo”

Cũng như A Tâm, mô hình phát triển cây công nghiệp của anh A Sổ (28 tuổi, Bí thư Chi đoàn thôn Dục Lang, xã Đăk Long) là một trong những mô hình tiêu biểu, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Anh A Sổ phấn khởi cho biết: “Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vụ mùa vừa qua, vườn cà phê đã mang lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Nhờ đó, cuộc sống gia đình ngày càng ổn định, không lo thiếu cái ăn, cái mặc như trước đây nữa”.

A Sổ, kể: “Trước đây, do không có vốn để phát triển kinh tế nên đời sống gia đình lúc nào cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương xã Đăk Long, tôi đã mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện mô hình cây cà phê, mắc ca, cao su”.

Nhờ sự cố gắng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đến nay vườn của anh A Sổ đã có khoảng 700 cây cà phê năm thứ 6, 500 cây cà phê năm thứ 2, 100 cây mắc ca và 400 cây cao su đang phát triển xanh tốt.

Ngoài ra, để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, anh A Sổ còn mạnh dạn vay mượn tiền của người thân, bạn bè để mở một cửa hàng tạp hóa. Nhờ đó, thu nhập của gia đình ngày càng ổn định.

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”
Mô hình trồng sâm Ngọc Linh của anh A Thịnh (Ảnh: Trần Nghĩa)

Câu khẩu hiệu “Nơi đâu khó, có thanh niên” đã hun đúc tinh thần khát khao làm giàu của đoàn viên, thanh niên. Trong số các mô hình phát triển kinh tế giỏi của thanh niên, mô hình trồng sâm Ngọc Linh của anh A Thịnh (25 tuổi, đoàn viên Chi đoàn thôn Pu Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) được xem là mô hình tiêu biểu, thể hiện khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng nơi “vùng đất khó”.

Tuổi còn rất trẻ nên anh A Thịnh chưa có kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc và quản lý cây sâm Ngọc Linh. Bên cạnh đó, để phát triển được mô hình sâm Ngọc Linh cũng cần một nguồn vốn lớn.

Tuy vậy, với sự ham học hỏi, quyết tâm làm giàu trên mảnh đất “quốc bảo”, anh A Thịnh đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua cây giống sâm Ngọc Linh và làm luống.

Sau 3 năm cố gắng, hiện nay, A Thịnh đã có khoảng 1.000 gốc sâm Ngọc Linh hơn 3 năm tuổi. Anh A Thịnh bộc bạch: “Sâm Ngọc Linh là cây có giá trị kinh tế rất cao. Những năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đất “quốc bảo” vươn lên làm giàu, nhiều hộ dân đã xây được nhà to, mua ô tô, xe máy và con cái được đến trường đầy đủ”.

Anh A Thịnh “khoe” với chúng tôi rằng: “Cây sâm Ngọc Linh phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng trên đỉnh núi Ngọc Linh nên phát triển rất tốt. Cứ đà này, vài ba năm tới, cây sâm sẽ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng”.

Anh Nguyễn Văn Mạnh, Bí thư Tỉnh đoàn Kon Tum cho biết: “Thời gian qua, các chương trình, hoạt động của Tỉnh đoàn Kon Tum phần nào đã giúp nhận thức, bản lĩnh của thanh niên vùng dân tộc thiểu số được nâng lên; trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, ý thức tôn trọng pháp luật được nâng cao... Qua đó, trong tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cá nhân tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực.

Với sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị chức năng, nhiều tấm gương thanh niên, sinh viên dân tộc thiểu số ở khu vực khó khăn tỉnh Kon Tum đã góp sức cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Một số mô hình, ý tưởng phát triển kinh tế tiêu biểu của thanh niên khu vực đồng bào dân tộc thiểu số như: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mô hình nuôi hươu sao lấy nhung, mô hình kinh doanh du dịch homestay...

Trong năm 2023 và 2024, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tổ chức tuyên dương, trao tặng bằng khen cho 42 đoàn viên, thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số qua đó truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ, tạo cơ hội gặp gở, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm từ các cá nhân thành công để đông đảo đoàn, hội viên thanh niên.

Trần Nghĩa

Đọc thêm

Giải pháp nào để xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường theo Nghị quyết 68? Nhịp sống phương Nam

Giải pháp nào để xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường theo Nghị quyết 68?

TTTĐ - Theo các chuyên gia, muốn xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường theo tinh thần Nghị quyết 68 cần có những bước chuyển mình từ tư duy đến hành động, từ chính sách đến thị trường, từ doanh nghiệp đến từng sản phẩm. Đặt biệt, cần có sự phối hợp, đồng hành mạnh mẽ và nhất quán giữa Nhà nước và doanh nghiệp để biến khát vọng thành hiện thực.
Tái định nghĩa nguồn vốn cho hệ sinh thái khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Tái định nghĩa nguồn vốn cho hệ sinh thái khởi nghiệp

TTTĐ - Ngày 29/5, Diễn đàn đối thoại cấp cao Venture Forum 2025 do Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures (Tập đoàn Vingroup) và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
TP Hồ Chí Minh hợp tác quốc tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh hợp tác quốc tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Ngày 21/5, Đoàn công tác TP Tampere (Phần Lan) do ông Jouni Markkanen - Phó Thị trưởng dẫn đầu, đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) tại TP Hồ Chí Minh. Chuyến làm việc nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ, sản xuất thông minh, vật liệu mới và phát triển đô thị thông minh.
TP Hồ Chí Minh thăng hạng trên bảng xếp hạng khởi nghiệp toàn cầu Kinh tế

TP Hồ Chí Minh thăng hạng trên bảng xếp hạng khởi nghiệp toàn cầu

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh vừa tăng 1 bậc trong bảng xếp hạng Hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2025, lên vị trí 110 toàn cầu và đạt thứ hạng cao nhất từ trước đến nay. Thành phố cũng lần đầu tiên lọt vào top 5 Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á.
Trong 7 năm, Hà Nội có hơn 5.000 phụ nữ khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Trong 7 năm, Hà Nội có hơn 5.000 phụ nữ khởi nghiệp

TTTĐ - Trong 7 năm, TP Hà Nội có 5.250 phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, hoàn thành 209% chỉ tiêu Đề án hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018 - 2025.
Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp

TTTĐ - Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo đó, các doanh nghiệp tư nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tái cấu trúc nền kinh tế. Điều này tạo ra những cơ hội lớn cho thanh niên khi tham gia vào các dự án kinh doanh và khởi nghiệp…
Quảng Nam chuẩn bị cho Tuần lễ Khởi nghiệp Sáng tạo TechFest 2025 Kinh tế

Quảng Nam chuẩn bị cho Tuần lễ Khởi nghiệp Sáng tạo TechFest 2025

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa công bố kế hoạch tổ chức "Tuần lễ Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam lần thứ Sáu - TechFest Quang Nam 2025" với chủ đề “Hành trình khởi nghiệp thành doanh nghiệp và phát triển sản phẩm địa phương phục vụ du lịch”.
10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội Khởi nghiệp sáng tạo

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 diễn ra sáng 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ sở 2 (đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với sự tham dự của khoảng 10.000 người.
Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và 66 năm ngày Bác Hồ về thăm trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) tưng bừng tổ chức “Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025” từ ngày 5 đến 18/5/2025 tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên Khởi nghiệp sáng tạo

Thủ tướng Chính phủ dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên

TTTĐ - Sáng 20/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Xem thêm