Thiên Long sẵn sàng chuyển mình với chiến lược "Glocalisation"
Thiên Long gửi báo Tuổi trẻ Thủ đô 4.000 vở, bút tặng vùng lũ Thiên Long 10 năm “Chia sẻ cùng thầy cô” |
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông năm tài chính 2024 (ĐHĐCĐ), Tập đoàn Thiên Long công bố chiến lược "Glocalisation". Theo đó, năm 2025 được xác định là cột mốc bản lề, năm bắt đầu thực hiện mạnh mẽ định hướng “Glocalisation”. Thiên Long sẽ chuyển mình thành một doanh nghiệp quốc tế (Global) dựa trên nền tảng vững chắc từ thị trường Việt Nam (Local).
![]() |
Thiên Long đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ với tầm nhìn "Glocalisation" |
Cụ thể, Thiên Long (TLG) sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế nhằm khai thác tối đa tiềm năng tăng trưởng từ các khu vực này, đặc biệt là Đông Nam Á – nơi có vị trí địa lý chiến lược cùng sự tương đồng về dân số, văn hóa và kinh tế.
Dựa trên nền tảng kinh nghiệm, thương hiệu vững mạnh và danh mục sản phẩm chất lượng đã được khẳng định, công ty sẽ linh hoạt điều chỉnh chiến lược kinh doanh để phù hợp với từng thị trường trọng điểm. Mục tiêu là xây dựng mô hình kinh doanh thông minh, hiệu quả và bản địa hóa các sản phẩm cũng như chương trình bán hàng phù hợp với từng địa phương.
![]() |
Các chỉ số nổi bật của TLG |
Ở chiều ngược lại, TLG cũng sẽ đưa các sản phẩm, ý tưởng và tiêu chuẩn chất lượng cao từ thị trường quốc tế về Việt Nam, nhằm mang đến cho người tiêu dùng trong nước những sản phẩm đa dạng, bắt kịp xu hướng toàn cầu.
Năm 2024, hoạt động kinh doanh quốc tế tăng trưởng ấn tượng, cán mốc doanh thu 1.000 tỷ đồng, tăng gần 25% so với năm 2023. Cùng kỳ, Thiên Long đạt kết quả kinh doanh tích cực, doanh thu thuần hợp nhất đạt 3.759 tỷ, đạt 99% kế hoạch do ĐHĐCĐ thông qua. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất (trừ đi lợi ích cổ đông không kiểm soát) đạt 461 tỷ đồng, hoàn thành 121% so với kế hoạch do ĐHĐCĐ thông qua. Đây là minh chứng rõ ràng cho năng lực vận hành hiệu quả và quản trị chiến lược bài bản của Tập đoàn.
Một trong các điểm sáng của Thiên Long là mảng thương mại điện tử, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ, đưa doanh nghiệp vươn lên vị trí dẫn đầu ngành văn phòng phẩm trực tuyến.
![]() |
Thiên Long là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu trong nước và quốc tế |
Không chỉ tăng trưởng về kinh doanh, doanh nghiệp này tiếp tục nâng tầm vị thế thương hiệu trong lòng người tiêu dùng Việt Nam và thế giới, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á. Trong năm 2024, giá trị thương hiệu Thiên Long chạm mức 1.000 tỷ đồng, được ghi nhận là “thương hiệu yêu thích của người tiêu dùng trẻ” cùng 20 giải thưởng lớn trong nước và quốc tế.
Phát triển sản phẩm là điểm sáng với 83 sản phẩm mới, trong đó, nhiều sản phẩm được đón nhận mạnh mẽ như Flexio, Demon Slayer, Akooland, Eco Style. Mỗi sản phẩm đều là kết tinh của sự sáng tạo, nghiên cứu chuyên sâu và cam kết trong việc mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.
Thiên Long tiếp tục tăng tốc trong tối ưu hóa sản xuất và chuỗi cung ứng, nâng cao năng suất, giảm chi phí, đồng thời hướng tới mô hình sản xuất xanh và bền vững. Không dừng lại ở sản xuất, công ty còn tinh gọn chuỗi cung ứng, hợp tác với nhà cung cấp chiến lược, tối ưu logistics, cắt giảm chi phí vận chuyển và giảm phát thải.
![]() |
Thương hiệu nổi tiếng, thân thuộc với người dân, đặc biệt là bạn trẻ |
Năm 2024, hành trình chuyển đổi số của Thiên Long có nhiều chuyển biến tích cực, không chỉ cải tiến hệ thống vận hành mà còn bước đầu đưa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào quản lý như: Tự động xử lý đơn đặt hàng, AI trích xuất thông tin hóa đơn tự động.
Công ty cam kết đầu tư mạnh mẽ vào phát triển con người, không chỉ là nơi làm việc mà còn là nơi nhân viên có thể gắn kết và phát triển toàn diện, là top 50 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, theo Aphabel.
Năm 2025, ĐHĐCĐ phê duyệt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh: Doanh thu thuần 4.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 450 tỷ đồng, cổ tức 35%/mệnh giá.
Về kế hoạch, định hướng kinh doanh 2025, Thiên Long tập trung vào 6 trụ cột chiến lược: (1) Kinh doanh nội địa: Củng cố phân phối, phát triển thương mại điện tử, tạo sản phẩm sáng tạo. (2) Kinh doanh quốc tế: Mở rộng thương hiệu FlexOffice & Colokit tại Đông Nam Á, châu Âu, châu Mỹ. (3) R&D và đổi mới sáng tạo: Phát triển bút êm, marker công nghệ cao, vật liệu tái chế, hướng đến Net Zero 2050. (4) Chuyển đổi số: Ứng dụng AI, Machine Learning, ERP, tự động hóa sản xuất. (5) Chuỗi cung ứng bền vững: Nâng cao dự báo, giảm hao phí, tối ưu tài nguyên. (6) Nhân sự và văn hóa doanh nghiệp: Đầu tư đội ngũ tinh nhuệ, xây dựng tinh thần "Học hỏi hạnh phúc trọn đời". |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kêu gọi đầu tư Khu công nghiệp tại Khu kinh tế Chân Mây

Bền bỉ vượt khó, sản xuất ổn định, bảo vệ môi trường xanh

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

BSR khánh thành công trình Nhà lớp học tại Si Ma Cai

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1

SCG ra mắt tấm xi măng sợi Thế hệ mới Smartboard Ultra đạt chuẩn chứng nhận EPD quốc tế

CEO Vinamilk Mai Kiều Liên nhắn gửi người trẻ: "Thời gian còn dài, cơ hội còn nhiều"

Thắp sáng niềm tin - lan tỏa tinh thần đồng hành
