Tag

Thí điểm xét xử trực tuyến các vụ án dân sự, hành chính

Tin tức 26/08/2021 16:29
aa
TTTĐ - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trước hết nên áp dụng hình thức xét xử trực tuyến trong các vụ án dân sự, tranh chấp thương mại, hành chính là chủ yếu và một số vụ án hình sự cần thiết, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Xem xét xử lý hành vi chống người thi hành công vụ đối với người đàn ông mạo danh VTV Tin tức pháp luật ngày 27/6: Chủ quán game cùng 10 người chơi bị xử phạt 35 triệu đồng
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương phát biểu tại phiên họp. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương phát biểu tại phiên họp (Ảnh: TTXVN)

Sáng 26/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã họp Phiên thứ 13 dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo.

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo thảo luận, cho ý kiến về kết quả thực hiện Đề án: “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế Nhân dân tham gia xét xử tại Tòa án đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” và "Báo cáo xin ý kiến về chủ trương ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến tại Tòa án", do Ban Cán sự Đảng Tòa án Nhân dân Tối cao trình.

Phát biểu kết luận tại Phiên họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Nhà nước ta là Nhà nước của dân, vì dân, đặc biệt là cần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân nhưng phải thực hiện đúng Hiến pháp và có tính khả thi cao, sát thực tiễn; Tiếp tục quan triệt mục tiêu đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII mà trước hết là hệ thống tư pháp.

Việc tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến là xu thế tất yếu, cần thiết trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4 diễn ra như vũ bão trên toàn cầu và sự đe dọa của dịch Covid-19; Phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia và đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xét xử trực tuyến chỉ là biểu hiện cụ thể của xét xử trực tiếp với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và đảm bảo yêu cầu tuân theo pháp luật của phiên tòa.

Chủ tịch nước cho rằng, đây là vấn đề mới cần những bước đi thận trọng, chặt chẽ, tránh xảy ra sơ suất. Do đó, trước hết nên áp dụng trong xét xử các vụ án dân sự, tranh chấp thương mại, hành chính là chủ yếu và một số vụ án hình sự cần thiết, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

"Yêu cầu đặt ra là bảo đảm thuận lợi nhưng không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đương sự có liên quan các chủ thể trong phiên tòa", Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước đề nghị Tòa án Nhân dân Tối cao hoàn thiện Đề án bảo đảm không trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Về thẩm quyền xác định khái niệm xét xử trực tuyến, các ý kiến đóng góp đưa ra nhiều phương án, Chủ tịch nước yêu cầu Tòa án Nhân dân Tối cao có hướng dẫn cụ thể, phối hợp với các cơ quan tố tụng thống nhất phương án báo cáo Thường vụ Quốc hội có ý kiến chính thức.

Về Đề án “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế Nhân dân tham gia xét xử tại Tòa án đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đánh giá, việc triển khai áp dụng cơ chế Hội thẩm Nhân dân tham gia xét xử đã được tiến hành từ nhiều năm qua và đã làm tốt. Tuy nhiên, quá trình lựa chọn cho vị trí Hội thẩm Nhân dân, tổ chức hoạt động của Hội thẩm… còn một số vấn đề cần quan tâm, khắc phục để làm tốt hơn nữa trong thời gian tiếp theo.

Chủ tịch nước chỉ đạo cần triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của Hội thẩm Nhân dân. Theo đó, yêu cầu đặt ra là cần có đội ngũ Hội thẩm Nhân dân tốt nhất cả về số lượng và chất lượng; Bảo đảm quyền lợi chính trị và nâng cao tinh thần trách nhiệm của Hội thẩm Nhân dân; Khắc phục hạn chế trong việc lựa chọn chưa đúng, chưa đủ.

Chủ tịch nước chỉ đạo đưa nội dung này vào Chương trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó có vấn đề cải cách tư pháp để báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Đọc thêm

Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển Tin tức

Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển

TTTĐ - Chiều 30/6, tại Thủ đô Seoul, bắt đầu chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp rất xúc động với những người bạn Hàn Quốc.
Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc Tin tức

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc

TTTĐ - Vào lúc 14h30 (giờ địa phương) ngày 30/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân, cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quân sự Seongnam ở Thủ đô Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc

TTTĐ - Sáng 30/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7 theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.
Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15% Tin tức

Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15%

TTTĐ - Theo tính toán của Ban chỉ đạo cải cách tiền lương, với số tăng lương hưu cộng lại qua các đợt, lần tăng lương này, nếu chỉ tăng 11,5% cũng đã ngang bằng với mức tăng 30% lương cơ sở của cán bộ công chức.
Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán Tin tức

Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán

TTTĐ - Quốc hội đề nghị tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của đất nước; bảo đảm yêu cầu pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.
Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024 Tin tức

Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024

TTTĐ - Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.
Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024 Thời sự

Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024

TTTĐ - Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh Tin tức

Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại Tin tức

Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại

TTTĐ - Chúng ta phải hỗ trợ Thủ đô hoàn tất hệ thống tuyến đường sắt đô thị và mở rộng không gian phía Nam, phía Bắc sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục trung tâm, để Hà Nội trở thành nơi đáng đến và đã đến thì phải trở lại…
Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá Tin tức

Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá

TTTĐ - Với rất nhiều cơ chế, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta vừa phải làm rất là linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ mà Luật đã trao cùng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Xem thêm