Tag

Thọ Xuân - Thanh Hóa: Loạt doanh nghiệp vi phạm về lĩnh vực môi trường, dấu hỏi trách nhiệm chính quyền địa phương?

Bạn đọc 14/08/2018 21:54
aa
TTTĐ - Trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa có nhiều doanh nghiệp ngang nhiên hoạt động khi chưa hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường. Điều lạ là, chính quyền địa phương từ cấp xã tới huyện đều không nắm được hồ sơ vi phạm để có biện pháp xử lý...

Thọ Xuân - Thanh Hóa: Loạt doanh nghiệp vi phạm về lĩnh vực môi trường, dấu hỏi trách nhiệm chính quyền địa phương?

Vừa qua, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có loạt bài phản ánh về tình trạng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngang nhiên hoạt động khi chưa hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục về lĩnh vực môi trường gây ô nhiễm, bức xúc cho người dân nhưng chính quyền các cấp địa phương lại không có biện pháp xử lý dứt điểm.

Cụ thể, Báo nhận được phản ánh của nhiều người dân xóm Đồi Sơn, xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân bức xúc về việc Nhà máy chế biến gỗ Lam Sơn của Công ty Cổ phần chế biến gỗ Lam Sơn tại xã Thọ Xương hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản hoạt động nhiều năm nay gây ô nhiễm môi trường do nước thải, bụi, tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương.

Chưa hoàn thiện hồ sơ về môi trường, Nhà máy chế biến gỗ Lam Sơn vẫn “ngang nhiên” hoạt động.
Chưa hoàn thiện hồ sơ về môi trường, Nhà máy chế biến gỗ Lam Sơn vẫn “ngang nhiên” hoạt động.

Theo người dân địa phương, trước đây khoảng vài năm trước, khi nhà máy chế biến gỗ của Công ty Cổ phần chế biến gỗ Lam Sơn mới đi vào hoạt động họ liên tục xả thải ra môi trường và đồng lúa của người dân, có những lúc bốc mùi hôi thối ảnh hưởng trực tiếp đến nuôi trồng của các hộ dân xung quanh. Gần đây, nhà máy chế biến gỗ đang được chuyển nhượng, ít hoạt động nên tình hình ô nhiễm đã giảm.

Theo ghi nhận của PV, nhà máy chế biễn gỗ Lam Sơn có diện tích đất khoảng hơn 1ha đất, hầu hết các sản phẩm của nhà máy đều được chế biến từ gỗ, công tác bảo vệ môi trường gần như không được đầu tư bài bản, không khép kín, hệ thống xử lý sơ sài, thiếu nhiều hạng mục theo quy định…

Để tìm hiểu công tác chấp hành pháp luật về môi trường của Công ty Cổ phần chế biến gỗ Lam Sơn, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã liên hệ với đại diện chính quyền xã Thọ Xương để tìm hiểu hồ sơ thì lãnh đạo xã này không cung cấp được với lý do cán bộ quản lý hồ sơ đi vắng. Trong khi đó, ông Lê Khắc Thắng - đại diện Nhà máy chế biến gỗ Lam Sơn xác nhận đến thời điểm hiện tại, các hồ sơ liên quan đến môi trường công ty vẫn chưa hoàn thiện.

Trang trại chăn nuôi bò thịt của Công ty CP giống và phát triển chăn nuôi Thọ Xuân xả thải khi chưa có giấy phép.
Trang trại chăn nuôi bò thịt của Công ty CP giống và phát triển chăn nuôi Thọ Xuân xả thải khi chưa có giấy phép.

Còn tại xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân cũng có một số doanh nghiệp chưa hoàn thiện thủ tục về môi trường nhưng vẫn hoạt động trong một thời gian dài, trong đó có thể kể tới trang trại chăn nuôi của Công ty CP giống và phát triển chăn nuôi Thọ Xuân.

Theo ghi nhận của PV, trang trại chăn nuôi của Công ty CP giống và phát triển chăn nuôi Thọ Xuân hiện tại có quy mô rất rộng, khoảng hơn 15ha đất, trong đó phần công trình trang trại cũng khá rộng. Đặc biệt, phía công ty cũng đang cho xây dựng công trình nhà xưởng dành để chế biến thức ăn.

Quan sát cho thấy, hiện tại, trang trại chủ yếu là nuôi bò để lấy thịt, xung quanh khu vực trang trại có mùi hôi thối. Bên cạnh đó, nước thải được công ty xả ra một bể nước ngay trong khuôn viên trang trại, cỏ mục um tùm.

Trao đổi với PV, ông Lê Ngọc Võ - Giám đốc Công ty CP giống và phát triển chăn nuôi Thọ Xuân thừa nhận đến thời điểm hiện tại, dự án trang trại của công ty vẫn chưa có giấy phép xả thải, giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Bãi rác khổng lồ tại xã Xuân Phú khiến người dân bức xúc.
Bãi rác khổng lồ tại xã Xuân Phú khiến người dân bức xúc.

Tương tự, tại xã Xuân Phú, người dân địa phương cũng rất bức xúc về việc xuất hiện bãi rác ''khủng'' bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Theo ghi nhận của PV, mặc dù bãi rác nằm sâu trong khu vực đồi núi xã Xuân Phú nhưng đến tận khu dân cư thôn Đồng Luồng và các thôn xung quanh, đường quốc lộ vẫn ngửi thấy mùi hôi thối, khó chịu.

Được biết, bãi rác này đang được quản lý bởi Công Ty TNHH nông nghiệp và môi trường Xuân Phú có địa chỉ tại thôn Đồng Luồng, xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân, công ty này chuyên thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải. Điều đáng nói, thừa nhận với PV, đại diện công ty cho biết hoạt động của bãi rác đã được sự đồng ý của huyện, không có bất cứ thủ tục gì về môi trường. Đặc biệt, công ty cũng chỉ là đơn vị thu gom rác thải tại nhiều nơi rồi đổ về bãi rác.

Để tìm hiểu trách nhiệm giám sát của chính quyền địa phương, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã nhiều lần liên hệ làm việc với Chủ tịch UBND xã Xuân Phú nhưng bất thành. Trong khi đó, ông Bùi Văn Hoàng - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Phú lại liên tục né tránh trả lời với lý do "mới về nhận nhiệm vụ", trong khi theo tìm hiểu của PV thì ông Hoàng này đã công tác vị trí Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Phú từ năm 2016.

Trụ sở HĐND, UBND huyện Thọ Xuân.
Trụ sở HĐND, UBND huyện Thọ Xuân.

Cũng để tìm hiểu trách nhiệm của UBND huyện Thọ Xuân trong việc giám sát, quản lý các hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô cũng đã liên hệ, trao đổi với đại diện UBND huyện Thọ Xuân.

Theo đó, trao đổi với PV, ông Lê Năng Dũng - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thọ Xuân cho biết, các hồ sơ thủ tục về môi trường của các doanh nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa quản lý chứ phía huyện không có. "Thẩm quyền đối với tổ chức doanh nghiệp là UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường. Chúng tôi chỉ phối hợp với Sở và chỉ có thẩm quyền đối với các hộ gia đình, cá nhân, các doanh nghiệp hoạt động không thuộc thẩm quyền quản lý của huyện", ông Dũng nói.

"Các anh có thể lấy giấy giới thiệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để xin hồ sơ. Thẩm quyền kiểm tra các doanh nghiệp là rất khó vì không phải huyện quản lý họ. Chúng tôi chỉ nắm được việc họ được tỉnh chấp thuận cho hoạt động, bây giờ hồ sơ phải có thanh tra hay kiểm tra gì đó thì Công ty họ mới cung cấp chứ cũng không thể yêu cầu họ cung cấp hồ sơ cho huyện được", ông Dũng nói thêm.

Như vậy, có thể thấy rằng trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn của chính quyền huyện Thọ Xuân còn chưa chặt chẽ. Thiết nghĩ, với trách nhiệm quản lý địa phương, UBND huyện Thọ Xuân và các cơ quan chuyên môn phải nắm được các hồ sơ, thủ tục liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để có cơ sở kiểm tra, giám sát, tránh việc để các doanh nghiệp lợi dụng hoạt động vi phạm pháp luật, gây bức xúc trong nhân dân (?!).

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Bài liên quan

Hậu Lộc - Thanh Hóa: Còn nhiều bất cập tại Cảng cá Hòa Lộc

Thanh Hóa: Chưa hoàn thiện hồ sơ về môi trường, Nhà máy chế biến gỗ Lam Sơn vẫn “ngang nhiên” hoạt động

Thọ Xuân - Thanh Hóa: Trang trại chăn nuôi xả thải ra môi trường khi chưa có giấy phép

Đọc thêm

Xử lý nghiêm các điểm trông xe "chặt chém" du khách Đường dây nóng

Xử lý nghiêm các điểm trông xe "chặt chém" du khách

TTTĐ - Chủ các điểm trông giữ xe trái phép thường tận dụng các khoảng vỉa hè, lòng đường để nhận trông giữ xe. Giá gửi xe máy ở các bãi xe tự phát này bị đội lên tới 30.000 đồng/lượt.
Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng Bạn đọc

Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành 2 văn bản thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Hải Dương: 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động đê điều Đường dây nóng

Hải Dương: 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động đê điều

TTTĐ - Không di dời vật liệu tập kết tại bãi sông Kinh Thầy (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) trong mùa mưa lũ, 3 doanh nghiệp bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động liên quan đến đê điều trong thời hạn 2 tháng.
Hàng loạt vấn đề dân sinh “nóng” được giải quyết kịp thời nhờ iHaNoi Đường dây nóng

Hàng loạt vấn đề dân sinh “nóng” được giải quyết kịp thời nhờ iHaNoi

TTTĐ - Các tiện ích thông minh liên quan đến những vấn đề "nóng" từ giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp… trên ứng dụng iHanoi - nền tảng “Công dân Thủ đô số”, đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.
Cưỡng chế thu hồi đất tại xã Duyên Thái đảm bảo an toàn Đường dây nóng

Cưỡng chế thu hồi đất tại xã Duyên Thái đảm bảo an toàn

TTTĐ - Sáng 23/9, huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất khu liền kề Duyên Thái I.
Tiếp tục thanh tra Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương Đường dây nóng

Tiếp tục thanh tra Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương

TTTĐ - Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định thanh tra đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 7 dự án, công trình.
Thông tin cải chính, xin lỗi Cải chính

Thông tin cải chính, xin lỗi

TTTĐ - Vào hồi 14 giờ 52 phút ngày 21/8/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng tải bải viết "Hải Phòng: Một vụ án hai kết quả xét xử?".
Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta Bạn đọc

Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta

TTTĐ - Rác thải, phế thải xây dựng gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại khu vực ở phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp Đường dây nóng

Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

TTTĐ - Hàng loạt nhà nuôi yến được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại thôn Thống Nhất, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) nhưng chính quyền địa phương chỉ phạt “có lệ” rồi mặc nhiên để công trình tiếp tục được xây dựng và tồn tại.
Phản hồi của Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng Cải chính

Phản hồi của Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô vừa nhận được Công văn số 828/TA-VP ngày 6/9/2024 của Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng về nội dung bài báo "Hải Phòng: Một vụ án hai kết quả xét xử?". Dưới đây là nội dung công văn.
Xem thêm