Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển
Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân |
![]() |
Kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế. Ảnh minh họa |
Lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ
Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân xác định đến năm 2030 kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Nghị quyết đặt ta mục tiêu phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/ngàn dân và có ít nhất 20 doanh nghiệp tư nhân lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Nghị quyết 68 đã đi vào tận gốc rễ của vấn đề, đó là cải cách thể chế. Một loạt giải pháp được đưa ra, từ cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, số hóa toàn bộ quy trình, đến bảo vệ quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng và thực thi hợp đồng.
![]() |
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. |
Nghị quyết yêu cầu chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, từ tư duy "xin - cho" sang tư duy phục vụ; khẳng định doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm và mọi hạn chế nếu có chỉ được đặt ra vì những lý do thật sự cần thiết và phải được quy định rõ ràng trong luật.
Nghị quyết còn đưa ra các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao, khuyến khích chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
Đặc biệt, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cũng được thiết kế cơ chế hỗ trợ riêng biệt, từ miễn thuế, cho đến cung cấp nền tảng số miễn phí và tư vấn pháp lý.
“Nếu được triển khai hiệu quả, Nghị quyết này sẽ là chất xúc tác đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới, trong đó kinh tế tư nhân đóng vai trò dẫn dắt với tinh thần chủ động, tự cường và đầy khát vọng”, ông Dũng nhấn mạnh.
Đáp ứng trúng yêu cầu của đất nước
Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân đã đáp ứng trúng yêu cầu của đất nước, đồng thời tạo ra một sự cộng hưởng rất mạnh mẽ về mặt tinh thần cho xã hội.
"Khu vực này hiện đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội, trên 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách Nhà nước và đặc biệt là trên 80% tổng số lao động trong nền kinh tế. Rõ ràng, khu vực kinh tế tư nhân mới chỉ hơn 30 năm phát triển, so với mấy trăm năm của các nước phát triển khác là khoảng thời gian quá ngắn, nhưng đã tạo được một vị thế rất mạnh.
![]() |
Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Minh Phong |
Nếu chúng ta thực hiện tốt chủ trương, chắc chắn một thể chế mới, hệ sinh thái mới sẽ thuận lợi hơn, giúp các doanh nghiệp khai thác, phát huy tốt nhất năng lực của mình và cộng hưởng lại để tạo ra sức mạnh của một cộng đồng kinh tế tư nhân Việt Nam.
Nói cách khác, trong tương lai, kinh tế tư nhân Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mở rộng về quy mô, phạm vi lan tỏa; đồng thời được củng cố về sức mạnh cũng như nâng cao sức cạnh tranh. Hiệu quả cũng sẽ cao hơn và đặc biệt sẽ hình thành hai khu vực: Một là các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn với những doanh nghiệp mang tầm khu vực và toàn cầu đủ sức dẫn dắt các thành phần và các doanh nghiệp khác. Hai là mạng lưới các doanh nghiệp nhỏ và vừa kết hợp lại tạo ra một cơ cấu nền kinh tế hai tầng cùng với kinh tế Nhà nước, kinh tế FDI sẽ tạo một sự vững mạnh, một trục xương sống để hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường", ông Nguyễn Minh Phong chia sẻ.
Quyết liệt trong thực thi giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
Theo TS Võ Chí Thành (viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh): Có một số vấn đề quan trọng, đó là tính quyết liệt, hiệu quả trong thực thi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân; tạo lập lại, củng cố vững chắc hơn niềm tin của thị trường, các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Niềm tin này phụ thuộc vào việc ứng phó với các biến động thế giới, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện quyết liệt hơn các giải pháp trong đó có những giải pháp đột phá đã được đưa ra trong nghị quyết 68.
TS Võ Chí Thành đánh giá, điểm mới và rõ nhất của nghị quyết đó là thay đổi nhận thức về vai trò khu vực tư nhân. Cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, nghị quyết đưa ra các giải pháp có tính đột phá để thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân với mục tiêu thực hiện khát vọng thịnh vượng và phát triển. Các giải pháp đột phá của nghị quyết được thể hiện qua các khía cạnh là môi trường đầu tư kinh doanh; sự tương tác, ứng xử của Nhà nước với khu vực kinh tế tư nhân và đưa ra những giải pháp mạnh mẽ, cụ thể để hỗ trợ khu vực này phát triển.
Các giải pháp này được thiết kế để tương thích với việc Việt Nam đang chuyển đổi sang xây dựng một nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập sâu rộng. Tuy nhiên để thực thi có hiệu quả, cần phải thể chế hóa nghị quyết thành các khuôn khổ chính sách, pháp luật. Việc này liên quan chặt chẽ đến vấn đề cải cách bộ máy nhà nước. Bên cạnh nỗ lực từ phía Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp, những người làm kinh doanh cũng phải có những nỗ lực để tạo ra sự cộng hưởng từ chính sách, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển vượt bậc.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số

Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI

Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp: Lùi thời gian để cập nhật tình hình mới

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá

Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể

Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng

Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân
